Phân tích mô hình SWOT của Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Lazada.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Lazada
Lazada Việt Nam là một sàn giao dịch thương mại điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, sản phẩm thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao,.v.v. Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012.
Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Tập đoàn Lazada lại thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba
Lazada được điều hành bởi giám đốc kiêm nhà sáng lập người Đức Maximilian Bittner. Sau đó tập đoàn Alibaba của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma mua lại và hoàn tất thương vụ vào đầu năm 2015.
Năm 2013, Lazada Việt Nam khánh thành nhà kho đầu tiên tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau đó một trung tâm điều phối được mở tại Đông Nam Bộ trong năm 2014 nhằm phục vụ cho số lượng khách hàng tăng cao tại khu vực này.
Đến tháng 3 năm 2016, Lazada Việt Nam có 35 trung tâm điều phối và 1 đội ngũ vận chuyển Lazada Express (LEX) do chính công ty cung cấp nhằm hỗ trợ vận chuyển trực (FBL) cho nhà bán hàng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Tiki
2. Strengths (Điểm mạnh) của Lazada
Nguồn lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ Lazada Group:
- Lazada Group là một công ty thương mại điện tử quốc tế được thành lập bởi Maximilian Bittner với sự hỗ trợ của Rocket Internet vào năm 2012. Lazada Group là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á.
- Với sự hiện diện tại sáu quốc gia – Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – Lazada kết nối khu vực rộng lớn và đa dạng này thông qua khả năng công nghệ, hậu cần và thanh toán. Ngày nay, Lazada có sự lựa chọn lớn nhất về thương hiệu và người bán, và đến năm 2030, Lazada đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng.
- Năm 2016, Lazada trở thành lá cờ đầu trong khu vực của Tập đoàn Alibaba và được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng công nghệ tốt nhất của Alibaba.
- Vào tháng 8 năm 2018, Lazada là nhà điều hành thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á dựa trên số lượt truy cập web trung bình hàng tháng. Đ
- Vào tháng 9 năm 2019, Lazada group tuyên bố đây là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu ở Đông Nam Á với hơn 50 triệu người mua hàng hoạt động hàng năm.
Thị phần lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam:
- Theo Báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Metric, 4 cái tên nổi bật nhất đang chia nhau thị phần tại Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Các thông tin của Báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền tảng dữ liệu Big Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng, từ 11/2021-5/2022.
- Theo đó, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ. Lazada là sàn đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng 1/3 doanh số Shopee. Tiki và Sendo lần lượt chiếm vị trí số 3, 4 với thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.
- Như vậy, có thể thấy thị phần của Lazada chỉ thua Shopee và cách biệt rõ rệt so với các sàn Tiki và Sendo.
Giá trị thương hiệu lớn:
- Lazada Group đã cán mốc 21 tỷ USD cho tổng giá trị hàng hóa của tập đoàn trong năm 2021, sau khi mở rộng lượng người tiêu dùng hoạt động lên 1,8 lần, lên 130 triệu từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021. Kể từ khi đặt chân vào Việt Nam năm 2012, Lazada là một trong những đơn vị thương mại điện tử có doanh thu hàng đầu.
- Đầu năm 2021, trong lễ hội mua sắm mừng sinh nhật lần 9, diễn ra ba ngày (27-29/3/2021), Lazada ghi nhận doanh thu toàn sàn gấp hai lần lễ hội năm trước đó chỉ trong ngày đầu. Tổng số đơn hàng thanh toán trực tuyến cũng tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2020.
- Hay trong lễ hội mua sắm 6/6, nền tảng thương mại điện tử này tiếp tục ghi nhận sức mua tăng mạnh dù cả nước đối diện với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Cụ thể, tổng doanh thu và số người mua toàn sàn tăng gấp 3 lần, tổng số đơn hàng đặt trên LazMall tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
- Chưa kể, đại nhạc hội Lazada Supershow diễn ra vào tối 5/6/2021 thu hút 17 triệu lượt xem trên các nền tảng truyền thông. Trong đó, thị trường Việt Nam lập kỷ lục khi đạt gần 2 triệu lượt xem trên kênh Lazlive, cao nhất so với 6 nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Khi cả nước bước vào “bình thường mới”, người tiêu dùng tiếp tục chọn Lazada là điểm đến mua sắm khi nền tảng thương mại điện tử này ghi nhận doanh thu toàn sàn và số lượng đơn đặt hàng tăng gần 2 lần.
- “Chốt sổ” năm 2021 với lễ hội mua sắm 12/12, doanh thu toàn sàn và số lượng đơn đặt hàng trên Lazada tăng gấp 2 lần; số lượng nhà bán hàng tham gia sự kiện này cũng tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. “Đây là con số rất khả quan chứng tỏ sự quan tâm của người tiêu dùng với Lazada ngày càng tăng, đặc biệt trong mùa lễ hội mua sắm cuối năm”, đại diện Lazada Việt Nam chia sẻ.
- Lazada cũng là một trong những nền tảng thương mại điện tử có lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. Dữ liệu từ iPrice quý III cho thấy, từ quý II/2021, Lazada Việt Nam vươn lên hạng 2 về tổng lượt truy cập website trên tất cả sàn thương mại điện tử đa ngành. Nền tảng thương mại điện tử này đã dồn lực để phát triển hệ thống logistics, các chương trình ưu đãi, mua sắm kết hợp giải trí để gây tiếng vang và thu hút người dùng. Đến quý III/2021, Lazada Việt Nam có trung bình 21,4 triệu lượt truy cập website mỗi tháng.
Nỗ lực hoàn thiện hệ sinh thái thương mại điện tử:
- Hệ sinh thái của Lazada mang đến các giải pháp đáp ứng mọi nhu cầu của các thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng khi được xây dựng dựa trên 2 yếu tố trọng tâm là phát kiến công nghệ tiên tiến và hệ thống logistics hiện đại, vững chắc.
- Lazada cũng thiết lập tiêu chuẩn cho thương mại điện tử mới với mô hình 3-Easy: Easy to buy – Dễ dàng mua sắm; Easy to sell – Dễ dàng buôn bán; và Easy to deliver – Dễ dàng vận chuyển. Theo đó, sàn thương mại điện tử này mang đến những đề xuất tìm kiếm và giao diện mua sắm được cá nhân hoá theo sở thích và thói quen của người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng có thể dễ dàng và thuận tiện mua sắm hơn.
- Ở khía cạnh hỗ trợ nhà bán hàng, nền tảng này rút ngắn quy trình lên sàn, cùng loạt những giải pháp về quản lý kinh doanh bằng biểu đồ thời gian thực, giải pháp marketing sản phẩm… Với hoạt động vận chuyển, Lazada tối ưu hoá quy trình, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giao hàng không tiếp xúc để hạn chế rủi ro cho người mua lẫn người bán.
- Bên cạnh đó, Lazada còn dồn lực đầu tư xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững thông qua công nghệ và logistics, dựa trên nền tảng giá trị cốt lõi “Customer First – Khách hàng là ưu tiên hàng đầu”.
- Hệ thống logistics chính là điểm sáng của Lazada trên thị trường thương mại điện tử. Đây cũng là một trong những ưu tiên trong chiến lược phát triển của Lazada để đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm mua sắm tối ưu nhất. Nền tảng thương mại điện tử này đã xây dựng một hệ thống logistics vững chắc của riêng mình, có khả năng tự vận chuyển hơn 80% lượng đơn hàng của Lazada trên thị trường.
- Thêm vào đó, Lazada phát triển dịch vụ giao vận đa kênh (MCL) – xử lý đơn hàng toàn diện giúp các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các thương hiệu hoàn thiện khâu giao vận logistics một cách thông suốt. Theo đó, dù người tiêu dùng đặt mua hàng trên Lazada hay bất cứ nền tảng thương mại điện tử nào, Lazada Logistics cũng sẽ tiếp nhận và giao tất cả các đơn hàng.
- Nhờ vậy, hoạt động giao hàng của nền tảng thương mại điện tử này diễn ra thông suốt, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh giai đoạn cao điểm của làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Và người giao hàng (shipper) của Lazada chính là những người đầu tiên giao vận trên đường phố ngay sau khi TPHCM nới lỏng lệnh giãn cách xã hội.
Nâng cao trải nghiệm người dùng trên ứng dụng mua hàng:
- Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển của thương mại điện tử đã rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng với doanh nghiệp thông qua chạm (touch) hay click chuột. Việc giữ chân khách hàng, gia tăng giá trị trải nghiệm trở thành ưu tiên với nhiều doanh nghiệp và Lazada cũng không ngoại lệ.
