Các đối thủ cạnh tranh của Vifon

Các đối thủ cạnh tranh của Vifon bao gồm Acecook, Colusa – Miliket, Uniben, Masan Consumer, Micoem, Asia Foods.

Các đối thủ cạnh tranh của Vifon
Các đối thủ cạnh tranh của Vifon

1. Tìm hiểu về Vifon

  • Công ty: CTCP Kỹ Nghệ Thực phẩm Việt Nam (Vifon)
  • Thành lập: 1963
  • Trụ sở: Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lĩnh vực: Thực phẩm ăn liền
  • Websitehttps://vifon.com.vn/
  • Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đâyNetwork | Brade Mar

 

Là một trong những đơn vị đặt nền móng xây dựng nên ngành thực phẩm ăn liền Việt Nam, VIFON đã trở thành thương hiệu quen thuộc và gắn bó với người tiêu dùng thông qua nhiều sản phẩm sợi ăn liền và gia vị. Tọa lạc trên khuôn viên rộng 67.000 m2, với năng lực sản xuất lớn, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu tâm huyết, công ty đã không ngừng hiện đại hóa thiết bị và đầu tư mạnh vào nghiên cứu nhằm tạo nên nhiều sản phẩm chất lượng cao cấp.

Luôn đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, các sản phẩm của VIFON cam kết không sử dụng phẩm màu tổng hợp, không chỉ đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng thực phẩm trong nước mà còn nhận được sự chấp thuận từ nhiều quốc gia có tiêu chuẩn quản lý chất lượng khắt khe như: Mỹ, Úc, Nhật và các nước Châu Âu.

Phải khẳng định rằng, việc cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền chỉ bắt đầu bùng nổ và một xu hướng phát triển kinh doanh dựa vào tiếp thị hình ảnh, truyền thông chỉ thực sự xuất hiện khi liên doanh sản xuất mì Vifon Acecook hình thành vào năm 1993.

Hiện tại, Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia Foods đứng thứ 2 với 14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%) và Masan Consumer (9,2%).

Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Vifon

Các thương hiệu sản phẩm của Vifon
Các thương hiệu sản phẩm của Vifon

2. Các đối thủ cạnh tranh của Vifon

Các đối thủ cạnh tranh của Vifon bao gồm Acecook, Colusa – Miliket, Uniben, Masan Consumer, Micoem, Asia Foods.

2.1 Acecook

Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao nhờ Chiến lược Marketing của Acecook hiệu quả.

Acecook Việt Nam ban đầu được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 dưới tên Liên Doanh Vifon Acecook. Sớm sau đó, các sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 9 năm 2000, thương hiệu nổi tiếng mì Hảo Hảo chính thức ra đời với hai hương vị đầu tiên là gà và nấm. Đến tháng 7 năm 2002, hương vị tôm chua cay của mì đã được ra mắt và trở nên phổ biến.

Tập đoàn Acecook là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại mì ăn liền, gia vị và thực phẩm, có 2 công ty con ở nước ngoài là Acecook Việt Nam và Acecook Myanmar. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông, v..v… Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam.

Bước ngoặt lớn nhất của Acecook phải kể đến việc thâm nhập thị trường Việt Nam với liên doanh Vifon – Acecook.

Bắt đầu sản xuất từ năm 1995 với chỉ một dây chuyền duy nhất. Đến năm 2003, Acecook Việt Nam đã đồng loạt xuất khẩu sang các thị trường Úc, Mỹ, Nga, Đông u, Trung Quốc, châu Phi và các nước Đông Nam Á khác, mang về cho tập đoàn doanh thu 3 triệu USD. Trong suốt giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn, đạt tới hơn 10.000 tỷ đồng vào năm 2019 với lãi ròng hơn 1.600 tỷ đồng. Acecook hiện chiếm giữ hơn 50% thị phần mì ăn liền Việt Nam và đứng vị trí thứ 5 thị trường Nhật Bản.

Kể từ năm 2012, Acecook thâm nhập thị trường Myanmar. Ban đầu, họ dùng sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm giá thành. Acecook đặt mục tiêu đưa mì của mình tiếp cận tới các gia đình bình dân ở thành thị với giá bán lẻ khoảng 250 đến 300 Kyat.

Acecook đã mở văn phòng chi nhánh Yangon vào tháng 4 năm 2014 và chính thức thành lập Công ty TNHH Acecook Myanmar một năm sau đó. Nhà sản xuất này bắt đầu sản xuất mì ăn liền vào tháng 4 năm 2017 tại một nhà máy mới ở Đặc khu Kinh tế Thilawa thuộc ngoại ô Yangon, Myanmar. Cơ sở trị giá 20 triệu USD có năng lực sản xuất 300 triệu sản phẩm/ năm.

Việt Nam là cơ sở xuất khẩu ra nước ngoài mạnh nhất của Acecook, xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Đông Nam Á, đánh chiếm những thị trường khó tính Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong khi đó tại chính quốc, Acecook Nhật Bản xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Hồng Kông và Đài Loan.

Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Acecook

Danh mục sản phẩm của Acecook
Danh mục sản phẩm của Acecook

2.2 Colusa – Miliket

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Colusa – Miliket (tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket) là một công ty sản xuất lương thực,thực phẩm thuộc quyền quản lý của Nhà nước có trụ sở tại quận Thủ Đức. Công ty này chuyên sản xuất các loại thực phẩm chế biến như mì, phở, bún ăn liền, nước tương, tương ớt, bột canh, v.v.

Ngoài các sản phẩm mì ăn liền truyền thống, công ty cũng đa dạng chủng loại khi liên tiếp ra mắt mì chay Miliket, hủ tiếu, cháo thịt bằm, phở gói Miliket, tương ớt, v.v.

Đối thủ cạnh tranh của Acecook bao gồm Colusa - Miliket
Đối thủ cạnh tranh của Vifon bao gồm Colusa – Miliket

2.3 Uniben

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Công ty CP Uniben chính thức thành lập vào ngày 01/06/1992 với tên gọi Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Việt Hưng, chủ yếu sản xuất mì ăn liền cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến ngày 27/9/2014, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Uniben.

Công ty khánh thành nhà máy UNIBEN Hưng Yên, nhà máy sản xuất thực phẩm hiện đại được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu u vào năm 2015. Một năm sau, thương hiệu “3 Miền” trở thành một trong những thương hiệu được chọn mua nhiều nhất, Việt Nam 2016” do công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Kantar Worldpanel công bố.

Công ty Uniben với thương hiệu 3 Miền và Reeva, cung cấp các sản phẩm: mì ăn liền, hủ tiếu, phở, cháo, nước mắm, hạt nêm cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Uniben hướng đến trở thành công ty “Đa sản phẩm, đa thương hiệu, đa quốc gia” với mì ăn liền là ngành hàng đầu tàu cho sự phát triển.

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Uniben với gần 25 năm phát triển, luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm bổ dưỡng, thơm ngon, đa dạng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với giá thành hợp lý nhất, đồng thời nỗ lực mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư và toàn xã hội. Để làm được điều đó, “Khách hàng, hợp tác, hoàn hảo, chính trực, kỷ luật” là 5 giá trị cốt lõi của Uniben.

Đối thủ cạnh tranh của Masan bao gồm Uniben
Đối thủ cạnh tranh của Vifon bao gồm Uniben

2.4 Masan Consumer

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Masan Consumer có tên là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Masan Consumer sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Sản phẩm của nó bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai.

Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia. Nó hoạt động trong ngành công nghệ bao bì, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng, đầu tư, và các ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Tổng công ty tiêu dùng Masan mà trước đây gọi là Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan thay đổi tên của nó vào tháng 8 năm 2011. Công ty được thành lập vào năm 2000 và có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH).

Xem thêm: Danh mục sản phẩm của Masan Group

Một vài thương hiệu nổi tiếng của Masan Consumer Holdings
Một vài thương hiệu nổi tiếng của Masan Consumer Holdings

2.5 Micoem

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Công Ty CP Công Nghệ Thực Phẩm Châu Á (Micoem) được thành lập từ năm 1991 với tên gọi đầu tiên là công ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm C&E, tham gia vào thị trường hàng tiêu dùng với dòng sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu mì cân Micoem.

Sản phẩm của Micoem được đón nhận rộng rãi, vì thế đến năm 2003, công ty đã tiếp tục đổi mới công nghệ, đầu tư thêm nhiều dây chuyền hiện đại của Nhật Bản và Đài Loan kết hợp kỹ thuật chiên gián tiếp tiên tiến để cho ra hàng loạt các dòng sản phẩm hướng vào an toàn sức khỏe.

Trải qua chặng đường hơn 28 năm không ngừng hoàn thiện và phát triển, Micoem đã ghi dấu ấn trên thị trường với đa dạng dòng sản phẩm mì ăn liều, nước mắm, phở, tương ớt mang thương hiệu Cung Đình, Gà Nấm, Mummum, Dim Dim, Mì cân, Tứ Tuyệt, Long ĐÌnh, Ông Tây Vàng, v.v.

2.6 Asia Foods

Đối thủ cạnh tranh của Vifon – Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) – chủ sở hữu thương hiệu “Mì Gấu đỏ” – là một trong những “ông lớn” của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam với doanh thu mỗi năm khoảng 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vài trăm tỷ đồng.

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trong những năm 2016 – 2019, doanh thu thuần riêng lẻ của Thực phẩm Á Châu tương đối ổn định, dao động quanh ngưỡng 3.000 tỷ đồng, cụ thể: năm 2016 là 3.129 tỷ đồng, năm 2017 là 2.932 tỷ đồng, năm 2018 là 2.812 tỷ đồng, năm 2019 là 3.070 tỷ đồng.

Lợi nhuận gộp khá cao, lần lượt là: 641 tỷ đồng, 509 tỷ đồng, 506 tỷ đồng và 745 tỷ đồng. Như vậy, biên lãi gộp trung bình giai đoạn trên vào khoảng 20%, năm cao nhất đạt tới 24% (2019).

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing