Phân tích mô hình SWOT của Shopee

Phân tích mô hình SWOT của Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử tế lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Shopee.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Shopee

Shopee là một công ty công nghệ đa quốc gia của Singapore chuyên về thương mại điện tử. Là một công ty con của Sea Ltd, Shopee được ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2015, và sau đó mở rộng phạm vi ra nước ngoài.

Tính đến năm 2021, Shopee được nhiều người coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á với 343 triệu khách truy cập hàng tháng và công ty cũng phục vụ người tiêu dùng và người bán tại một số quốc gia trên khắp Đông Á (Đài Loan), Mỹ Latinh và Châu u (Ba Lan).

Vào tháng 02/2015, Shopee ra mắt tại Singapore. Nền tảng này đã ra mắt một trang Web để cạnh tranh với các công ty thương mại điện tử khác như Coupang, Lazada, TokopediaAliExpress. Để tạo sự khác biệt, Shopee cung cấp bảo mật mua sắm trực tuyến thông qua dịch vụ ký quỹ của riêng mình có tên là Shopee Guarantee, có thể được sử dụng để giữ lại các khoản thanh toán từ người bán cho đến khi người mua nhận được đơn đặt hàng của họ.

Ngày 3/9/2019, Shopee chính thức khai trương trụ sở khu vực sáu tầng tại Công viên Khoa học Singapore. Tòa nhà mới trải dài 244,000 feet vuông (22,700 m2), có thể chứa 3,000 nhân viên và lớn hơn sáu lần so với trụ sở trước đây của Shopee tại Tòa nhà Ascent. Tòa nhà đã được WeWork cho thuê trước khi nó được chuyển giao cho Shopee.

Bạn đã biết tổng quan về Shopee. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Shopee.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của TH True Milk

Tính đến năm 2021, Shopee được nhiều người coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á
Tính đến năm 2021, Shopee được nhiều người coi là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất ở Đông Nam Á

2. Strengths (Điểm mạnh) của Shopee

Phân tích mô hình SWOT của Shopee bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Shopee.

Nguồn lực tài chính lớn mạnh và chiếm thị phần cao trong thị trường thương mại điện tử:

  • Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena) – startup giá trị nhất, tập đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á.
  • Tập đoàn này được “chống lưng” bởi Tencent (gã khổng lồ Trung Quốc nắm giữ khoảng 40% cổ phần của SEA), ngoài ra SEA còn nhận được đầu tư từ các quỹ Pension Plan của Malaysia và nhiều tỷ phú châu Á khác như GDP Ventures – điều hành bởi con trai của người giàu nhất Indonesia; JG Summit Holdings Inc – thành lập bởi một tỷ phú Philippines.
  • Tại Việt Nam, Shopee gia nhập thị trường năm 2016 và đã có bước tăng trưởng thần tốc khi vươn lên vị trí thứ ba thị trường vào đầu năm 2018 và hiện dẫn đầu về lượng truy cập.

Có nhiều chính sách ưu đãi, cách thức hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng:

  • Tích hợp nhiều tiện ích qua App: Ngoài mua sắm hàng hóa, Shopee còn tích hợp nạp thẻ, dịch vụ. Người dùng có thể nạp điện thoại, mua data, thanh toán hóa đơn điện nước, vay tiêu dùng… Đặc biệt khi thanh toán bằng ví Airpay nhận được nhiều ưu đãi.
  • Có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển: Có sự khởi đầu muộn hơn so với Lazada, Shopee dành nhiều tiền cho quảng cáo nhưng vẫn tìm cách thu hút khách hàng thông qua các chiến dịch khuyến mãi và giảm giá. Dựa trên báo cáo tài chính của Shopee trong những năm đầu tiên, 90% chi tiêu cho Marketing được sử dụng cho các chiến dịch này. Thông qua ưu đãi miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người bán, Shopee thu hút một lượng đáng kể người mua hàng trực tuyến tìm đến họ từ các nền tảng khác nhau.
  • Shopee hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho các nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh,1-4 ngày với đơn nội thành. Đây là điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Shopee.

Các sản phẩm trên Shopee đa dạng và phong phú về chất lượng và giá cả:

  • “Gì cũng có, mua hết ở Shopee”: được ví như “khu chợ online” người tiêu dùng có thể mua được hầu hết những gì bạn muốn tại đây (tất nhiên là trừ những sản phẩm quá đặc thù mà bạn phải mua trực tiếp từ nhà phân phối), từ đồ gia dụng, đồ điện, hóa mỹ phẩm, đồ ăn,…
  • Hàng hóa trên Shopee được chia thành 2 loại Hàng hóa do các shop nhỏ lẻ cung cấp: giá cả cạnh tranh. Hàng hóa từ Shopee Mall: hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng của các thương hiệu tin cậy mở gian hàng bán trên Shopee. Các thương hiệu đã được kiểm chứng.
Phân tích mô hình SWOT của Shopee - Các sản phẩm trên Shopee đa dạng và phong phú về chất lượng và giá cả
Phân tích mô hình SWOT của Shopee – Các sản phẩm trên Shopee đa dạng và phong phú về chất lượng và giá cả

Xây dựng được cộng đồng người bán và người mua rộng khắp:

  • Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng và nhanh chóng: Mô hình C2C (Customer to Customer), Shopee đã có thể xây dựng một mạng lưới không giới hạn về người mua và người bán khổng lồ mà không có bất kỳ mối lo ngại nào về hàng tồn kho. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành người bán hàng trên Shopee và sử dụng các dịch vụ hậu cần của mình.
  • Có các chính sách bảo vệ người bán và người mua: Khách hàng có thể tương tác trực tiếp với người bán hàng nhờ tính năng chat trực tiếp hoặc bình luận. Chính sách đổi trả, ràng buộc nhà bán hàng rõ ràng.

Đầu tư mạnh cho Marketing, truyền thông:

  • Sử dụng tầm ảnh hưởng và sức hút của những người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu đang là chiến lược marketing cực kỳ thông minh khi được nhiều thương hiệu lớn áp dụng thành công. Và Shopee cũng không đứng ngoài cuộc.
  • Sàn TMĐT này đã không ngại bỏ ra một số tiền cực lớn để mời được nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí cả trong và ngoài nước như: Sơn tùng MTP, Bảo Anh hay thậm trí là cả BLACKPINK, NCT nhóm nhạc nổi tiếng ở Hàn Quốc để làm gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu.
  • Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức Marketing chỉ tính trên hiệu quả, trong đó doanh nghiệp (tức Advertiser) chỉ trả hoa hồng cho các đối tác thuộc mạng lưới tiếp thị liên kết (Publisher) khi có đơn hàng hoặc chuyển đổi thành công.
  • Hình thức này hiện khá phổ biến, nó giúp thu hút những KOL tham gia vào việc quảng bá sản phẩm để nhận hoa hồng, từ đó tăng thông tin tiếp cận đến khách hàng.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Coca Cola

 

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Shopee

Phân tích mô hình SWOT của Shopee tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Shopee.

Chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chất lượng sản phẩm: Trừ Shopee mall, Shopee vẫn chưa quản lý được vấn đề bán phá giá và chưa kiểm soát chất lượng của tất cả các sản phẩm nên có thể gây hoang mang cho khách hàng và ảnh hưởng đến các gian hàng chính hãng khác.

Mức độ cạnh tranh quá cao: Shopee là một sàn giao dịch năng động với sự tham gia của hàng nghìn cửa hàng khác nhau. Nhưng đây cũng là một điểm yếu khi tham gia vào Shopee. Có quá nhiều người bán hoạt động trên Shopee gây ra sự cạnh tranh không hề nhỏ đối với mỗi cửa hàng.

Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán:

  • Các chương trình khuyến mãi, giờ vàng, flash deal với “giá sốc” liên tục được Shopee mở ra, bất kể ngày lễ hay ngày thường. Họ thu hút người dùng và các shop tham gia các chương trình như vậy, nên có những trường hợp shop hết hàng và khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt hàng. Shopee không có quy định rõ ràng về vấn đề này, vậy nên dù không thể kết luận Shopee lừa đảo, nhưng đây cũng chính là điểm trừ của sàn thương mại điện tử này.
  • Hoàn trả hàng hoặc đổi hàng mất phí vận chuyển
  • Tổng đài không có tác dụng nhiều do sự tương tác chủ yếu tới từ người mua và người bán.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

Phân tích mô hình SWOT của Shopee - Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán
Phân tích mô hình SWOT của Shopee – Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán

4. Opportunities (Cơ hội) của Shopee

Phân tích mô hình SWOT của Shopee tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Shopee.

Xu hướng mua hàng online tăng nhanh:

  • Shopee tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Covid-19. Kết thúc quý 3/2020, Shopee có 62 triệu lượt truy cập hàng tháng, tăng 80% so với cùng kỳ. Shopee đang vượt khá xa các đối thủ Việt Nam, khi xếp sau là Thế Giới Di Động với 29 triệu người truy cập website hàng tháng. Tiki và Lazada lần lượt là 22 triệu và 20 triệu, theo iPrice.
  • Với dân số hơn 98 triệu người cùng lượng người dùng smartphone tăng nhanh, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn đối với các công ty thương mại điện tử như Shopee.

Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao:

  • Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2021, mức thời gian online của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2 giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3.5 giờ mỗi ngày. Với việc con người sẽ ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động hàng ngày, thì việc mua sắm, hay bán hàng cũng dần chuyển qua hình thức online, qua các sàn thương mại điện tử.
  • Hiện tại, dịch bệnh Covid đang khá phức tạp, việc ra ngoài mua sắm bị hạn chế, tuy nhiên người tiêu dùng có nhiều thời gian hơn để online, tìm hiểu về các mặt hàng trên sàn TMĐT, họ mất ít thời gian di chuyển để mua hàng, có thể mua được mặt hàng tương tự như mua ngoài các cửa hàng truyền thống với giá rẻ hơn và an toàn hơn.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam nhanh top đầu thế giới:

  • Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm (cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản). Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.
  • Thương mại điện tử đang thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển.
  • Shopee nhận được sự tín nhiệm, cộng hưởng lớn từ Google, Facebook.

Tiềm năng từ Shopee Mall đem lại: Shopee Mall như một giải pháp hoàn hảo dành cho người tiêu dùng khi cần mua hàng tại Shopee, đây là một gian hàng đặc biệt bởi các sản phẩm đều là hàng chính hãng và có chất lượng với hơn 20 ngành hàng từ các thương hiệu nổi tiếng đã đem lại tiềm năng kinh doanh lớn cho Shopee và đã thu về lợi nhuận nhất định.

Xem thêm: Route To Market là gì? Quy trình 3 giai đoạn triển khai Route To Market

Phân tích mô hình SWOT của Shopee - Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam nhanh top đầu thế giới
Phân tích mô hình SWOT của Shopee – Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam nhanh top đầu thế giới

5. Threats (Thách thức) của Shopee

Phân tích mô hình SWOT của Shopee cuối cùng là Threats (Thách thức) của Shopee.

Đối thủ cạnh tranh:

  • Thị trường thương mại điện tử là một thị trường khá mới mẻ và còn khá non trẻ tại Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này lại khá đông đúc.
  • Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử hiện nay, sự cạnh tranh giữa Shopee (Tập đoàn SEA) với các đối thủ nặng ký khác như Lazada (Tập đoàn Alibaba), Tiki, Sendo (Tập đoàn FPT)… đang diễn ra rất khốc liệt. Tất cả đều đua nhau đầu tư mở rộng kho bãi, đi kèm nhiều chiến dịch marketing khác nhau với nhiều phương thức thanh toán và chính sách hỗ trợ người bán, người mua nhằm thu hút các khách hàng và doanh nghiệp.

Vấn đề hậu cần:

  • Một trong những trở ngại chính đối với lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam đó là vấn đề hậu cần, đặc biệt là khi giao hàng.
  • Chỉ có 34% dân số Việt Nam đang sinh sống ở khu vực thành thị, điều đó có nghĩa là sẽ có một lượng lớn các đơn hàng được giao đến cho các khách hàng ở những khu vực xa xôi và phân tán.

Xem thêm: Flagship Store là gì? Ví dụ về Flagship Store của Apple

Phân tích mô hình SWOT của Shopee - Thị trường thương mại điện tử cạnh tranh gay gắt
Phân tích mô hình SWOT của Shopee – Thị trường thương mại điện tử cạnh tranh gay gắt

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing