Phân tích mô hình SWOT của Mirinda, một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng của tập đoàn PepsiCo. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Mirinda.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Mirinda
Mirinda là một thương hiệu nước giải khát ban đầu được tạo ra ở Tây Ban Nha vào năm 1959 và hiện thuộc sở hữu của PepsiCo. Tên của nó xuất phát từ bản dịch của từ Esperanto nghĩa là “admirable” hoặc “amazing”.
Mirinda có sẵn trong các hương vị trái cây bao gồm cam, quýt, bưởi, táo, dâu tây, mâm xôi, dứa, lựu, chuối, chanh, vani, guarana, lê, dưa hấu và hương vị nho cũng như me. Hương vị cam của Mirinda đại diện cho phần lớn doanh số bán hàng của Mirinda trên toàn thế giới sau khi định vị lại thương hiệu đối với hương vị đó vào đầu những năm 1990.
Xem thêm: Tìm hiểu về thương hiệu Mirinda
2. Strengths (Điểm mạnh) của Mirinda
Phân tích mô hình SWOT của Mirinda bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Mirinda.
Nguồn lực mạnh từ tập đoàn mẹ PepsiCo:
- PepsiCo, Inc. là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và nước giải khát đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Harrison, New York. Hoạt động kinh doanh của PepsiCo bao gồm tất cả các sản phẩm trong thị trường thực phẩm và đồ uống. Tập đoàn giám sát việc sản xuất, phân phối và Marketing các sản phẩm của mình.
- PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất của Pepsi-Cola Company và Frito-Lay, Inc. Kể từ đó PepsiCo đã mở rộng từ sản phẩm cùng tên là Pepsi Cola sang một loạt các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống.
- Vụ mua lại lớn nhất và gần đây nhất là Pioneer Foods vào năm 2020 với giá 1.7 tỷ USD và trước đó là Quaker Oats Company vào năm 2001, công ty đã thêm thương hiệu Gatorade vào danh mục đầu tư của Pepsi và Tropicana Products vào năm 1998.
- Tính đến tháng 1 năm 2021, công ty sở hữu 23 thương hiệu có doanh số hơn 1 tỷ USD. PepsiCo có các hoạt động trên khắp thế giới và các sản phẩm của nó được phân phối tại hơn 200 quốc gia, đạt doanh thu ròng hàng năm hơn 70 tỷ USD. Dựa trên doanh thu thuần, lợi nhuận và vốn hóa thị trường, PepsiCo là doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống lớn thứ hai trên thế giới, sau Nestlé.
- Tập hợp sản phẩm của PepsiCo tính đến năm 2015 (dựa trên doanh thu ròng trên toàn thế giới) bao gồm 53% sản phẩm thực phẩm và 47% sản phẩm đồ uống. Trên toàn cầu, các dòng sản phẩm hiện tại của công ty bao gồm vài trăm thương hiệu, trong năm 2009 ước tính đã tạo ra khoảng 108 tỷ USD doanh thu bán lẻ tích lũy hàng năm.
- Tính đến năm 2015, 22 thương hiệu PepsiCo đã đạt được mốc trên 1 tỷ USD doanh thu hàng năm, bao gồm: Pepsi, Diet Pepsi, Mountain Dew, Lay’s, Gatorade, Tropicana, 7 Up, Doritos, Brisk, Quaker Foods, Cheetos, Mirinda, Ruffles, Aquafina, Naked, Kevita, Propel , Sobe, H2oh, Sabra, Starbucks, Pepsi Max, Tostitos, Sierra Mist, Fritos, Walkers và Bubly.
Hệ thống phân phối rộng khắp:
- Tại Việt Nam, Mirinda tận dụng hệ thống phân phối mạnh mẽ của liên doanh Suntory PepsiCo với việc triển khai 6 kênh phân phối chính.
- Traditional Trade: Triển khai thực hiện các mục tiêu Kinh doanh nhằm đem lại doanh thu và thúc đẩy lợi nhuận Kênh bán hàng Truyền thống (bao gồm: Chợ, Cửa hàng tạp hóa, Internet…) thông qua mạng lưới phân phối trên toàn quốc.
