Phân tích mô hình SWOT của Masan, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Masan.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Masan
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San. Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm 2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM vào ngày 05 tháng 11 năm 2009.
Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) vào tháng 07 năm 2015. Dù Công ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các công ty tiền nhiệm thì Masan Group đã hoạt động từ năm 1996.
Masan Group là công ty mẹ giữ lợi ích kinh tế kiểm soát ở các công ty The CrownX, Masan MEATLife và Masan High-Tech Materials, với lợi ích kinh tế tương ứng là 84,93%, 78,74% và 86,39% tại thời điểm 30/06/2021. The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Tỷ lệ sở hữu hợp nhất trong vốn điều lệ ở Techcombank là 20% tại ngày 30/06/2021.
Riêng với thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG), Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) có tiền thân là Công ty CP Công nghệ – Kỹ thuật – Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/06/2015, công ty đổi tên thành Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng).
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt Nam như Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư…
Bạn đã biết tổng quan về Masan. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Masan.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lazada
2. Strengths (Điểm mạnh) của Masan
Phân tích mô hình SWOT của Masan bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Masan.
Nguồn lực tài chính lớn:
- Doanh thu thuần hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 của Masan đạt 36.023 tỷ đồng, giảm 12,5% so với mức 41.196 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.
- Tuy nhiên, nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021 thì doanh thu thuần của Masan lại tăng 9,1% so với cùng kỳ do tăng trưởng tại Masan High-Tech Materials (MHT) và Masan Consumer Holdings (MCH).
- Qua đó, lợi nhuận sau thuế đạt 3.110 tỷ đồng, tăng trưởng 122,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng đạt 2.577 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022.
- Các kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2022 gồm: The CrownX (TCX), nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH) vẫn tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt doanh thu thuần 26.092 tỷ đồng.
- Qua đó, TCX ghi nhận 3.178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong nửa đầu năm 2022, tăng 11,7% và 1.146 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (NPAT Pre-MI), tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2021.
- Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của WCM đạt 14.305 tỷ đồng, giảm 1,1% và EBITDA đạt 315 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Quý 2/2022, dù doanh thu giảm 3,0%, WCM đạt biên EBITDA 2,2% do biên lợi nhuận thương mại tăng 270 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2021.
- Riêng WinMart+ đạt doanh thu 9.528 tỷ đồng, ổn định so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của WinMart đạt 4.708 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, giảm 3,4% so với cùng kỳ.
- Đáng chú ý, 60% cửa hàng WinMart+ mở mới trong nửa đầu năm đã có lãi EBITDA so với tỷ lệ 80% trên toàn chuỗi WinMart+. Các cửa hàng được mở vào trong nửa đầu năm 2022 có đà tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn so với các cửa hàng được mở vào quý 4/2021. Điều này cho thấy Ban điều hành đã liên tục cải thiện năng lực mở mới cửa hàng và tạo đà đẩy mạnh doanh thu trong 6 tháng cuối năm khi các cửa hàng mới tối ưu về mặt hiệu suất.
- Doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings đạt 12.355 tỷ đồng và EBITDA đạt 2.851 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 7,7% và 11,5% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các ngành hàng chủ lực đều tăng trưởng mạnh mẽ như thịt chế biến, cà phê và bia, với mức tăng lần lượt là 57,8%, 33,1% và 19,3%.
- Doanh thu từ các sản phẩm mới ra mắt trong Quý 4/2021 và 6T2022 đóng góp 38% vào tăng trưởng doanh thu tại MCH. Ban điều hành kỳ vọng tăng tốc ra mắt các sản phẩm mới trong nửa cuối năm 2022 để thúc đẩy đà tăng trưởng.
Hoạt động sáp nhập và mua lại mạnh mẽ:
- Xuyên suốt quá trình phát triển, Tập đoàn Masan là tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng có quy mô thị trường lớn. Tập đoàn đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hiện hữu, thúc đẩy tăng trưởng bằng các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực trọng tâm.
- Mục tiêu đặt ra của lãnh đạo Masan không chỉ dừng lại ở việc mở đường cho hàng tiêu dùng của Masan tiến vào kênh bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất Việt Nam. Xa hơn, tập đoàn này xây dựng lộ trình tạo ra ngành hàng tiêu dùng thế hệ mới theo mô hình “Point of Life” dựa vào lý thuyết 3 vòng tròn nhu cầu. Trong đó, cơ bản nhất là ngành hàng nhu yếu phẩm, tiếp theo là nhu cầu về sản phẩm tài chính và cuối cùng là nhu cầu xã hội (bao gồm kết nối hay giải trí).
- Thực tế trong nhiều năm qua, các công ty thành viên và liên kết của Tập đoàn Masan đều dẫn đầu các lĩnh vực thực phẩm chế biến và đồ uống, bán lẻ, thịt tươi sống, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, sản xuất hóa chất công nghiệp và dịch vụ tài chính (thông qua cổ phần đáng kể trong Techcombank).
- Không chỉ là những lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, đây đều là nhóm sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người tiêu dùng. Các lĩnh vực này chiếm khoảng 50% chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, theo số liệu từ Masan.
- Đại diện Masan cho biết 2021 được coi là năm bản lề cho việc tái cấu trúc chiến lược của Masan giai đoạn 2020-2030. Sau khi sáp nhật WinCommerce (WCM) thành lập The CrownX (tháng 6/2020), bước sang năm nay, Masan liên tiếp hợp tác chiến lược, mua cổ phần với những công ty phục vụ tốt cho vòng tròn 3 nhu cầu.
- Tháng 5, Masan chi 15 triệu USD mua 20% cổ phần Công ty CP Phúc Long Heritage. Đây là doanh nghiệp sở hữu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam. Tiếp đó, mạnh tay gọi vốn ngoại, Masan lựa chọn nhóm nhà đầu tư do Alibaba dẫn đầu để tận dụng nguồn vốn góp đến 400 triệu USD và thế mạnh ngành bán lẻ – công nghệ nổi trội của doanh nghiệp ngoại. Từ đó tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh tiến trình tích hợp từ offline đến online cho toàn bộ chuỗi bán lẻ quy mô nhất cả nước của Masan.
- Tháng 9, Masan mua 70% cổ phần của nhà khai thác mạng di động mới Mobicast với thương hiệu Reddi. Sau 2 tháng, mạng Reddi đã có kế hoạch thu hút người dùng bằng chương trình ra mắt ấn tượng vào ngày 20/11 sắp tới.
- Thương vụ mua cổ phần Mobicast và sự kiện ra mắt Reddi giúp Masan tích hợp thêm một mảnh ghép chiến lược vào hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”, đáp ứng vòng tròn nhu cầu số 3 về kết nối, giải trí. Như vậy, mỗi công ty thành viên, mỗi đối tác chiến lược đã góp phần tạo nên những mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái tiêu dùng, giúp Masan đáp ứng tốt nhất nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.
Quy trình chiến lược “khép kín”:
- Cùng với các đối tác chiến lược, các trụ cột kinh doanh của Masan mang đến cho khách hàng đa tiện ích. Cụ thể gồm: The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ sở hữu cả MasanConsumerHoldings (MCH) – kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu và WinCommerce (WCM) – kinh doanh bán lẻ; Masan MEATLife (MML) và công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank (TCB).
- Nếu Masan MEATLife tích hợp hoàn chỉnh chuỗi giá trị thịt với mục tiêu gia tăng năng suất ngành đạm động vật và mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt an toàn, có thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc; thì Techcombank là ngân hàng TMCP nổi tiếng tại Việt Nam với chiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ qua việc áp dụng công nghệ cao, nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong ngành dịch vụ tài chính.
- Hiện tại, tập đoàn đã khai trương 4 cửa hàng đa tiện ích tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Người tiêu dùng ghé cửa hàng VinMart+ có thể thực hiện cùng lúc việc mua sắm hàng thiết yếu, dược phẩm Phano, dịch vụ tài chính cơ bản của Techcombank, mua thức uống trà, cà phê Phúc Long và hòa mạng di động mới Reddi với đầu số 055 với tiêu chí “Sóng khỏe – Giá rẻ – Vui vẻ”. Đây là mô hình kinh doanh “Point of Life” đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng ở nhiều lứa tuổi.
