Phân tích mô hình SWOT của Momo, một trong những nền tảng ví điện tử lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Momo.
Phân tích mô hình SWOT của Momo | |
Strengths (Điểm mạnh) | Dịch vụ đa dạng |
Được người dùng đón nhận đông đảo | |
Hoạt động cộng đồng | |
Độ nhận diện thương hiệu cao | |
Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả | |
Weaknesses (Điểm yếu) | Bê bối kinh doanh |
Độ bao phủ chưa rộng | |
Phí dịch vụ cao | |
Opportunities (Cơ hội) | Nhu cầu sử dụng ví điện tử gia tăng |
Tiềm năng thị trường lớn | |
Threats (Thách thức) | Cạnh tranh gay gắt |
Hành lang pháp lý | |
Thói quen sử dụng tiền mặt | |
Cộng đồng liên kết ví điện tử tại Việt Nam chưa có tính hợp tác | |
Tính bảo mật của ví điện điện từ còn chưa cao |
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Momo
MoMo là một nền tảng ví điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) phát triển cho phép người dùng thực hiện các thanh toán, giao dịch trên các thiết bị di động.
Bằng việc hợp tác với hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam cùng 10.000 thương nhân trong nước, công ty này nắm giữ hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Tính đến năm 2022, ví điện tử MoMo có hơn 31 triệu người dùng sử dụng.
Bạn đã biết tổng quan về Momo. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Momo.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Close Up
2. Strengths (Điểm mạnh) của Momo
Dịch vụ đa dạng:
- MoMo cho phép người dùng thanh toán hơn 500 dịch vụ khác nhau bao gồm hóa đơn điện, nước, internet, phí chung cư, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, vé tàu, vé xe, đặt phòng khách sạn, mua đồ ăn, thức uống, thanh toán cà phê, đổ xăng, mua sắm cùng các dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm.
- Bên cạnh đó, ứng dụng còn tích hợp chức năng tích điểm thưởng, đổi điểm thưởng lấy voucher mua sắm, nuôi heo đất hoàn tiền hoặc quyên góp cho các hoạt động thiện nguyện. Cuối năm 2020, MoMo ra mắt tính năng “du lịch, đi lại”.
- Ngoài ra, MoMo là ứng dụng thanh toán di động đầu tiên của Việt Nam tích hợp công nghệ “One Touch Payment”, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thông qua một lần chạm màn hình.
Được người dùng đón nhận đông đảo:
- Ngay tháng đầu tiên ra mắt, ứng dụng này có hàng trăm nghìn lượt tải về, trở thành một trong năm ứng dụng tài chính có số lượt tải cao nhất trên Google Play. Tháng 9 năm 2015, MoMo lọt vào danh sách mười ứng dụng miễn phí trên cửa hàng Apple Store Việt Nam và cũng là ứng dụng ví điện tử trên di động đầu tiên đạt mốc một triệu người dùng. Ngày 22 tháng 9 cùng tháng, ứng dụng này lọt vào top 2 ứng dụng miễn phí trên App Store Việt Nam.
- Trong cuộc khảo sát do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố tháng 4 năm 2018, MoMo là “ví điện tử số một Việt Nam”. Tháng 10 cùng năm, MoMo trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Fintech100 và nằm trong danh sách Top 50 “Ngôi sao mới nổi”. Một năm sau đó, MoMo từ thứ hạng 84 vọt lên 36, lọt vào danh sách 50 công ty dẫn đầu Fintech100.
- Tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2018, MoMo góp mặt trong danh sách 20 ứng dụng miễn phí của kho ứng dụng Google Play và dẫn đầu trong danh sách những ứng dụng miễn phí về tài chính.
- Ngoài ra, ứng dụng này còn là ứng dụng tài chính nhiều người sử dụng nhất năm 2020 do App Annie đề cử, đồng thời là một trong mười thương hiệu có “trải nghiệm khách hàng xuất sắc” do KPMG công bố. Đây cũng là thương hiệu ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam có mặt trong danh sách này.
- Ví MoMo cùng các đối tác đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng như vận động quyên góp hỗ trợ phẫu thuật dị tật bẩm sinh cho trẻ em, hoạt động đi bộ trực tuyến hỗ trợ quỹ học bổng “tiếp sức đến trường”, hỗ trợ bệnh nhi ung thư.
- Ngoài ra, trong giai đoạn Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, ví điện tử này ra mắt video ca nhạc “Điều nhỏ bé vĩ đại” nhằm cổ vũ người dân chống dịch, đồng thời quyên góp 1 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Năm 2020, Ví MoMo ra mắt cuộc thi “học viện MoMo”, tạo sân chơi học thuật, kiến thức từ nhiều lĩnh vực dưới dạng các câu hỏi đáp, thu hút 6 triệu người tham gia sau 2 tuần. Ngày 4 tháng 10, cuộc thi kết thúc với phần thưởng 1 tỷ đồng được trao cho quán quân cuộc thi.
Độ nhận diện thương hiệu cao:
- Có thể nói MoMo là một trong những nhà phát triển dịch vụ Fintech (công nghệ tài chính) nói chung và ví điện tử nói riêng đầu tiên ở Việt Nam.
- Với lợi thế dẫn đầu nên không khó hiểu vì sao MoMo luôn là thương hiệu chiếm vị trí “top of mind” trong lòng người sử dụng.
Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả:
- Với việc ra mắt tính năng “điểm tin cậy”, Momo khuyến khích khách hàng nâng cao điểm số để nhận được các quyền lợi độc quyền.
- Để tăng điểm tin cậy, người dùng có thể thực hiện các nhiệm vụ như xác thực thông tin cá nhân, tăng tần suất thanh toán bằng ví Momo, trả các khoản vay đúng hạn. Qua đó, AI sẽ tính toán và đưa ra kết quả, dựa trên thông số này người dùng nhận được các quyền lợi như sau: Chiết khấu khi mua bảo hiểm; Tăng hạn mức tiết kiệm với túi thần tài; Tăng hạn mức ví trả sau và các khoản vay.
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Momo
Bê bối kinh doanh:
- Cuối năm 2017, nhiều khách hàng sử dụng ví điện tử MoMo bị lừa đảo sau khi có người tự xưng là nhân viên công ty gọi đến yêu cầu cung cấp mã xác thực OTP. Về vấn đề này, MoMo cho rằng hệ thống của họ không có lỗi bảo mật và thống nhất liên hệ với nhà chức trách để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
- Theo ý kiến một số chuyên gia, việc MoMo chỉ yêu cầu xác thực OTP khi đăng ký tài khoản hoặc đổi thiết bị mà không yêu cầu nhập mã OTP khi đăng xuất rồi tiến hành đăng nhập lại, cũng như không yêu cầu OTP khi xác nhận thanh toán sẽ “không đảm bảo an toàn cho người sử dụng”.
- Đến năm 2018, hiện tượng lừa đảo thông qua hình thức này tiếp tục tái diễn, buộc MoMo phải lên tiếng xin lỗi, cam kết sẽ “khắc phục cũng như nâng cao công tác quản lý trong thời gian tới”, đồng thời khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin cá nhân của mình cho bất kỳ ai.
- Đầu năm 2019, ví điện tử MoMo mở chương trình “Lắc xì cùng ví MoMo”. Theo đó, công ty này hứa hẹn sẽ chia thưởng 5 tỷ đồng cho những ai sưu tập đủ các vé vàng theo thể lệ chương trình. Tuy nhiên, sau khi chia thưởng, do số lượng người tham gia quá lớn nên mỗi cá nhân chỉ nhận được hơn 45.000 đồng. Ngay sau khi kết thúc chương trình, nhiều người đã vào App Store và Google Play đánh giá ứng dụng này 1 sao kèm lời bình “lừa đảo”.
- Tháng 9 năm 2020, MoMo đơn phương chấm dứt hợp đồng với đối tác VieON. Phía VieON cho rằng việc chấm dứt hợp đồng này đã tạo nên rắc rối lớn cho người dùng VieON đồng thời “làm giảm sức cạnh tranh” của công ty này. Trong khi đó, phía MoMo cho rằng việc chấm dứt này tuân theo “đúng các điều khoản của hợp đồng”. Ngay sau đó, VieON đã kiện M_Service ra Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh.
Độ bao phủ chưa rộng:
- Mặc dù hợp tác với nhiều đối tác lớn, song các điểm đến của Momo hầu hết đều ở các tỉnh, thành phố lớn. Điều này khiến nhiều người dân vùng nông thôn chưa tiếp cận được với hình thức nạp/ rút trực tiếp.
- Đồng thời việc ở các vùng nông thôn cũng chưa có nhiều cửa hàng chấp nhận hình thức thanh toán qua Momo, qua đó thương hiệu này chưa phủ sóng hiệu quả dịch vụ của mình.
Phí dịch vụ cao:
- Mặc dù trong các chiến dịch Marketing của Momo, doanh nghiệp này vẫn luôn nhấn mạnh về tính năng chuyển tiền miễn phí. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự áp dụng với hình thức chuyển tiền nội bộ trong ứng dụng.
- Đối với việc chuyển tiền hay rút tiền về ngân hàng, Momo đều đưa ra giới hạn chuyển miễn phí, khi sử dụng hết người dùng sẽ phải trả mức phí lên tới 0.6% giá trị giao dịch.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Điện Máy Xanh
4. Opportunities (Cơ hội) của Momo
Nhu cầu sử dụng ví điện tử gia tăng:
- Trong những năm gần đây có thể nhận thấy rõ nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng. Để lý giải cho điều này chúng ta cần xem xét tới sự dịch chuyển giữa các thế hệ người tiêu dùng. Gen Z đang dần trở thành thế hệ thống thống trị thị trường lao động, vì vậy họ chính là người tiêu dùng chủ chốt trong thời gian sắp tới.
- Theo nghiên cứu của Nielsen, hơn 70% gen Z được khảo sát cho rằng họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình. Đối với thế hệ này họ thường nhanh chóng tiếp nhận sự thay đổi và phát triển nhất là công nghệ. Với những tiện ích mà ví điện tử mang lại, gen Z nhanh chóng thay đổi thói quen thanh toán của mình, dẫn đến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu sử dụng.
- Cimogo đã khảo sát 505 người dùng đã sử dụng ít nhất một ví điện tử ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, kết luận rằng Momo, Moca và ZaloPay là ba ví điện tử phổ biến nhất ở hai thành phố lớn của Việt Nam, chiếm hơn 90% thanh toán di động.
- Theo đó, một người dùng ví điện tử tại Việt Nam thực hiện 1,6 đến 2 giao dịch trên các nền tảng kỹ thuật số mỗi ngày, với mức chi tiêu trung bình là 230.000 – 274.000 đồng (10 – 12 USD) cho mỗi giao dịch, theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo tại Việt Nam.
- Theo báo cáo của các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch bằng ví điện tử được xử lý thành công đạt xấp xỉ 802,56 triệu món, với tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 302,16 nghìn tỷ đồng (tăng lần lượt là 85,38% về số lượng giao dịch và 91,57% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020).
- Theo khảo sát của Visa, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đang dần ưu tiên lựa chọn sử dụng ví điện tử cũng như thanh toán không tiếp xúc và thanh toán bằng mã QR. Khảo sát cũng cho thấy, 57% người tiêu dùng có tới ba ứng dụng ví điện tử trên điện thoại, 55% người tiêu dùng ưa thích ứng dụng có thể thực hiện tất cả các giao dịch.
Tiềm năng thị trường lớn:
- Với dân số trẻ ngày càng kết nối cùng với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ đã khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho lĩnh vực Fintech nói chung và ví điện tử nói riêng. Mới chỉ bắt đầu từ năm 2015, trải qua 7 năm phát triển hiện người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn với hơn 30 nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử.
- Điều này minh chứng cho tiềm năng phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam là rất lớn. Trong năm 2020, theo ước tính có khoảng 19.2 triệu người dùng ví điện tử trong cả nước và số lượng người dùng được dự báo sẽ tăng gần gấp ba lần trong 5 năm tới.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Thegioididong
5. Threats (Thách thức) của Momo
Cạnh tranh gay gắt:
- Bên cạnh các ví điện tử phổ biến đang được người dùng sử dụng nhiều như MoMo, Moca, ZaloPay, ViettelPay, Payoo, ShopeePay (trước đây là Airpay)… mới đây, thị trường lại xuất hiện “tân binh” ví điện tử MobiFonePay. Việc ngày càng nhiều ví điện tử có mặt trên thị trường với những ưu đãi để thu hút khách hàng làm cuộc đua ví điện tử trở nên sôi động.
- Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 30/6/2021, tại Việt Nam, có 43 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trong đó có 37 tổ chức đã cung ứng dịch vụ ví điện tử ra thị trường, với tổng số ví điện tử đang hoạt động là khoảng 16,39 triệu ví (tăng khoảng 2,75 triệu ví so với thời điểm cuối năm 2020).
- Trong năm 2022, thị trường ví điện tử cạnh tranh khốc liệt, có thể thúc đẩy các nhà cung cấp ví điện tử sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) hàng đầu trong khu vực và địa phương nhằm thống lĩnh thị trường. Không chỉ thế, nhiều siêu ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ thuộc các nhóm ngành kinh tế khác (như thương mại điện tử, bán lẻ và dịch vụ tài chính) cũng sẽ bắt tay cùng hợp tác.
