Product Innovation là gì? Ví dụ về Product Innovation

Hiểu được quá trình đổi mới sản phẩm (Product Innovation) là điều bắt buộc trong bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích Product Innovation là gì, các chiến lược Product Innovation cũng như ví dụ cụ thể về đổi mới sản phẩm.

1. Product Innovation là gì?

Product Innovation là sự phát triển và ra mắt của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường mà nó bán. Product Innovation cũng có thể phát triển các phiên bản cải tiến của các sản phẩm hiện có trên thị trường, nâng cao chức năng hoặc mong muốn cho một mặt hàng bằng cách lấy phản hồi của người tiêu dùng để cải tiến hoặc khám phá các tính năng và công nghệ bổ sung để thêm vào.

Product Innovation là một hoạt động quan trọng trong chiến lược Innovation của thương hiệu, bên cạnh các chiến lược đổi mới khác, bao gồm:

  • Channel Innovation: Đổi mới điểm bán hàng, kênh bán hàng (Consumer Touch-point)
  • Pricing Innovation: Đổi mới mức giá sản phẩm có thể ngắn hoặc dài hạn
  • Communication Innovation: Đổi mới truyền thông
  • Packaging Innovation: Đổi mới bao bì
  • Consumer Promotion Innovation: Đổi mới hình thức khuyến mại

Xem thêm: Các quyết định về tập hợp sản phẩm và phát triển sản phẩm mới trong Marketing

Product Innovation là sự phát triển và ra mắt của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường mà nó bán
Product Innovation là sự phát triển và ra mắt của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường mà nó bán

2. Phân loại Product Innovation

Refresh Innovation

(Làm mới thương hiệu sản phẩm)

  • Không thay đổi hoặc thay đổi rất ít sản phẩm
  • Dành cho KH trung thành
  • Ví dụ: Đổi mới Pack Size; Đổi mới Pack Type; Limited Edition; Replacement (Thay đổi phiên bản)
  • Rủi ro thấp
  • Không đòi hỏi quá nhiều nội lực DN

Compete Innovation

(Làm mới để cạnh tranh)

  • Chức năng sản phẩm mới dành cho nhóm KH mới để cạnh tranh với đối thủ
  • Thường là mở rộng Variants
  • Rủi ro cao

Break-through Innovation

(Làm mới đột phá)

  • Nhắm vào đối tượng hoàn toàn mới
  • Phát triển 1 thị trường mới, định nghĩa lại thị trường
  • Đòi hỏi nội lực cao
  • Rủi ro rất cao
Phân loại Product Innovation
Phân loại Product Innovation

3. Các chiến lược Product Innovation

Strengthen Leadership

(Củng cố vị thế dẫn đầu)

  • Dành cho thương hiệu dẫn đầu, Innovation giúp củng cố vị thế này
  • Break-through Innovation to Break Market Stagnancy: Phá vỡ sự bế tắc, bão hòa của thị trường hiện tại. Giúp tăng Growth of Value & Volume
  • Break-through Innovation to Develop a New Market: Innovation ở phân khúc hoàn toàn mới không có ai khai phá. Giúp mở khóa nhu cầu tiềm ẩn của một phân khúc hoàn toàn mới
  • Compete Innovation in Adjacent Category: Innovation ở một ngành hàng mới. Phải đương đầu với Market Leaders trong ngành hàng Innovation.

Reach Leadership

(Cố gắng đạt vị thế dẫn đầu)

  • Break-through Innovation in a New Segment: Innovation ở một phân khúc mới
  • Dễ bị các Market Leader đánh chặn

From a Small Position

(Lớn mạnh từ vị trí thấp)

  • Refresh Innovation of All Pack Sizes & Pack Types: Launch mọi Pack Sizes, Pack Types phổ biến trên thị trường
  • Compete Innovation in Available Segments: Đưa ra lợi ích sản phẩm tương tự nhưng với RTBs tốt hơn

Defend Leadership

(Bảo vệ vị thế dẫn đầu)

  • Refresh Innovation: Launch những Replacement Innovation (Phiên bản mới) với RTBs tốt hơn để bảo vệ thị phần trước những Innovation của đối thủ

Quick Cash

(Tăng lợi nhuận)

  • Refresh Innovation: Giảm chi phí bằng việc sử dụng nguyên liệu hoặc bao bì rẻ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo nhận thức của NTD.
Các chiến lược Product Innovation
Các chiến lược Product Innovation

4. Ví dụ về Product Innovation

Thành công của Apple không chỉ dừng lại ở việc tạo đột phá về doanh thu hay bán rất nhiều sản phẩm mà họ đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi “theo cách của Apple, bằng cách tạo ra các sản phẩm công nghệ đột phá. Chứa đựng các giá trị công nghệ, thẩm mỹ, thời trang, và hệ sinh thái toàn diện”. Từ iPod, iPhone, iPad, Macbook, iCloud, iTune… đều là những cuộc cách mạng Product Innovation trên thị trường công nghệ. Khiến hàng triệu người sẵn sàng xếp hàng trong nhiều giờ chỉ để sở hữu phiên bản đầu tiên với giá cả không hề rẻ chút nào.