- Đại diện Masan tin tưởng, bán lẻ hiện đại không chỉ thu hút khách hàng bằng khuyến mại và giảm giá. Đó là lý do tập đoàn này luôn tìm tòi và kiến tạo mô hình kinh doanh đột phá, cung cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn hiệu mạnh để mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn. Với quy mô dẫn đầu thị trường bán lẻ, gần 2.500 siêu thị/cửa hàng VinMart/VinMart+ (thời gian tới đổi tên thành WinMart/ WinMart+) sẽ dẫn đầu và tạo xu hướng bán lẻ hiện đại, đa tiện ích, đa trải nghiệm.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lifebuoy
3. Weaknesses (Điểm yếu) của Masan
Phân tích mô hình SWOT của Masan tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Masan.
Mở rộng quá mức gây phức tạp và khó quản lý, đặc biệt với phong cách quản trị kiểu truyền thống như Masan:
- Masan gần như trở nên rất phức tạp với quá nhiều lĩnh vực kinh doanh, chưa kể Tập đoàn đang giảm đà tăng trưởng và có lẽ chưa rõ ràng chiến lược dài hạn trong tương lai.
- Masan đang có những kế hoạch mở rộng rõ ràng để trở thành một tập đoàn “kinh doanh mọi thứ” tại Việt Nam. Theo Asia Nikkei, mọi người thường nói đùa rằng Masan Group chỉ là một công ty sản xuất nước mắm.
- Tuy nhiên, trên thực tế, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện có tới 84 công ty con và công ty liên kết, trải dài mọi lĩnh vực từ khai thác mỏ đến ngân hàng. Nhờ lợi thế đa ngành nghề, Masan đã thu hút được vốn đầu tư từ Alibaba của Trung Quốc và SK của Hàn Quốc trong khi đẩy mạnh vào công nghệ mới, bao gồm cả thương mại điện tử.
- Và để vững mạnh được như ngày hôm nay, tập đoàn có tuổi đời một phần tư thế kỷ này đã phải tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian để tìm ra định hướng phát triển: Trở thành một “tập đoàn vạn năng” kinh doanh mọi thứ.
Chất lượng sản phẩm còn bị nghi ngờ bởi hàng loạt các vụ tai tiếng:
- Việc quảng cáo không đúng sự thật về thành phần của các loại mì là một trong những “rắc rối” mà Masan từng vướng phải. Luôn quảng cáo chiếm thời lượng đáng kể trên sóng truyền hình trong những khung giờ vàng, song nhiều quảng cáo của Masan lại “mất điểm” với người tiêu dùng khi hàng loạt bài viết, phân tích bóc mẽ Masan “nói láo”, quảng cáo thổi phồng.
- Năm 2014, mì khoai tây Omachi (của công ty Masan) khẳng định mi khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi sau gói mì cho thấy khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 10g/1kg, tương đương… 1%. Như vậy, chỉ với 1% khoai tây, người tiêu dùng đặt câu hỏi, mì Omachi có gì đảm bảo để người tiêu dùng không bị nóng?
- Trong đoạn quảng cáo sản phẩm mì Tiến Vua bò cải chua của Masan, sợi mì không phẩm màu độc hại E102. Đặc biệt, đoạn quảng cáo còn nhấn mạnh về tác động của chất E102 đến sức khỏe con người. Trong khi sự thật thì mì Tiến Vua (loại cũ) và mỳ Omachi đều chứa E102 và ghi rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp Tartranzine 102 (E 102).
- Năm 2014, không chỉ các sản phẩm mì ăn liền quảng cáo quá lố, dòng sản phẩm nước chấm của Masan cũng sử dụng chất tạo màu HT155 đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
- Trong đó, các sản phẩm của Nam Ngư quảng cáo chiết xuất 100% từ cá ngừ nguyên chất, nhưng trên bao bì của chai nước mắm Nam Ngư, thành phần được ghi gồm: nước, muối, đạm cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất ổn định, màu tổng hợp (HT155)… Trong quảng cáo, Masan tuyệt nhiên bỏ qua chất tổng hợp HT155.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của khách sạn Intercontinental
4. Opportunities (Cơ hội) của Masan
Phân tích mô hình SWOT của Masan tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Masan.
Sự gia tăng thu nhập cá nhân:
- Thu nhập của người dân tăng từ 30 – 40% trong 10 năm qua, đạt trung bình 4.000 USD/người/năm.
- Việt Nam đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm.
Sự gia tăng dân số:
- Dân số và bia nghe thì có vẻ không liên quan nhưng thực tế ra, sự gia tăng dân số tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thực sự là cơ hội lớn mang lại cho các nhà sản xuất trong thị trường FMCG như Masan Consumer.
- Nhiều người hơn tương ứng với sự gia tăng việc tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh hơn. Điều này làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm của Masan Consumer.
Ghi nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm:
- Theo nghiên cứu tiến hành bởi Deloitte, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng mua các sản phẩm có ghi rõ nhãn và chính xác. Theo đó, gần 62% người tiêu dùng có khả năng chọn các sản phẩm không có bất kỳ chất độc hại nào, 51% nói rằng quyết định mua hàng của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi việc dán nhãn rõ ràng và 47% muốn thông tin sản phẩm được ghi chép rõ ràng
- Masan từ trước tới nay đã từng có những vụ bê bối về cung cấp thông tin dinh dưỡng sai lệch trên nhãn của mình nên có các cải tiến hoạt động, dây chuyền sản xuất để có thể cung cấp các thông tin cần thiết ngoài dinh dưỡng cho Khách hàng.
Tính minh bạch trong nguồn nguyên liệu sản xuất:
- Người tiêu dùng đang ngày càng có quan tâm và ý thức sâu sắc về nguồn thực phẩm đến từ đâu và được trồng như thế nào. Thậm chí, người tiêu dùng trẻ tuổi còn có xu hướng đặt yếu tố bền vững như một yếu tố quyết định quan trọng khi mua thực phẩm.
- Trong xã hội mà trách nhiệm của mua thực phẩm bền vững còn quan trọng hơn giá cả thì Masan nên tìm các nguồn cung ứng nguyên liệu của mình từ các đồn điền và trang trại phát triển bền vững.
Gia tăng số lượng của nhiều công ty khởi nghiệp thực phẩm nhỏ:
- Theo thời gian, ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Theo CB Insights, chỉ riêng trong năm 2015, các công ty này đã huy động được 5,5 tỷ USD. Con số này cho thấy sự hỗ trợ đáng kể cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm.
- Các công ty khởi nghiệp này đang phát triển các loại thực phẩm và đồ uống thế hệ mới, cung cấp các giải pháp khác nhau về phân phối thực phẩm, giới thiệu các mới để phát triển và bán thực phẩm.
- Trong tình hình hiện tại, các thương hiệu trên còn rất trẻ, vốn nhỏ và chưa có nhiều doanh thu, Masan có thể tăng cường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp này để giúp công ty đối mặt với những thách thức trong tương lai.
Thị trường bia tại Việt Nam tiềm năng:
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết nước ta xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.
- Báo cáo toàn cầu năm 2018 của WHO cho thấy, Việt Nam chỉ xếp sau Lào và Hàn Quốc về lượng cồn nguyên chất tiêu thụ tại châu Á. Ước tính vào năm 2016, một người Việt Nam tiêu thụ trung bình 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia mỗi năm và con số này có chiều hướng tiếp tục tăng.
- Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cảnh báo, tỷ lệ uống rượu bia ở người trưởng thành tại Việt Nam ở mức cao, đặc biệt ở nam giới. Theo kết quả điều tra yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế năm 2021, có tới hơn 64% nam giới và 10% nữ giới trưởng thành được hỏi cho biết có uống rượu bia 30 ngày qua.
Sự phát triển của thị trường trà và cà phê pha sẵn:
- Theo Báo cáo của Tập đoàn Tiếp thị Đồ uống, cà phê pha sẵn là ngành đồ uống dạng lỏng phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong 3 năm qua. Trong khi toàn ngành đồ uống chỉ tăng nhẹ, cà phê pha sẵn đã tăng đáng kinh ngạc 37%. Đồ uống lành mạnh, chẳng hạn như trà pha sẵn cũng tăng hơn 4% hàng năm.
- Mặc dù Masan có sở hữu những thương hiệu cà phê hòa tan nhưng công ty không có bất kỳ thương hiệu quá nổi bật trên thị trường. Có rất nhiều thương hiệu nhỏ hơn có thể được mua lại trong ngành hoặc công ty có thể đẩy các thương hiệu pha sẵn của riêng mình sang các phân khúc mới để tận dụng lợi thế của các lĩnh vực đồ uống đang phát triển này.
5. Threats (Thách thức) của Masan
Phân tích mô hình SWOT của Masan cuối cùng là Threats (Thách thức) của Masan.
Sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ:
- Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ có nhiều khởi sắc. Trong đó, nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được dự báo sẽ hồi phục nhanh trong năm 2022, sau 2 năm giảm liên tiếp.
- Trong báo cáo thường niên Brand Footprint 2022 mới đây của Kantar Worldpanel, đơn vị này nhận định, Vinamilk chính là thương hiệu dẫn đầu thị trường thành thị Việt Nam ở nhóm ngành FMCG với 67 CRP (Customer Reach Point – chỉ số tiếp cận người tiêu dùng). Unilever đứng thứ 2 với 52,2 CRP. Với 43,6 CRP, Masan Consumer xếp thứ 3.
- Ở thị trường nông thôn, vị thế có sự đảo ngược khi Masan Consumer vươn lên dẫn đầu với 330 CRP. Unilever đứng vị trí thứ 2 với 305 CRP còn Vinamilk xếp vị trí thứ ba với 223 CRP.
- Năm qua ngành hàng FMCG Việt Nam đối diện với loạt khó khăn, thách thức khi sự tăng trưởng có chiều hướng chậm lại. Cũng theo Kantar Worldpanel, CRP là thước đo nhằm đo lường bao nhiêu hộ gia đình trong phạm vi nghiên cứu có chọn mua một thương hiệu (tỷ lệ hộ mua) và mức độ thường xuyên mua (tần suất mua). Có thể xem thước đo này là đại diện chân thực về sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Các thế hệ mua hàng đầy phức tạp:
- Các chuyên gia thị trường cho rằng trụ cột của thị trường tiêu dùng FMCG hiện tại là Gen Y (1981 – 1995) và Gen Z (1996 – 2014). Đây cũng là đối tượng khách hàng chính của ngành hàng mang tính đặc thù này.
- Nếu như gen Y phần nào đã trải qua những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2010, thì gen Z, thế hệ sinh ra và lớn lên cùng công nghệ sẽ lần đầu đối mặt với cuộc khủng hoảng sắp tới.
- Theo Forbes, khía cạnh trải nghiệm của thế hệ trẻ đang thay đổi. Khảo sát Gen Z và Millennial (Gen Y) năm 2022 của Deloitte cho thấy mối lo lớn nhất là nền tảng tài chính bấp bênh của họ trong thế giới ngày càng đắt đỏ.
- Còn mối quan tâm cấp bách nhất của thế hệ này không còn là nhu cầu trải nghiệm, hưởng thụ cuộc sống nữa. Sự chuyển dịch mối quan tâm trong khảo sát cho thấy thực tế thị trường.
- Khi chi phí sinh hoạt, bao gồm tiền thuê nhà, phương tiện đi lại và các hóa đơn điện, nước mới là mối quan tâm hàng đầu của 29% những người lao động ở độ tuổi Gen Z. Trong khi đó, 46% chia sẻ rằng toàn bộ thu nhập của họ chỉ đủ chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% số này có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lotteria
Brade Mar