Emotional Benefits hay lợi ích cảm tính của sản phẩm là một yếu tố rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu, đặc biệt trong việc định vị và truyền thông thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều Marketers thường chỉ khai thác tốt các lợi ích lý tính của sản phẩm mà chưa thực sự khai thác có hiệu quả các thuộc tính lợi ích cảm tính của sản phẩm.
Mục lục
1. Emotional Benefits hay lợi ích cảm tính là gì?
Emotional Benefits hay lợi ích cảm tính của sản phẩm là những thuộc tính cảm xúc mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng; chỉ được xây dựng sau khi đã xây dựng lợi ích lý tính (ví dụ lợi ích mang lại sự tự tin khi gần người mình yêu khi sử dụng kem đánh răng thương hiệu X).
Với tư cách là một thương hiệu, Marketer cần bước vào “khu vực cảm xúc” trong trái tim khách hàng giống như cách làm chủ khu vực lý trí trong bộ não của họ. Không những khách hàng có khó khăn khi diễn tả cảm xúc về thương hiệu mà các Brand Managers cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Để “làm chủ” một góc trong trái tim khách hàng, Marketers cần phải tối ưu hiệu quả khi “xâm nhập” vào một khu vực cảm xúc nhất định và luôn nghĩ về mối quan hệ về mặt cảm xúc mà đối thủ có thể sở hữu. Đừng tham lam lựa chọn hàng loạt các cảm xúc bởi việc đó sẽ khiến khách hàng trở nên bối rối.
Xem thêm: Brand Architecture (Kiến trúc thương hiệu) là gì? Phân biệt Brand Architecture và Brand Portfolio
2. Các nhóm lợi ích cảm tính của sản phẩm
Theo đó, có 8 khu vực cảm xúc chính của khách hàng, tương ứng với 8 nhóm lợi ích cảm tính (Emotional Benefits) bao gồm:
- Lạc quan: Động lực, Thành công, Đặc biệt, Truyền cảm hứng
- Tự do: Thú vị, Hào hứng, Đầy sức sống
- Được chú ý: Hợp xu hướng, Nổi tiếng, Ngầu
- Hiểu biết: Thông minh
- Được yêu thích: Thân thiện, Vui vẻ
- Trong tầm kiểm soát: An toàn, Tin tưởng
- Dễ chịu: Thành thật, Gia đình
- Thoải mái: Giải trí, Đam mê
Xem thêm: Product Portfolio là gì? Ví dụ về Danh mục sản phẩm của Vinamilk
3. Ví dụ về lợi ích cảm tính của Vinamilk
Người tiêu dùng ngày nay đang đòi hỏi nhiều hơn những giá trị gia tăng ở sản phẩm như thân thiện môi trường, đóng góp cho cộng đồng hay đảm bảo phúc lợi động vật,…. Mở rộng phân khúc cao cấp, Vinamilk tập trung tạo ra những giá trị trên, chứ không phải các sản phẩm đắt đỏ để gia tăng lợi nhuận.
Theo đó, bên cạnh việc xây dựng tốt các lợi ích lý tính, Vinamilk còn xây dựng được hàng loạt các thuộc tính lợi ích cảm tính qua hàng chục thương hiệu thuộc ngành hàng đồ uống, chủ yếu là sữa và các sản phẩm từ sữa:
- Sữa nước Vinamilk: Lạc quan, an toàn, tin tưởng, nổi tiếng
- Sữa chua uống Probi: Lạc quan, an toàn, tạo niềm tin
- Sữa chua uống Susu: Năng động, an toàn, tin tưởng
- Sữa đặc có đường Ông Thọ: Thân thiện, Tin tưởng, Gia đình
- Creamer đặc có đường Ngôi sao Phương Nam: Thân thiện, Hạnh phúc, đam mê
- Sữa đậu nành hạt óc chó Vinamilk: Thông minh, năng động
Lợi ích cảm tính (Emotional Benefits) cùng với lợi ích lý tính của sản phẩm sẽ khiến sản phẩm của thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trong trái tim và tâm trí người tiêu dùng, khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh và tạo danh tiếng trên thị trường. Sẽ không có sản phẩm nào tự thân “bán chạy như tôm tươi” nếu thương hiệu không khéo léo làm nổi bật những đặc trưng chính của sản phẩm và chiếm cảm tình của khách hàng.
Xem thêm: Lợi ích lý tính (Functional Benefits) của sản phẩm là gì? Ví dụ về lợi ích lý tính của sản phẩm
Brade Mar