Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi

Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi, một trong những thương hiệu mì ăn liền có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của mì Omachi.

Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi
Strengths (Điểm mạnh) Hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ Masan
Thị phần lớn
Chất lượng sản phẩm nổi bật
Hệ thống phân phối rộng khắp
Hoạt động Marketing mạnh mẽ
Weaknesses (Điểm yếu) Bị nghi ngờ về thông tin sản phẩm
Giá thành cao hơn thu nhập trung bình của người Việt do Omachi tập trung phân khúc khách hàng thành thị nên chưa tiếp cận hiệu quả lượng lớn khách hàng ở nông thôn
Opportunities (Cơ hội) Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng của sản phẩm và trên hết là sức khỏe của bản thân, cũng như tiêu dùng xanh
Threats (Thách thức) Thị trường cạnh tranh
Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của mì Omachi

Omachi là một trong hai thương hiệu mì chủ lực (bên cạnh Kokomi) của Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) – thành viên của Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN). Omachi được biết đến là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam làm có sợi khoai tây. Sản phẩm Mì Omachi được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ khâu chọn nguyên liệu tới chế biến và đóng gói. Tất cả đều khép kín dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia thực phẩm.

Các sản phẩm không chứa hóa chất, chất bảo quản độc hại, giúp người dùng an tâm sử dụng. Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất kukoamine có trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quầng, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết. Omachi là một thương hiệu mì khá quen thuộc đối với nhiều người tiêu dùng bởi sự đa dạng trong hương vị của mì.

Bạn đã biết tổng quan về mì Omachi. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của mì Omachi.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Masan

Một vài thương hiệu nổi tiếng của Masan Consumer Holdings
Omachi là một trong những thương hiệu chủ lực của Masan Consumer Holdings

2. Strengths (Điểm mạnh) của mì Omachi

Hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ Masan:

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San. Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm 2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM vào ngày 05 tháng 11 năm 2009.
  • Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) vào tháng 07 năm 2015. Dù Công ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các công ty tiền nhiệm thì Masan Group đã hoạt động từ năm 1996.
  • Masan Group là công ty mẹ giữ lợi ích kinh tế kiểm soát ở các công ty The CrownX, Masan MEATLife và Masan High-Tech Materials, với lợi ích kinh tế tương ứng là 84,93%, 78,74% và 86,39% tại thời điểm 30/06/2021. The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Tỷ lệ sở hữu hợp nhất trong vốn điều lệ ở Techcombank là 20% tại ngày 30/06/2021.
  • Riêng với thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG), Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) có tiền thân là Công ty CP Công nghệ – Kỹ thuật – Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015, công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
  • Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng).
  • Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt Nam như Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, v.v.

Thị phần lớn:

  • Mì Omachi là sản phẩm của công ty Masan, ra mắt từ năm 2007. Sản phẩm được Masan quảng bá là mì đầu tiên tại Việt Nam làm từ khoai tây, ăn không sợ nóng.
  • Chiến lược truyền thông này đã giúp cho Masan giành được 15% thị trường, đứng số hai về thị phần sau chưa đầy ba năm ra đời. Omachi đã đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và Asia Food.

 

Chất lượng sản phẩm nổi bật:

  • Trong nhận thức khách hàng, các dòng mì ăn liền thường là những sản phẩm làm từ tinh bột gây ra nóng trong người, do đó người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm sản phẩm tiện lợi, không gây nóng trong người để yên tâm hơn về chất lượng. Thấu hiểu nhu cầu này của khách hàng, Masan Consumer đã ra mắt dòng mì ăn liền Omachi đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây phục vụ cho phân khúc khách hàng cao cấp.
  • Theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, trong khoai tây có chứa chất kukoamine với tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quần, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết. Khoai tây còn được xem như một loại vacxin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả. Hiểu được tầm mang trọng này, Omachi đã tận dụng chất dinh dưỡng từ khoai tây.
  • Với mục đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Chính áp dụng mang tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt độ quá cao thường làm cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ oxy hóa cao… Nhà sản xuất cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế biến gói súp, nên sợi mì có vị mát, thực khách hoàn toàn yên tâm nên sẽ không sợ nóng khi dùng Omachi.
  • Đặc biệt, Omachi được chế biến theo công nghệ hiện đại “công nghệ Nhật Bản” với dây chuyền thiết bị khép kín kết hợp tự động hóa cao của AVE-ITALIA và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP của Châu u. Hệ thống quản lý chất lượng đạt ISO 9001:2000.

Hệ thống phân phối rộng khắp:

  • Omachi tận dụng hệ thống phân phối của công ty mẹ là Masan Consumer thông qua kênh hiện đại và kênh truyền thống bao gồm 5 trung tâm phân phối trên khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 180 nhà phân phối độc quyền và 2.000 nhân viên bán hàng, giúp Masan Consumer đưa sản phẩm đến hơn 176.000 điểm bán hàng.
  • Ngoài ra, các kênh phân khối chính của Omachi là siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ với 58.000 cửa hiệu và hàng trăm khách hàng sỉ trên toàn quốc.