- Modern Trade: Triển khai thực hiện các mục tiêu Kinh doanh nhằm đem lại doanh thu và thúc đẩy lợi nhuận Kênh bán hàng hiện đại (bao gồm: Siêu thị, Đại siêu thị, Cửa hàng tiện lợi…).
- On-premise: Triển khai thực hiện các mục tiêu Kinh doanh nhằm đem lại doanh thu và thúc đẩy lợi nhuận Kênh Tiêu thụ tại chỗ (Nhà hàng, Khách sạn, Khu vui chơi giải trí, Dịch vụ vận chuyển/ hàng không, Dịch vụ suất ăn công nghiệp…)
- Category Development & Operations: Dựa trên insight người mua hàng, khách hàng, kênh bán hàng và ngành hàng để phát triển và thực thi các chiến lược, nhằm tối ưu hóa khả năng nhận diện thương hiệu, trưng bày và sự phát triển của ngành hàng. Đảm bảo các hoạt động thương mại được thực thi đúng và tuân thủ trên thị trường.
- Go To Market: Phát triển mạng lưới phân phối (mô hình phân phối, số lượng nhà phân phối,…) & hệ thống bán hàng để đảm bảo dịch vụ khách hàng cao nhất & hiệu quả về mặt chi phí.
- Sales Operations: Xây dựng và quản lý Hoạt động vận hành bán hàng, bao gồm: Dự báo nhu cầu, Dịch vụ khách hàng (Quản lý đặt hàng & COS); báo cáo, thiết lập mục tiêu & theo dõi hiệu suất bán hàng, phân tích & tư vấn giá.
Hoạt động Marketing mạnh mẽ:
- Các chiến dịch quảng cáo Mirinda đã được triển khai bởi các Agency sáng tạo chiến lược của PepsiCo, bao gồm BBDO và J. Walter Thompson.
- Mirinda có doanh số bán hàng tốt ở Ấn Độ. Nó sử dụng “Pagalpanti Bhi Zaruri Hai” (Madness is also needed) làm Tagline trong khi nữ diễn viên Ấn Độ Asin là đại sứ thương hiệu của Mirinda ở Ấn Độ. Nó cũng phát động chiến dịch “Mirinda Pagalpanti League” ở Ấn Độ để kết nối giới trẻ trên toàn quốc và chia sẻ những câu chuyện thú vị của họ trên quảng cáo truyền hình. Thương hiệu Fanta của The Coca-Cola Company là đối thủ cạnh tranh chính của Mirinda tại thị trường Ấn Độ. Các hương vị phổ biến nhất của Mirinda ở Ấn Độ bao gồm cam và chanh.
- Mirinda thường xuyên giới thiệu các phiên bản đặc biệt theo chủ đề phim ở châu Á. Những phiên bản gần đây bao gồm Batman (việt quất) và Superman (trái cây). Mirinda gần đây cũng đã tung ra một hương vị mới được gọi là Mirinda crème. Chúng có ba hương vị: xoài, mâm xôi và chanh xanh.
- Mirinda có một lịch sử lâu dài ở nhiều nước Ả Rập. Nó đã được bán từ cuối những năm 1970. Như ở nhiều quốc gia khác, Mirinda có nhiều hương vị khác nhau. Các quốc gia vùng Vịnh và Ai Cập là những thị trường lớn nhất của Mirinda.
- Mirinda cũng được bán ở Pháp trong các cửa hàng Ả Rập và cũng xuất hiện trong một số đại siêu thị lớn của Pháp như Carrefour, Auchan và Geant.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Mirinda
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Mirinda
Phân tích mô hình SWOT của Mirinda tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Mirinda.
Danh mục sản phẩm hạn chế:
- Mirinda thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, trong đó tập chung nghiên cứu và phát triển thêm những hương vị mới nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
- Tuy nhiên, các sản phẩm Mirinda hiện nay được cung cấp ra thị trường khá hạn chế, chủ yếu là 5 hương vị: Mirinda hương cam; Mirinda vị soda kem; Mirinda xá xị; Mirinda vị đá me, Mirinda soda kem việt quất.
Sản phẩm bị cho là gây nguy hại đến sức khỏe con người:
- Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo chỉ dẫn về cách ăn uống lành mạnh trong đó có nhiều điểm trái ngược với những gì mà hầu hết người Mỹ đang thực hiện.
- Một trong những thay đổi lớn nhất là giới hạn nghiêm ngặt về tỷ lệ lệ tiêu thụ đường mỗi ngày của người Mỹ. Các chỉ dẫn đưa ra những cảnh báo về những nguy cơ về thực phẩm nhiều đường và tư vấn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo mỗi ngày từ các sản phẩm được cho thêm đường.
- Hiện nay, 70% người Mỹ tiêu thụ các sản phẩm chứa đường nhiều hơn mức giới hạn đề ra, trong đó phần lớn là uống nước ngọt. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, khoảng một phần ba lượng calo hàng ngày của người Mỹ nhận được từ các sản phẩm bổ sung đường như từ soda và đồ uống có đường. Hai phần ba khác từ thực phẩm chế biến sẵn như snack, bánh ngọt, bánh mì và kem.
- Trong khi nhiều thực phẩm giàu đường tự nhiên, chẳng hạn như trái cây và sữa, cung cấp cho bạn với các chất dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh thì các loại đồ uống nhiều đường lại thiếu protein và chất xơ cần thiết để cân bằng tác động của đường. Kết quả là, đồ uống có đường như Coke hay Pepsi đang góp sức vào việc tăng cân của người tiêu dùng.
- Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này còn có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.
- Các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện chất gây ung thư trong Coca-Cola và Pepsi. Theo cảnh báo của trung tâm khoa học vì quyền lợi công chúng Mỹ (CSPI), thành phần của hai loại nước giải khát Coca – Cola và Pepsi đều chứa nồng độ cao chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE. Chất gây ung thư nói trên nằm trong caramel làm màu cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có thể gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột.
Bị lên án vì tác động tiêu cực đến môi trường:
- Pepsi đã nhiều lần bị các nhà môi trường chỉ trích vì các tác động tiêu cực đến môi trường trong chuỗi cung ứng của mình và các hoạt động phân phối như phá rừng liên quan đến dầu cọ và sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng tài nguyên nước và các tác động tiêu cực của bao bì – luôn là một trong những nguồn gây ô nhiễm nhựa hàng đầu trên toàn cầu.
- Tương tự, những người ủng hộ sức khỏe cộng đồng đã chỉ trích các dòng sản phẩm giàu calo, kém dinh dưỡng của Pepsi cùng với các nhà sản xuất đồ uống và đồ ăn nhẹ phổ biến khác. Đáp lại, PepsiCo đã cam kết giảm thiểu tác động của họ nhưng không công bố thông tin công khai về tiến độ đối với hầu hết các cam kết công khai của mình.
- Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé bị cáo buộc “không có tiến bộ” trong việc giảm rác thải nhựa. Ba nhà sản xuất này có lượng rác thải nhựa hàng đầu thế giới trong nhiều năm liền.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Pepsi
4. Opportunities (Cơ hội) của Mirinda
Phân tích mô hình SWOT của Mirinda tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Mirinda.
Tiềm năng thị trường giải khát:
- Với nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao trong khu vực (trung bình từ 6-8%/năm), Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho việc khởi nghiệp nước giải khát.
- Tại Việt Nam, ngành nước giải khát có những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc. Bình quân người Việt tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát tới hơn 23 lít/người/năm. Các doanh nghiệp nước giải khát giữ 85% tỷ lệ sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.
- Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam dự báo ngành đồ uống sẽ duy trì mức tăng 7% hàng năm. Trong khi đó, mức tăng trung bình của các nước như: Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2% mỗi năm.
- Qua việc nghiên cứu thị trường về nước giải khát có thể thấy mảng kinh doanh này đang rất tiềm năng. Đây là thời điểm thích hợp để thúc đẩy sản xuất và kinh doanh nước giải khát. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát nhưng các loại nước giải khát được ưa chuộng nhất là: Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà pha sẵn uống liền, nước hoa quả,…
Xu hướng tiêu dùng lành mạnh:
- NielsenIQ Việt Nam, cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có yếu tố sức khỏe tăng vượt trội. Trong đó, người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn những yếu tố tác động đến cuộc sống của họ.
- Khảo sát của Nielsen cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng tìm kiếm nhóm sản phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe; trong đó, có 39% người tiêu dùng khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) đã mua sản phẩm có yếu tố lành mạnh trong 2 năm qua, 32% sản phẩm lành mạnh có ghi nhãn, 29% sản phẩm có tính thư giãn; 26% sản phẩm có chế độ dinh dưỡng đặc biệt…
- Hiện nay, Việt Nam đang từng bước thay đổi và hướng đế thói quen sống xanh, sạch và lành mạnh hơn. Điển hình, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đẩy mạnh sử dụng nhựa tái chế, nguyên liệu bao bì tái chế, thay đổi hướng đến bền vững…
- Cuộc khảo sát 27.000 người tiêu dùng tại 27 thị trường do GlobeScan thực hiện với sự ủy quyền của Visa cho biết, có 47% người Việt Nam được hỏi đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình thế giới là 33%.
- Họ cũng tích cực tìm kiếm thông tin về các lối sống lành mạnh, thân thiện với môi trường nhiều hơn các nước khác. 82% cho biết đã tìm kiếm thông tin liên quan đến lối sống lành mạnh so với trung bình trên thế giới là 56%. Cùng với đó, 81% đã tìm kiếm thông tin về lối sống thân thiện với môi trường trong năm qua, trong khi trung bình trên thế giới là 47%.
- Không chỉ tìm kiếm, họ đang dần chủ động hơn trong việc trải nghiệm một lối sống lành mạnh và bền vững. 90% người được khảo sát cho biết đã có những thay đổi hướng đến lối sống thân thiện hơn với môi trường trong năm qua. Trong khi đó, 87% đã thay đổi lối sống để khỏe mạnh hơn và 84% đang cố gắng giúp đỡ người xung quanh nhiều hơn.
Thương mại điện tử phát triển:
- Khi mua sắm online qua tin nhắn mạng xã hội trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trong và sau đại dịch, tin nhắn trao đổi khi mua hàng (kinh doanh hội thoại) đang trở thành phương thức chính để người dùng tiếp cận, tìm hiểu thông tin, trải nghiệm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu. Thay vì gọi điện hoặc gửi email, khách hàng có xu hướng nhắn tin và mong nhận được phản hồi nhanh chóng.
- Đây là nhu cầu mới của người tiêu dùng; đồng thời là xu hướng mang tới nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mọi quy mô để kết nối phát triển kinh doanh online. Thống kê mỗi tuần có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu kết nối với doanh nghiệp qua các dịch vụ nhắn tin của Meta. Việc sử dụng tin nhắn hậu đại dịch tăng 40%.
- Một khảo sát 6.500 người tiêu dùng tại Việt Nam, Australia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) về kinh doanh hội thoại vừa được Meta kết hợp với Boston Consulting Group thực hiện đã cho thấy rõ những xu hướng này của người dùng và doanh nghiệp khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Với nhận định, kinh doanh hội thoại tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, báo cáo cho biết, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng tin nhắn kinh doanh hội thoại cao nhất trong số các thị trường được khảo sát.
- Theo đó, có tới 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp. Hậu đại dịch, gần hai phần năm người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp thường xuyên hơn. Có tới 39% người được khảo sát đã tăng tần suất sử dụng tin nhắn hội thoại sau đại dịch Covid- 19.
- Việc nhắn tin mua hàng hiện đang trở thành một phần của hành vi tiêu dùng thông thường. Khảo sát cho biết, ít nhất có 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần. Hành vi nhắn tin, kinh doanh hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Coca Cola
5. Threats (Thách thức) của Mirinda
Phân tích mô hình SWOT của Mirinda cuối cùng là Threats (Thách thức) của Mirinda.
Cạnh tranh mạnh mẽ:
- Với quy mô thị trường lên tới 2 tỷ USD/năm (tương đương 50.000 tỷ đồng/năm), mức tăng trưởng 5-6%, thị trường nước giải khát Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là miếng bánh ngon cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Năm 2001, thông qua hoạt động thâu tóm doanh nghiệp Việt, Coca Cola đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tương tự năm 2002 Pepsi Việt Nam cũng mua lại toàn bộ cổ phần của Liên doanh nước giải khát quốc tế (IBC). Thông qua hoạt động thâu tóm doanh nghiệp Việt tham gia liên doanh, hiện sản phẩm của Coca Cola chiếm lĩnh trên 41% thị phần, PepsiCo chiếm 22,7%.
- Thống kê của ngành Công thương có thấy, hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp(DN) hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Các mặt hàng giải khát cũng rất phong phú từ nước tinh khiết, nước giải khát có gas, nước hoa quả, trà/cafe uống liền, nước tăng lực… Theo Hiệp hội Bia rượu – Nước giải khát Việt Nam, bình quân một người Việt tiêu thụ trên 23 lít nước giải khát mỗi năm và tiếp tục tăng trong những năm tới.
- Trong khoảng gần 2 thập kỷ qua, thị trường nước giải khát Việt luôn xuất hiện những cuộc đua tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nếu doanh nghiệp ngoại thắng thế thế tuyệt đối trong mảng nước giải khát có gas, thì doanh nghiệp nội bằng việc tìm ra ngách sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.
- Theo một số liệu từ vtown.vn thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần nước giải khát Việt Nam. Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu thế, khi mà Trà mới là mặt hàng được ưu ái trong nước, chiếm đến 36,97% thị phần. Có thể thấy rõ lý do tại sao, Việt Nam là một quốc gia Á Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt. Nước tăng lực chiếm vị trí ngay sau với 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%.
- Có thể thấy với một thị trường nước giải khát gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát, cùng với đó là mức tăng trưởng ấn tượng qua từng năm ở lĩnh vực nước giải khát. Thì có thể thấy được, các thương hiệu đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt khi xu hướng hiện nay không tập trung quá vào thương hiệu, đây là mấu chốt để rất nhiều cái tên mới nổi lên, đôi khi là vượt mặt các tên tuổi có thâm niên khác.
- Chỉ cần một cú sảy chân nho nhỏ là có thể đánh sập uy tín thương hiệu đã mất nhiều năm gây dựng. Hãy thử nhìn vào trường hợp của Tân Hiệp Phát với sự kiện có ruồi trong sản phẩm, bắt nguồn từ một bài đăng trên Facebook, nó đã làm cho thương hiệu này lao đao trong một thời gian dài. Đến tận 2018, hãng mới có thể lấy lại danh tiếng như trước và giải quyết khủng hoảng một cách ổn thỏa.
- Do người tiêu dùng muốn có những dòng sản phẩm mới những khẩu vị lạ ngon hơn,những sự kết hợp đặc biệt tạo nên một loại thức uống mới. Vì vậy sự cạnh tranh càng tăng cao nên mới đây chẳng hạn, Tân Hiệp Phát đã cho ra loại nước tăng lực number 1 cola. PepsiCo thì tung ra loại nước uống sữa chua mà người ta gọi là sữa chua uống, từ cam thật nguyên chất.
- Những nhãn hàng thương hiệu khác lại cho ra thêm nước uống từ các loại cây nha đam, việt quất, nước yến…. Còn nữa, các hình thức kinh doanh nước hoa quả rau củ, nước ép, sâm, sữa làm tại nhà (handmade), các cơ sở nhỏ cùng hộ gia đình sản xuất cũng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Thách thức về môi trường:
- Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số “khổng lồ” 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng.
- Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm có khoảng 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.
- Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi.
- Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn do rác thải nhựa gây ra và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do thói quen tiêu dùng nhanh, sử dụng các vật liệu, đồ dùng bằng nhựa lớn, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường hàng ngàn tấn rác thải nhựa. Điều này dẫn đến việc chúng ta đang phải đối mặt với những tác hại của rác thải nhựa lớn hơn bao giờ hết
- Ngay trong chính môi trường, rác thải nhựa cũng gây ra vô số những rắc rối như: Khó phân hủy, gây cản trở quá trình phát triển của cây cối, thực vật; rác thải nhựa lẫn trong thức ăn của các loài động vật dẫn đến tình trạng động vật bị chết hoặc bị thương do ăn nhầm; rác thải trôi nổi trên các bề mặt nước gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước; v.v.
Theo nghiên cứu Chỉ số Nhà sản xuất chất thải nhựa, lượng rác thải nhựa khổng lồ của 20 công ty hàng đầu toàn cầu chiếm 55% trong số 130 triệu tấn rác nhựa dùng một lần vào năm 2019.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của IKEA
Brade Mar