- Dựa trên nguồn dữ liệu lớn từ hàng chục triệu người dùng, đội ngũ của Lazada có thể phân tích, thấu hiểu tâm lý, nhu cầu, hành vi của khách hàng, từ đó thiết kế chương trình, đề nghị tìm kiếm và đề nghị sản phẩm phù hợp. Tại Lazada, người dùng còn có thể chơi game, xem livestream, tương tác với người nổi tiếng đồng thời vẫn có thể mua sắm, săn ưu đãi và bỏ hàng vào giỏ cùng lúc.
- Nền tảng này tiên phong triển khai mô hình “shoppertainment”, tức là mua sắm kết hợp giải trí nhằm đáp ứng và nâng cao trải nghiệm của người dùng. Ngày càng nhiều người dùng mong chờ những đêm đại nhạc hội của Lazada với cả triệu người theo dõi cùng lúc.
- Về phía nhà bán hàng, Lazada đã linh hoạt ứng dụng AI góp phần tạo nên hành trình tối ưu với mỗi khách hàng, từ khi mới có nhu cầu mua sắm cho đến lúc hoàn tất đơn hàng, dựa trên từng thói quen, sở thích… của mỗi người. Tại Lazada, dựa trên số liệu thu thập và phân tích bởi công cụ tích hợp AI, nhà bán hàng có thể ghi nhận những ưu đãi phù hợp dựa theo độ tuổi, giới tính, khu vực, việc làm…
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Shopee
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Lazada
Tung giá ảo trong các chiến dịch giảm giá 20-50%, đội giá chiết khấu tạo ấn tượng xấu với khách hàng:
- Một vấn đề luôn tồn tại trong mỗi thương vụ mua bán dù nhỏ hay lớn đấy là: Người mua hàng luôn muốn mua sản phẩm của mình với chất lượng cao nhất, mức giá thấp nhất và tận hưởng ưu đãi tốt nhất. Người bán hàng muốn bán sản phẩm của mình nhanh nhất và phải thu được lợi nhuận cao nhất.
- Giảm giá ảo là câu chuyện xảy ra trên Lazada đã khá lâu. Có những sản phẩm được giảm đến 45-50% nhưng giá sau khi giảm cũng chỉ tương đương hoặc giảm một chút so với các nơi bán khác trên thị trường.
- Đối với những người mua hàng, khi gặp phải trường hợp này sẽ cảm thấy khá khó chịu. Tuy nhiên lại có rất nhiều khách hàng sẽ không quá bực tức về vấn đề này. Vì họ hiểu đây thực ra chỉ là chiêu Marketing trong bán hàng. Vì không chỉ riêng Lazada, mà hầu như tất cả các trang bán hàng trực tuyến khác như Tiki, Shopee, Adayroi… cũng áp dụng cách thức Marketing về giá giống như vậy.
Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán:
- Các chương trình khuyến mãi, giờ vàng, flash deal với “giá sốc” liên tục được Lazada mở ra, bất kể ngày lễ hay ngày thường. Họ thu hút người dùng và các shop tham gia các chương trình như vậy, nên có những trường hợp shop hết hàng và khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt hàng. Lazada không có quy định rõ ràng về vấn đề này, vậy nên dù không thể kết luận Lazada lừa đảo, nhưng đây cũng chính là điểm trừ của sàn thương mại điện tử này.
- Hoàn trả hàng hoặc đổi hàng mất phí vận chuyển
- Tổng đài không có tác dụng nhiều do sự tương tác chủ yếu tới từ người mua và người bán.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Alibaba
4. Opportunities (Cơ hội) của Lazada
Thị trường TMĐT Việt Nam tiềm năng:
- Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số.
- Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô TMĐT hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
- Trong bối cảnh COVID-19, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số.
- Trong khi bán lẻ toàn cầu giảm do COVID-19 thì bán lẻ qua TMĐT lại tăng. Các con số thống kê và dự báo từ năm 2019 đến 2024 cho thấy TMĐT xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Tổng doanh số bán lẻ tăng bình quân hàng năm tăng 3,8%; tăng trưởng doanh số bán lẻ qua TMĐT tăng 15%; tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số bán lẻ tăng 23,4%.
Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng mạnh:
- Kể từ năm 2018, giao dịch mua sắm trực tuyến đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, đến năm 2020, hình thức mua sắm này lại tăng trưởng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Các kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), kế đến là mạng xã hội. Chính những tiện ích vốn có của TMĐT đã nhanh chóng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển thuận lợi.
- Cụ thể, việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet sẽ nhanh chóng và chi phí thấp hơn khá nhiều. Việc sử dụng internet cũng sẽ giúp người tiêu dùng có thể khám phá ra nhiều loại hàng hoá hơn đồng thời tìm kiếm được những loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với bản thân hơn. Trong khi đó, mua sắm truyền thống lại gặp nhiều khó khăn ở chi phí và tốn khá nhiều thời gian.
- Bên cạnh đó, khả năng tương tác với khách hàng thông qua việc mua sắm trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với hình thức mua sắm truyền thống.
Ngành TMĐT thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển:
- Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm:
- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử;
- Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
- Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT) với chức năng quản lý nhà nước về TMĐT tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp trong tâm để đạt được các mục tiêu nêu trên, tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong TMĐT và thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia và phát triển thị trường TMĐT cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lifebuoy
5. Threats (Thách thức) của Lazada
Thị trường TMĐT cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là với Shopee:
- Theo báo cáo mới nhất của iPrice về bản đồ thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam, trong quý 1/2021, lượng truy cập của Shopee tiếp tục dẫn đầu và bỏ rất xa các đối thủ còn lại. Shopee hiện là một đối thủ đầu ngành.
- Cụ thể, con số của Shopee đạt 63,7 triệu lượt truy cập. Đứng thứ 2 vẫn là Thế giới Di động với 29,3 triệu lượt truy cập. Trong khi Tiki đạt 19 triệu và Lazada đạt 18 triệu lượt truy cập. Như vậy, lượng truy cập của Shopee cao gấp 2 lần Thế giới Di động, thậm chí gấp hơn 3 lần so với Tiki và Lazada.
- Được biết, đây là quý đứng đầu thứ 11 liên tiếp của Shopee, kể từ sau khi vượt qua Lazada hồi quý 3/2018. Trong đó, từ quý 4/2019 đến nay, Shopee vẫn liên tục đi lên cho dù các đối thủ sa sút. Riêng quý 1 năm 2021, cả 4 sàn TMĐT lớn gồm Shopee, Tiki, Lazada và Sendo đều bị giảm truy cập so với quý 4/2020.
- Được biết, Shopee là nền tảng thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore. Ngay từ đầu, Shopee đã hướng đến mức phí thấp, đồng thời thu hút người dùng bởi việc giao hàng miễn phí. Thời gian gần đây, Shopee còn có xu hướng tăng cường chi quảng cáo thông qua các KOL để thu hút người dùng.
- Về phía công ty mẹ, thông qua việc kích hoạt các hoạt động hợp tác cũng như M&A, Sea đang có giá trị vào khoảng 100 tỷ USD, đặt tham vọng sẽ “vẽ” lại bức tranh toàn ngành từ năm 2021.
- Được hỗ trợ bởi dòng tiền lớn từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, Sea mở rộng đầu tư mạnh vào TMĐT và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Từ tháng 7 – 9/2020, doanh thu TMĐT của Sea (tại Việt Nam và các quốc gia khác) tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 618 triệu USD. Tương ứng, lỗ hoạt động cũng tăng từ 277 triệu USD lên 338 triệu USD do tăng trường đầu tư cho chiến dịch tranh giành thị phần.
Các gian hàng và sản phẩm còn nhiều vi phạm về bản quyền:
- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương về việc tăng cường các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có công văn yêu cầu các sàn hỗ trợ ưu tiên hiển thị các sản phẩm phòng dịch và nhu yếu phẩm để người dân dễ tiếp cận và mua sắm; thường xuyên kiểm tra, rà soát việc niêm yết giá nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm, gian hàng vi phạm và các hành vi gian lận như nâng giá bán, nâng giá vận chuyển…; thông báo công khai để người bán, người mua được biết về các biện pháp xử lý và chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm.
- Theo đó, các Sàn Thương mại điện tử như: Sendo.vn, Shopee.vn, Chotot.com, Lazada.vn, Tiki.vn… đang tích cực phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thường xuyên rà soát và thông báo tới người bán về việc không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch gây mất ổn định thị trường.
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, tính đến ngày 16/3/2020, các sàn thương mại điện tử đã xử lý tổng cộng khoảng 11.450 gian hàng và khoảng 26.400 sản phẩm vi phạm.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của khách sạn Intercontinental
Brade Mar