Hoạt động Marketing mạnh mẽ:

  • Omachi đã mời hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng, điển hình là người mẫu Thúy Hạnh, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, diễn viên Thúy Ngân, ca sĩ Amee,… để thực hiện mẫu quảng cáo mì Omachi theo nhiều cách thức khác nhau.
  • Ngoài ra, Omachi chọn kênh quảng cáo truyền hình, hiển thị trên các kênh quốc gia lớn vào giờ vàng, thường từ 20 giờ đến 22 giờ. Đây là thời điểm hoàn hảo để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, bà nội trợ giúp Omachi tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Cùng với đó, hàng loạt bài viết, video quảng cáo được đăng tải trên Fanpage chính thức Omachi đã thu hút được rất nhiều lượt tương tác của khách hàng. Quảng cáo bán hàng được thực hiện bằng các kênh ngoại tuyến và trực tuyến cũng là một trong những công cụ quảng bá hiệu quả của Masan.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo

Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi - Hoạt động Marketing mạnh mẽ
Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi – Hoạt động Marketing mạnh mẽ

3. Weaknesses (Điểm yếu) của mì Omachi

Bị nghi ngờ về thông tin sản phẩm:

  • Việc quảng cáo không đúng sự thật về thành phần của các loại mì là một trong những “rắc rối” mà Masan từng vướng phải. Luôn quảng cáo chiếm thời lượng đáng kể trên sóng truyền hình trong những khung giờ vàng, song nhiều quảng cáo của Masan lại “mất điểm” với người tiêu dùng khi hàng loạt bài viết, phân tích bóc mẽ Masan “nói láo”, quảng cáo thổi phồng.
  • Năm 2014, mì khoai tây Omachi (của công ty Masan) khẳng định mi khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì cho thấy khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 10g/1kg, tương đương… 1%. Như vậy, chỉ với 1% khoai tây, người tiêu dùng đặt câu hỏi, mì Omachi có gì đảm bảo để người tiêu dùng không bị nóng?

Giá thành cao hơn thu nhập trung bình của người Việt do Omachi tập trung phân khúc khách hàng thành thị nên chưa tiếp cận hiệu quả lượng lớn khách hàng ở nông thôn:

  • Thị phần ở khu vực nông thôn dường như bị Masan Consumer bỏ ngỏ (mặc dù đã tung ra thương hiệu Kokomi để đánh vào khu vực này) nhưng mọi nỗ lực là chưa đủ. Theo thống kê tại thời điểm đó, mì “3 miền” của Uniben và “Hảo Hảo” của Acecook là hai dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất với tổng thị phần trên 50% tại khu vực nông thôn.
  • Mặc dù sẽ phải cân nhắc đến yếu tố định vị nhưng Omachi nên xem xét mở rộng thương hiệu (chẳng hạn một thương hiệu con hoặc một thương hiệu bảo trợ) để đánh vào phân khúc nông thôn với mức giá phải chăng.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của khách sạn Majestic

Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi - Bị nghi ngờ về thông tin sản phẩm
Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi – Bị nghi ngờ về thông tin sản phẩm

4. Opportunities (Cơ hội) của mì Omachi

Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn:

  • Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đang xếp thứ ba thế giới về mức độ tiêu thụ mì gói. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền đã được người Việt tiêu thụ trong năm 2020, con số này tăng đáng kể so với 5,4 tỷ gói mì năm 2019.
  • Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại, nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường bao gồm Acecook, Masan Consumer, Asia Food, Uniben. Nhóm “Big 4” này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng của sản phẩm và trên hết là sức khỏe của bản thân, cũng như tiêu dùng xanh:

  • Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi sự thông minh về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản phẩm.
  • Trước bối cảnh dịch Covid-19, người dân các và nhà đầu tư đã chuyển dần thói quen mua sắm bằng các kênh tiêu dùng “xanh” và ưu tiên cho bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng.
  • Kết quả một khảo sát mới về việc sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy có đến 94% người tiêu dùng tại Việt Nam tin rằng để có sức khỏe tốt là một hành trình và 94% đang thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe trong năm 2021.
  • Kết quả này là một phần của khảo sát được thực hiện bởi Herbalife Nutrition và Hội đồng Dinh dưỡng có trách nhiệm với 3.000 người tiêu dùng ở Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của khách sạn Rex

Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi - Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn
Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi – Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn

5. Threats (Thách thức) của mì Omachi

Thị trường cạnh tranh:

  • Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt.
  • Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam. Ngành hàng mì ăn liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu 28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.
  • Dù trên thị trường mì gói Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất, nhưng 4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods đang chiếm lĩnh thị trường. Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data.
  • Bên cạnh đó, huyền thoại mì hai tôm Miliket, Vifon vẫn đang chật vật tìm lại thời hoàng kim. Cùng với đó, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
  • Cùng với đó có nhiều thương hiệu ngoại đang thâm nhập thị trường Việt Nam như Nongshim (Hàn Quốc) và Indomie (Indonesia) khiến cho thị trường ngành mì ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất:

  • Dịch bệnh Covid19 vừa qua là một bài học đắt giá về thách thức này. Acecook Việt Nam thừa nhận công ty đã gặp phải một số khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa vì các đối tác vận tải của doanh nghiệp có xuất hiện ca nhiễm Covid-19.
  • Theo đó, công ty không đủ xe tải vận chuyển hàng, gây ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị, và ảnh hưởng đến việc trung chuyển thành phẩm giữa các chi nhánh của công ty.
  • Thêm vào đó, trong đại dịch, tổng sản lượng sản xuất của công ty bị giảm so với bình thường do tình hình dịch bệnh phức tạp, cộng với việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”.
  • Tương tự, Uniben – đơn vị sản xuất thương hiệu 3 Miền, Reeva, Boncha và Joco cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ hàng hóa cho các nhà phân phối, điểm bán tại TP HCM.
  • Đồng thời, khâu giao nhận nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa cho các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị của doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn từ phía các đối tác vận tải. Chẳng hạn, việc xét duyệt đăng ký QR code cho xe tải rất khó khăn và mất nhiều thời gian, lái xe phải thường xuyên xét nghiệm, nhưng lại chưa thống nhất được quy định ở các chốt.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của khách sạn Marriott

Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi - Thị trường cạnh tranh
Phân tích mô hình SWOT của mì Omachi – Thị trường cạnh tranh

Brade Mar


Cong-viec-Marketing