Khi iPad ra đời rất nhiều người chế giễu nó là chiếc iPod Touch phóng lớn. iPhone, Macbook Air đều nhận được những chỉ trích về việc thiếu tính năng. Nhưng thành công của iPad, iPhone, Macbook Air là không cần bàn cãi. Nó là một minh chứng rất hùng hồn rằng, nhiều người không biết mình muốn gì, cần gì ở một sản phẩm mới. Và rồi Apple tự thiết lập các chuẩn mực mới của thị trường.

Một bài học nữa từ mô hình đổi mới, sáng tạo của Apple mà chúng ta có thể học được đó là Apple không phải là doanh nghiệp đầu tiên hoặc là người phát phát minh ra sản phẩm “ĐẦU TIÊN” (FIRST) nhưng lại sản xuất ra sản phẩm “TỐT NHẤT” (BEST).

Rõ ràng rằng là, nhiều thương hiệu trước đó đã có điện thoại thông minh hoặc điện thoại màn hình cảm ứng hoặc máy tính xách tay thì quá bão hòa với hàng chục nhà sản xuất. Nhưng với sự “hoàn hảo, tốt nhất, chất lượng khác biệt”, các sản phẩm của Apple mặc dù là “kẻ đến sau” nhưng lại thống soái thị trường và có doanh thu rất lớn, lợi nhuận rất lớn.

Apple không phải là công ty đầu tiên chế tạo ra máy nghe nhạc mp3. Nhưng họ là công ty đầu tiên tạo ra một máy nghe nhạc mp3 đã định nghĩa lại thói quen thưởng thức âm nhạc của người dùng. Cho dù iPod ra mắt năm 2001, tức là chỉ sau chiếc máy nghe nhạc mp3 đầu tiên MPMan có 3 năm. Nhưng Apple và cụ thể là Steve Jobs chỉ mất đúng 3 năm để đánh bật mọi đối thủ. Kể cả công sức 30 năm của Sony với “đỉnh cao” Walkman hay Discman cũng đã bị tan thành mây khói.

 

Cách đây 10 năm, iPhone đã chính thức lên kệ và cũng định nghĩa lại cái trước đó người ta vẫn gọi là smartphone (điện thoại thông minh) đối với Nokia hay Motorola. Và kết quả đến năm 2020 là gì? iPhone thống trị thế giới, trong khi đó Nokia và Motorola đã bị quên vào dĩ vãng. Hoặc cũng chỉ sản xuất những phân khúc thấp và cầm chừng.

Apple cũng làm chao đảo thị trường thiết bị đeo bằng cách tung ra tai nghe không dây thời trang và đồng hồ thông minh. Với sản lượng bán lớn và biên độ lợi nhuận ròng lớn. Khiến cho các nhà sản xuất tai nghe ngay lập tức phải thiết kế theo mẫu Air Pods mới. Hoặc các nhà sản xuất đồng hồ phải dè chừng sản phẩm phẩm iWatch.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Fortune năm 1998, Steve Jobs đã nói:

Product Innovation không hề liên quan đến việc bạn có bao nhiêu tiền cho R&D. Khi Apple đưa ra máy Mac, IBM đã chi ít nhất hơn 100 lần (so với số tiền chi ra của Apple – PV) vào R&D. Điều đó không phải là về tiền bạc. Đó là về những con người mà bạn có, bạn lãnh đạo như thế nào và bạn hiểu được điều đó được bao nhiêu”.

Thành công của Apple không chỉ đến từ đội ngũ nhân viên luôn “khao khát”, “dại khờ” để sáng tạo mà còn đến từ việc CEO cũng tham gia trực tiếp vào hoạt động sáng tạo và quá trình Product Innovation.

Xem thêm: Brand Health Check là gì? Cách đọc báo cáo Brand Health Check

iPhone 4 là bước đột phá của Apple
iPhone 4 là bước đột phá của Apple

Brade Mar

5/5 - (1 bình chọn)

Cong-viec-Marketing