Breakthrough Innovation là một trong những chiến lược đổi mới quan trọng của một công ty, đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn tham gia phát triển một thị trường mới, định nghĩa lại thị trường.
Mục lục
1. Breakthrough Innovation là gì?
Breakthrough Innovation là chiến lược đổi đổi mới nhắm vào một nhóm đối tượng khách hàng hoàn toàn mới, phát triển một thị trường mới và thậm chí là định hướng lại thị trường. Chiến lược này đổi hỏi nội lực doanh nghiệp rất cao và mang tính rủi ro lớn.
Breakthrough Innovation là loại đổi mới quan trọng trong chiến lược đổi mới sản phẩm vì nó được coi là “đỉnh cao” của việc đổi mới, vượt qua cả Compete Innovation (Đổi mới để cạnh tranh) và Refresh Innovation (Đổi mới thương hiệu sản phẩm).
Xem thêm: Product Innovation là gì? Ví dụ về Product Innovation
2. Tầm quan trọng của Breakthrough Innovation
- Breakthrough Innovation là một cách tiếp cận mới mang tính đột phá, có thể biến cuộc cạnh tranh của các đối thủ bị bỏ lại phía sau.
- Breakthrough Innovation có thể mang lại cơ hội to lớn cho doanh nghiệp để đạt được chu kỳ tăng trưởng mới một cách mạnh mẽ và mang lại giá trị kinh doanh rất cao.
- Breakthrough Innovation sẽ thay đổi tổ chức trong nhiều lĩnh vực, làm cho toàn bộ ngành công nghiệp trở nên lỗi thời, giống như cách nhiếp ảnh kỹ thuật số đã làm với ngành công nghiệp máy phim.
- Đáp ứng nhu cầu thực tế và đòi hỏi không ngừng của con người là mục tiêu của Breakthrough Innovation.
- Breakthrough Innovation rất rủi ro, nhưng công ty sẽ có cơ hội lớn nếu phát triển thành công cho các dòng sản phẩm mới.
Xem thêm: Brand Health Check là gì? Cách đọc báo cáo Brand Health Check
3. Cách phát triển Breakthrough Innovation
- Lựa chọn vấn đề cần giải quyết thích hợp: Mọi sự đổi mới thay đổi cuộc chơi đều bắt đầu bằng giải pháp cho một vấn đề thị trường. Nếu công ty đang đặt mục tiêu đạt đến mức độ đổi mới đỉnh cao này, một điều hiển nhiên là mọi người sẽ nghĩ rằng thật điên rồ hoặc ít nhất là tham vọng quá mức. Nhưng thành công lớn luôn đi kèm áp lực lớn.
- Tận dụng cơ hội thông qua đổi mới: Sau khi xác định một vấn đề cần giải quyết hoặc cơ hội cần nắm bắt, quá trình đổi mới sẽ bắt đầu. Bước đột phá này sẽ đóng vai trò là nền tảng và cơ sở để bạn có thể phát triển công ty của mình.
- Nghiên cứu và đổi mới liên tục: Bóng đèn đòi hỏi một mạng lưới điện để trở nên phổ biến và chiếu sáng toàn thành phố. Tương tự, máy tính chỉ trở nên phổ biến sau khi phần cứng và phần mềm có giao diện đồ họa khiến chúng có giá cả phải chăng đối với công chúng. Để Breakthrough Innovation thành công, cần phải nghiên cứu liên tục.
4. Ví dụ về Breakthrough Innovation
- iPhone: iPhone ban đầu là một trong những trường hợp điển hình nhất về Breakthrough Innovation ngành công nghệ. Apple đã tạo ra nhu cầu mới bằng cách giới thiệu một sản phẩm mang tính đột phá, định hướng lại toàn bộ thị trường điện thoại.
- Blippar: Blippar là ứng dụng thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng trên các thiết bị di động. Thông qua camera trên thiết bị, ứng dụng Blippar có thể nhận dạng hình ảnh và các đối tượng trong thế giới thực, sau đó hiển thị những nội dung số liên quan (cũng trên nền hình ảnh thế giới thực đó). Điểm đột phá của Blippar chính là sự tích hợp các đặc tính trí tuệ nhân tạo (Artificial Intellience – AI) để mở rộng định nghĩa về những đối tượng vật thể quét được, từ đó giúp tạo ra những lớp thông tin hoặc tương tác sâu, đa dạng và linh hoạt hơn.
- Dyson: Sau 5.127 lần thử nghiệm và ôm cả một đống nợ, Dyson mới có thể cho ra mắt chiếc máy hút bụi “G-Force” tại Nhật Bản vào năm 1983. Tại Anh, lúc đó đã có một ngành công nghiệp máy hút bụi có túi khá phát đạt và mọi người ban đầu không quan tâm lắm tới “kẻ thâm nhập” máy hút bụi không túi. Nhưng đến những năm 1990, Dyson đã làm cuộc cách mạng trên toàn bộ thị trường Anh. Loại máy hút bụi không túi đầu tiên trên thế giới nhanh chóng trở thành thứ bán chạy nhất tại Anh
Xem thêm: Marketing Communication là gì? Các yếu tố trong Marketing Communication Mix
Brade Mar