- Điển hình như Ví điện tử MoMo, để củng cố vị trí siêu ứng dụng dẫn đầu thị trường thông qua việc tăng cường cung cấp dịch vụ tài chính đến 31 triệu khách hàng hiện hữu, mở rộng thị trường thông qua việc cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hàng triệu doanh nghiệp nhỏ (SME), siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư vào các công ty Việt Nam để mở rộng hệ sinh thái, MoMo đã nhiều lần gọi vốn đầu tư.
- Không chỉ MoMo, nhiều ví điện tử khác cũng đang đẩy mạnh mở rộng hệ sinh thái của mình. Cụ thể, ngoài cung cấp đầy đủ các tiện ích cơ bản như thanh toán điện thoại, điện, nước, Internet, thanh toán các khoản vay, phí bảo hiểm, phí dịch vụ chung cư, dịch vụ công, học phí, mua vé (tàu xe, máy bay)… các ví điện tử đang xây dựng cho mình các trò chơi, chương trình ưu đãi riêng hay liên kết với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Zalora… để gia tăng trải nghiệm, tiện ích cho khách hàng. Ví điện tử nào có nhiều tiện ích, phù hợp với khách hàng của mình sẽ có được lợi thế trong cuộc đua thu hút khách hàng.
- Trong đó, ShopeePay đang khai thác tốt lợi thế cạnh tranh (USPs) là nền tảng thanh toán tích hợp trong sàn TMĐT dẫn đầu thị trường là Shopee; MoMo lại cho thấy sức mạnh trong việc đa dạng hóa dịch vụ, tiện ích thanh toán và đối tác liên kết. Bên cạnh đó, VNPAY với thế mạnh của nền tảng cổng thanh toán điện tử sở hữu mạng lưới đối tác liên kết thanh toán “đáng nể”.
- ZaloPay có lợi thế chuyển đổi người dùng trực tiếp trong ứng dụng Zalo Chat. ViettelPay với hệ sinh thái viễn thông cho phép chuyển tiền qua số điện thoại. Moca (GrabPay) với hệ sinh thái thuộc siêu ứng dụng Grab. SmartPay với nhóm khách hàng đặc thù là tiểu thương và SMEs…
- Giữa xu thế cạnh tranh khốc liệt của toàn ngành, thương hiệu ví điện tử nào có hệ sinh thái tốt sẽ chiếm lĩnh thị phần, trong khi các ví còn lại không có hệ sinh thái sẽ phải cạnh tranh bằng mọi phương diện.
Hành lang pháp lý:
- Hành lang pháp lý về ứng dụng chưa được thông qua hoàn toàn và chính thức, chưa có một cơ quan chức năng nào đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi có tranh chấp.
- Đặc biệt chưa có chế tài hay bộ luật quy định về pháp lý của ví điện tử và những rủi ro.
Thói quen sử dụng tiền mặt:
- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, đặc biệt ở những người lớn tuổi hoặc ở vùng nông thôn, miền núi khó tiếp cận với công nghệ.
- Có thể nói, tiền mặt là đối thủ cạnh tranh làm cản trở rất lớn đối với sự phát triển của ví điện tử.
Cộng đồng liên kết ví điện tử tại Việt Nam chưa có tính hợp tác:
- Mặc dù có nhiều ví điện tử ra đời và thịnh hành như Samsung Pay hay Apple Pay… Tuy nhiên, chưa có sự liên kết giữa các đơn vị, dẫn đến sự hỗn loạn trong các tài khoản ví điện tử.
- Khi một người dùng có thể cùng lúc tạo tài khoản trên nhiều ví điện tử, tài khoản của khách hàng sẽ được quản lý bởi nhiều nguồn khác nhau, như vậy khi có sự cố cũng rất khó quy trách nhiệm về một bên. Bên cạnh đó, các ứng dụng ví điện tử còn thiếu tính cộng sinh với các ngân hàng dẫn đến việc luân chuyển dòng tiền còn hạn chế về tốc độ.
Tính bảo mật của ví điện điện từ còn chưa cao:
- Hiện nay các đơn vị cung cấp ứng dụng đều đã thiết lập các lớp bảo vệ tối ưu nhất cho các khách hàng.
- Tuy nhiên những sự cố như mất điện thoại hoặc bị đánh cắp thông tin vẫn là điều khó tránh.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Bách Hóa Xanh
Brade Mar