Chiến lược Marketing không phân biệt là gì? Ví dụ về Marketing không phân biệt

Chiến lược Marketing không phân biệt (Undifferentiated Marketing) là một chiến lược dùng để lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Vậy Marketing không phân biệt là gì, nó có ưu nhược điểm gì và khác gì so với Marketing phân biệt (Differentiated Marketing)?

Chiến lược Marketing không phân biệt là gì
Chiến lược Marketing không phân biệt là gì

1. Chiến lược Marketing không phân biệt là gì?

Nói một cách dễ hiểu, chiến lược Marketing không phân biệt (Undifferentiated Marketing), hay còn được gọi là Marketing đại chúng (Mass Marketing), là chiến lược Marketing nhằm mục đích phục vụ toàn bộ thị trường với các chương trình Marketing hướng tới đại đa số khách mua.

Chiến lược Marketing không phân biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn với chi phí trên đầu người thấp hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. Trong trường hợp này, các công ty không tập trung vào nhu cầu của từng nhóm khách hàng riêng biệt mà tập trung vào điểm tương đồng của một nhóm đại chúng lớn.

Xem thêm: Mô hình chiến lược STP trong Marketing

Chiến lược Marketing không phân biệt (Undifferentiated Marketing) còn được gọi là Marketing đại chúng (Mass Marketing)
Chiến lược Marketing không phân biệt (Undifferentiated Marketing) còn được gọi là Marketing đại chúng (Mass Marketing)

2. Ưu nhược điểm của chiến lược Marketing không phân biệt

Các công ty chọn chiến lược Marketing không phân biệt khi khó xác định phân khúc khách hàng mục tiêu của họ (Target Segment) hoặc khi các phân khúc mục tiêu dần bị chuyển đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của chiến lược Marketing không phân biệt.

Ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt:

  • Tiết kiệm chi phí về lâu dài
  • Không cần thay đổi liên tục các thông điệp truyền thông
  • Phạm vi tiếp cận lớn hơn
  • Không cần nghiên cứu thị trường một cách quá chuyên sâu
  • Cải thiện nhận diện thương hiệu mạnh mẽ

Nhược điểm của chiến lược Marketing không phân biệt:

  • Những thay đổi trong môi trường kinh doanh có thể được kích hoạt bởi những thay đổi về giá cả, sở thích của người tiêu dùng hoặc lạm phát
  • Không mang lại nhiều khách hàng trung thành
  • Bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhỏ hơn trong thị trường đại chúng nhắm đến

Xem thêm: Tháp Maslow trong Marketing là gì? Ví dụ về tháp nhu cầu Maslow

Chiến lược Marketing không phân biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn với chi phí trên đầu người thấp hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ
Chiến lược Marketing không phân biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn với chi phí trên đầu người thấp hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ

3. Khác nhau giữa chiến lược Marketing không phân biệt và Marketing phân biệt

Chiến lược Marketing không phân biệt (Undifferentiated Marketing):

  • Chiến lược này thường được sử dụng bởi các công ty sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, nhắm tới đại đa số người tiêu dùng. Các chiến dịch Marketing không yêu cầu nghiên cứu quá chuyên sâu về nhu cầu và sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Chiến lược này nhằm mục đích gây ảnh hưởng diện rộng và tiếp cận càng nhiều người càng tốt. Để đạt được mục tiêu này, các Marketers thường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như đài phát thanh, TV và báo chí làm kênh truyền thông chính. Bằng cách này, công ty sẽ giới thiệu sản phẩm tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
  • Cách tiếp cận này có ý nghĩa nhất đối với các mặt hàng được tiêu thụ rộng rãi như xăng, nước ngọt, các sản phẩm từ sữa, bánh mì, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, v.v. Các công ty bán các loại sản phẩm này phải luôn theo dõi các giá trị, thái độ và hành vi của khách hàng vì chúng sẽ không ngừng thay đổi.

Chiến lược Marketing phân biệt (Differentiated Marketing):

  • Với chiến lược này, các doanh nghiệp có thể thu hút một số phân khúc khách hàng và nhóm khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng các thông điệp riêng biệt cho mỗi phân khúc. Không giống như Marketing không phân biệt, Marketing phân biệt cho phép công ty phát triển các cách tiếp cận riêng biệt để tiếp cận các đối tượng khác nhau.
  • Nhiều doanh nghiệp thích loại hình Marketing này trong vì một số lý do: Cho phép công ty đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng; giúp tiếp cận các đối tượng khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau; cung cấp phân bổ nguồn lực hiệu quả; cung cấp một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ; cho phép phản hồi nhanh chóng với những thay đổi phía khán giả mục tiêu; giúp tạo ra một kênh phân phối hiệu quả.
  • Hãy lấy ví dụ về hãng xe điện Tesla. Công ty xe điện này trước tiên nhắm đến phân khúc khách hàng trong lĩnh vực xa xỉ. Những chiếc xe thân thiện với môi trường của họ có một số tính năng khiến chúng khác biệt so với những chiếc xe khác, trong số đó có cập nhật phần mềm thường xuyên, tính năng tự lái, tấm pin mặt trời, v.v.

Xem thêm: Chiến lược Marketing phân biệt là gì? Ví dụ về Marketing phân biệt

Thị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp xác định và tập trung mọi nỗ lực để đáp ứng
Khác nhau giữa chiến lược Marketing không phân biệt, Marketing phân biệt và Marketing tập trung

4. Ví dụ về Marketing không phân biệt

4.1 Petrolimex

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Petroleum Group, viết tắt là Petrolimex được thành lập ngày 01/12/2011, tiền thân là Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, trước đó là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định của Bộ Thương nghiệp, sau được thành lập lại theo Quyết định 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Việt Nam. Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước.

Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

  • Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
  • Các sản phẩm hóa dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác.
  • Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu.
  • Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng.
  • Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch.
  • Bảo hiểm.
  • Bất động sản.
  • Vận tải.
  • Hóa chất.
  • Khí hóa lỏng.
  • Xuất nhập khẩu tổng hợp.
  • Cơ khí.
  • Tin học viễn thông & tự động hóa.

Do là mặt hàng được phân phối hạn chế dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước, vì vậy các sản phẩm xăng, dầu của Petrolimex có thể coi là thị trường độc quyền. Trong thị trường này, các sản phẩm gần như phục vụ mọi đối tượng khách hàng mục tiêu có nhu cầu.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Petrolimex

 

4.2 Coca Cola

Tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới được thành lập vào năm 1892, Coca-Cola sử dụng chiến lược Marketing đại chúng. Công ty đã giới thiệu một loại sản phẩm vị Cola cho thị trường đại chúng, một loại nước ngọt có ga hàng đầu thế giới.

Thương hiệu đã và đang tiếp tục làm rất nhiều để quảng bá sản phẩm của mình đến một số lượng lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới, những người đã sẵn sàng mua thức uống nổi tiếng này. Trong những năm qua, sản phẩm đã thay đổi diện mạo nhãn, hình dạng chai, mùi thơm và hương vị và vẫn tiếp tục bán được với số lượng kỷ lục.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Coca Cola

Coca-Cola là thương hiệu được nhiều người trên thế giới yêu mến, không chỉ bởi những thức uống mang hương vị đặc biệt của họ mà còn bởi những chiến dịch Marketing tràn đầy cảm
Coca-Cola là thương hiệu được nhiều người trên thế giới yêu mến, không chỉ bởi những thức uống mang hương vị đặc biệt của họ mà còn bởi những chiến dịch Marketing tràn đầy cảm xúc

4.3 M&M’s

M&M’s (một thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn Mars), nổi tiếng với những viên Socola hình nút áo có màu sắc sặc sỡ là một ví dụ tuyệt vời về Marketing không phân biệt.

M&M’s đề cập đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thu hút những khách hàng đang tìm kiếm đồ ngọt, thể hiện qua các quảng cáo hài hước trên TV. Dòng sản phẩm này được thương hiệu sử dụng để truyền thông qua nhiều năm.

Xem thêm: Marketing tập trung là gì? Ví dụ về chiến lược Marketing tập trung

M&M’s đề cập đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thu hút những khách hàng đang tìm kiếm đồ ngọt
M&M’s đề cập đến mọi người ở mọi lứa tuổi và thu hút những khách hàng đang tìm kiếm đồ ngọt

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing