Proprietary Assets là gì? Các yếu tố trong Proprietary Assets

Tài sản độc quyền (Proprietary Assets) là một trong 5 nhóm yếu tố quan trọng để đánh giá tài sản thương hiệu (Brand Equity). Proprietary Assets bao gồm một nhóm hàng loạt các yếu tố mang tính chất độc quyền, được pháp luật bảo vệ của thương hiệu.

1. Proprietary Assets là gì?

Tài sản độc quyền (Proprietary Assets) là những yếu tố được pháp luật bảo vệ hoặc được sở hữu độc quyền bởi công ty, thuộc về tài sản của thương hiệu. Những yếu tố đó có thể bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết, công thức, v.v.

Tài sản độc quyền (Proprietary Assets) chính là biện pháp bảo vệ được thương hiệu áp dụng nhằm đảm bảo không đối thủ cạnh tranh nào khác có thể sao chép.

Tài sản độc quyền (Proprietary Assets) chính là biện pháp bảo vệ của thương hiệu
Tài sản độc quyền (Proprietary Assets) chính là biện pháp bảo vệ của thương hiệu

2. Proprietary Assets trong Brand Equity

David Aaker là chuyên gia thương hiệu người Mỹ, nổi tiếng với mô hình BIPM (Mô hình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu) và mô hình tài sản thương hiệu Brand Equity (đưa ra năm 1991). Theo mô hình này, để đo lường tài sản thương hiệu (Brand Equity), sẽ có 5 nhóm yếu tố chính, Proprietary Assets là một trong 5 nhóm yếu tố này. 5 nhóm yếu tố bao gồm:

Các yếu tố để đo lường Brand Equity
Các yếu tố để đo lường Brand Equity

3. Các yếu tố trong Proprietary Assets

  • Bằng sáng chế (Patents): Một chứng nhận các đặc quyền dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế bởi một quốc gia trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng.
  • Đơn xin cấp bằng sáng chế (Patent Applications): Văn bản bao gồm các thông tin liên quan đến sáng chế để tiến hành nộp đơn cho cục sở hữu trí tuệ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.
  • Nhãn hiệu (Trademarks): Sự bảo hộ của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ một thương hiệu. Luật của các quốc gia quy định, nếu bạn sở hữu một nhãn hiệu đã đăng ký (trademark), người khác không được sử dụng nhãn hiệu đó trong phạm vi quốc gia đó. Cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với Brand (Thương hiệu) – thuật ngữ chỉ chung về tất cả những gì liên quan đến nhãn hàng, không mang tính pháp lý như Trademarks.
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark Applications): Là việc chủ thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Nhãn hiệu dịch vụ (Service Marks): Một hình thức bảo vệ sở hữu trí tuệ, là tên thương hiệu hoặc Logo xác định nhà cung cấp của một dịch vụ. Một nhãn hiệu dịch vụ có thể bao gồm một từ, cụm từ, kí hiệu, một thiết kế hoặc sự kết hợp của các yếu tố này.
  • Tên thương mại (Trade Names): Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh
  • Tên miền (Domain Names): Tên của một Website hoạt động trên Internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định.
  • Bản quyền (Copyrights): Quyền tác giả mang tính độc quyền của một tác phẩm nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật do chính người này tạo ra. Trong phạm vi thương hiệu, điều này bao gồm bản quyền về Logo hay các thiết kế độc quyền khác.

Ngoài ra, các yếu tố trong Proprietary Assets còn bao gồm: Cơ sở dữ liệu, phần mềm máy tính (bao gồm tất cả mã nguồn, chương trình cơ sở, công cụ phát triển, các tệp, hồ sơ và dữ liệu), công thức, thiết kế, bí mật kinh doanh, quyền sở hữu độc quyền, quy trình và tất cả các tài liệu liên quan.

Các yếu tố trong Proprietary Assets rất đa dạng
Các yếu tố trong Proprietary Assets rất đa dạng

4. Ví dụ về Proprietary Assets của Coca-Cola

Coca-Cola, một trong những thương hiệu nước giải khát lớn nhất thế giới từ lâu đã sở hữu một số lượng lớn các tài sản độc quyền (Proprietary Assets) được bảo vệ bởi pháp luật:

  • Nhãn hiệu (Trademarks): Thiết kế cong đặc trưng của chai thủy tinh Coca-Cola và chữ “Coca-Cola” trong Logo.
  • Tên miền (Domain Names): www.coca-cola.com
  • Bằng sáng chế: Bằng sáng chế được cấp cho công thức độc quyền của siro Coca-Cola (thứ tạo ra nước Coca-Cola)
  • Bản quyền (Copyrights): Coca-Cola sở hữu bản quyền các quảng cáo và nhạc hiệu của mình cũng như bản quyền các tác phẩm nghệ thuật trên nhãn chai (thường là phiên bản đặc biệt phục vụ các chiến dịch truyền thông)

Cùng với đó, các phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu máy tính, quy trình kinh doanh, quy trình sản xuất và các bí mật kinh doanh khác cũng được coi là các tài sản độc quyền (Proprietary Assets) của Coca-Cola. Trừ khi được cấp phép sử dụng, bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác không được sử dụng những tài sản độc quyền này.

Proprietary Assets của Coca-Cola
Proprietary Assets của Coca-Cola

Như vậy, bài viết đã cho bạn đọc biết Tài sản độc quyền (Proprietary Assets) là gì, nó đóng vai trò gì trong việc đo lường tài sản thương hiệu (Brand Equity).

Ngoài các yếu tố Proprietary Assets, người làm Marketing cũng cần tìm hiểu về các nhóm yếu tố khác trong bộ đo lường tài sản thương hiệu (Brand Equity) là Brand Awareness, Brand Loyalty, Brand AssociationPerceived Quality.

Xem thêm các yếu tố khác trong bộ đo lường tài sản thương hiệu (Brand Equity): 

Brade Mar | Tổng hợp

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing