Phân tích mô hình SWOT của Kotex

Phân tích mô hình SWOT của Kotex, một trong những thương hiệu vệ sinh cá nhân phụ nữ nổi tiếng. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Kotex.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Kotex

Kotex là nhãn hiệu vệ sinh phụ nữ, với các sản phẩm như Kotex maxi thấm hút nhanh, băng vệ sinh mỏng và siêu mỏng cánh, tampon, đệm lót. Kotex trực thuộc Kimberly-Clark, một công ty hàng tiêu dùng có mặt ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.

Bạn đã biết tổng quan về Kotex. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Kotex.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Diana

Các thương hiệu nổi bật của Kimberly-Clark
Các thương hiệu nổi bật của Kimberly-Clark

2. Strengths (Điểm mạnh) của Kotex

Phân tích mô hình SWOT của Kotex bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Kotex.

Nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ Kimberly-Clark:

  • Kimberly-Clark Corporation là một tập đoàn chăm sóc cá nhân đa quốc gia của Mỹ sản xuất chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng chăm sóc cá nhân. Các thương hiệu lớn của Kimberly-Clark bao gồm khăn Kleenex, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ Kotex, giấy Cottonelle, Scott và Andrex, khăn lau tiện ích Wypall, khăn lau KimWipes và tã dùng một lần Huggies.
  • Được thành lập tại Neenah, Wisconsin, vào năm 1872 và có trụ sở tại Irving, Texas từ năm 1985, công ty đã điều hành các nhà máy sản xuất giấy của riêng mình trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ, nhưng đã đóng cửa nhà máy cuối cùng vào năm 2012. Với doanh thu hàng năm gần đây lên tới 18 tỷ USD mỗi năm, Kimberly-Clark thường xuyên có mặt trong danh sách Fortune 500.

Thương hiệu gần gũi với đối tượng khách hàng mục tiêu:

  • Một trong những điểm mạnh của Kotex không thể không nhắc tới chiến lược định vị thương hiệu gần gũi với đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Kotex đã cho ra mắt những sản phẩm với hình ảnh ẩn dụ, mang tính cách của một cô gái cá tính, dám đương đầu với thử thách. Chính việc thổi hồn vào trong từng sản phẩm đã giúp Kotex thu hút khách hàng và đem họ tới gần mình hơn.

Sản phẩm đa dạng:

  • Với mỗi thị trường mà Kotex thâm nhập vào, thương hiệu này đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau. Cụ thể, ở Việt Nam, Kotex đã cho ra mắt hơn 10 loại sản phẩm băng vệ sinh, một số sản phẩm nổi bật của Kotex tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Kotex khô thoáng, Kotex hàng ngày, Kotex thảo dược, Kotex ban đêm,…
  • Ngoài chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, Kotex còn tập trung cải tiến công nghệ sản xuất và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Các công nghệ của Kotex có thể kể đến công nghệ 3D siêu thấm hút, màng khử mùi hay rãnh chống tràn. Tất cả đã giúp Kotex định vị thành công thương hiệu là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng – những bạn nữ tuổi teen.

 

Hệ thống phân phối rộng khắp:

  • Kotex đã sử dụng chiến lược phát triển hệ thống phân phối rộng khắp. Cho tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn Kimberly – Clark đã có kinh nghiệm thâm nhập thị trường tại hơn 175 quốc gia. Vì vậy, việc hướng tới mở rộng quy mô và thị trường là điều không mấy khó khăn với tập đoàn lớn này.
  • Kimberly – Clark đã tập trung phân phối các sản phẩm Kotex tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị. Cụ thể, ở Việt Nam, siêu thị vẫn là địa điểm nổi tiếng mà khách hàng thường xuyên lui tới và mua băng vệ sinh, tiếp sau đó là các cửa hàng tạp hoá hay các cửa hàng tiện lợi. Ngoài các kênh vật lý, khách hàng cũng có thể đặt mua sản phẩm qua các kênh mua sắm online và sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Tiki, Lazada,…

Hoạt động Marketing nổi bật:

  • Một chiến dịch quảng cáo nổi bật của Kotex phải kể đến chiến dịch: “Bye bye label – Tự tin thể hiện, tạm biệt định kiến”. Thương hiệu này đã hợp tác với nhiều KOLs, người nổi tiếng để thu hút đông đảo giới trẻ.
  • Với thông điệp “hãy tự tin vào sắc màu cá tính riêng của bản thân và tạm biệt định kiến để sống thật với chính mình”, Kotex đã trở nên nổi tiếng hơn bằng những thông điệp ý nghĩa được truyền tải đến khách hàng mục tiêu – những cô nàng cá tính và yêu thích sự tự do.
  • Bên cạnh đó, chiến dịch “Dám làm điều phi thường” cũng được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Thông điệp chính của chiến dịch này là: “Dù có khó khăn đến mấy, con gái cũng không ngại làm điều phi thường”. Quảng cáo này đã thành công trong việc truyền cảm hứng và thể hiện được những lời nhắn gửi tích cực đến các bạn gái.
  • Không chỉ lựa chọn quảng cáo trên TV, mạng xã hội,… Kotex còn thành công khi lựa chọn hình thức quảng cáo OOH để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Chinsu

Phân tích mô hình SWOT của Kotex - Hệ thống phân phối rộng khắp
Phân tích mô hình SWOT của Kotex – Hệ thống phân phối rộng khắp

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Kotex

Phân tích mô hình SWOT của Kotex tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Kotex.

Lan truyền thông tin băng vệ sinh là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc độc:

  • Có một dạo, trên một trang web về chăm sóc sức khỏe có chia sẻ thông tin về việc sử dụng băng vệ sinh (BVS) loại siêu thấm hút có thể gây ra hội chứng sốc độc. Thông tin này đang gây hoang mang cho các bạn gái. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khẳng định đây chỉ là thông tin sai lệch về chuyên môn.
  • Theo tìm hiểu bài báo trên khi dịch từ tài liệu nước ngoài đã nhầm lẫn giữa 2 loại băng vệ sinh khác nhau là băng vệ sinh dạng que hay Tampon (còn được gọi là BVS dạng đũa, BVS dạng ống) và băng vệ sinh dạng miếng (Pads). Do không hiểu thuật ngữ chuyên môn, tác giả bài báo đã dịch “Tampon” (BVS dạng ống) là “băng vệ sinh loại siêu thấm”. Loại băng vệ sinh này có hình như chiếc que nhỏ bằng đầu ngón tay, khi sử dụng phụ nữ phải đưa vào sâu trong âm đạo (Tampon có một đoạn dây để có thể rút ra và điều chỉnh). Tampon chưa phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu được sử dụng tại Mỹ và các nước Châu u.
  • Hội chứng sốc nhiễm độc thường xảy ra khi dùng Tampon. Trong khi đó, BVS dạng miếng đang được sử dụng nhiều tại Việt Nam với 2 loại chủ yếu là: siêu thấm (bề mặt dạng lưới, thấm hút tốt, phù hợp cho bạn gái có lượng kinh nguyệt nhiều) và loại mặt bông (bề mặt bông mềm mại nhưng thấm hút không tốt bằng loại mặt lưới).
  • Các loại băng vệ sinh này khi dùng chỉ cần dán vào đáy quần lót, chúng tiếp xúc với phần ngoài của âm đạo nên hoàn toàn không có chuyện BVS dạng miếng có khả năng “hút dịch bên trong âm đạo, làm khô âm đạo”.
  • BS. Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm bảo vệ sức khỏe Bà mẹ, Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình TP. HCM cho biết “Sau khi có bài báo này đăng tải, nhiều bạn gái rất lo lắng gọi điện hỏi han tôi. Có người còn hỏi rằng “Nếu BVS siêu thấm hút được dịch âm đạo thì dùng quần lót thường chắc hẳn cũng sẽ bị hút dịch âm đạo. Suy ra chị em nên làm cho quần lót ẩm ướt để không bị bệnh?” Đây là một suy diễn sai lầm do hậu quả của bài báo, và tôi đã phải giải thích với họ rằng giữ cho vùng kín luôn thoáng sạch là điều rất cần thiết”.
  • Thông tin này ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến ngành hàng băng vệ sinh nói chung và Kotex nói riêng.

Bê bối bị thu hồi vì nhiễm khuẩn:

  • Nhà sản xuất băng vệ sinh Kotex đã nỗ lực thu hồi lại 16.500 hộp sản phẩm kém chất lượng đã bị bọn trộm đánh cắp và bán ra thị trường.
  • Tập đoàn Kimberly-Clark, chủ sở hữu của thương hiệu băng vệ sinh Kotex tại Dallas (Mỹ), cho hay 16.500 hộp băng vệ sinh Kotex Natural Balance Security bị xác nhận không đảm bảo chất lượng và đang chuẩn bị được đem đi tiêu hủy thì bị bọn trộm đánh cắp.
  • Số băng vệ sinh này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, có chứa một số kim loại hay nguyên liệu sản xuất không hoàn chỉnh.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Knorr

Phân tích mô hình SWOT của Kotex - Bê bối bị thu hồi vì nhiễm khuẩn
Phân tích mô hình SWOT của Kotex – Bê bối bị thu hồi vì nhiễm khuẩn

4. Opportunities (Cơ hội) của Kotex

Phân tích mô hình SWOT của Kotex tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Kotex.

Dân số Việt Nam ​xếp thứ 3 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới:

  • Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề công tác Dân số 6 tháng đầu năm 2019, ông Nguyễn Doãn Tú – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, dân số nước ta là 96,2 triệu người. 10 năm qua, dân số nước ta tăng 10,4 triệu người.
  • Hiện dân số Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines), thứ 15 thế giới.

Thế hệ trẻ có nhận thức mới, tư tưởng mở hơn về các vấn đề tình dục và vệ sinh cá nhân:

  • Họ không ngại trải nghiệm những sản phẩm mới. Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu chính mà các nhãn hàng băng vệ sinh hướng đến, để tận dụng lợi thế số lượng và dễ dàng chinh phục hơn.
  • Thế hệ trẻ có ý thức cộng đồng ngày càng cao, thích chia sẻ quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội; thích những ý tưởng sáng tạo, hài hước. Từ đây có thể thấy, các chương trình truyền thông, tiếp thị hướng tới các giá trị cộng đồng, những vấn đề xã hội nóng bỏng sẽ gây được thiện cảm, có mức độ hưởng ứng cao từ giới trẻ.
  • Internet phủ sóng rộng khắp, trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cao – 58 triệu người Việt Nam có sử dụng ít nhất một mạng xã hội, với thời gian online trung bình khoảng 2 giờ/ngày. Truyền thông mạng xã hội, digital marketing sẽ có hiệu quả cao, tiếp cận được lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu.

Thị trường TMĐT Việt Nam tiềm năng:

  • Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số.
  • Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô TMĐT hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
  • Trong bối cảnh COVID-19, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số.
  • Trong khi bán lẻ toàn cầu giảm do COVID-19 thì bán lẻ qua TMĐT lại tăng. Các con số thống kê và dự báo từ năm 2019 đến 2024 cho thấy TMĐT xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Tổng doanh số bán lẻ tăng bình quân hàng năm tăng 3,8%; tăng trưởng doanh số bán lẻ qua TMĐT tăng 15%; tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số bán lẻ tăng 23,4%.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Converse

Thế hệ trẻ có nhận thức mới, tư tưởng mở hơn bối bị thu hồi vì nhiễm khuẩn
Thế hệ trẻ có nhận thức mới, tư tưởng mở hơn bối bị thu hồi vì nhiễm khuẩn

5. Threats (Thách thức) của Kotex

Phân tích mô hình SWOT của Kotex cuối cùng là Threats (Thách thức) của Kotex.

Cạnh tranh mạnh mẽ với Diana:

  • Diana liên tục nỗ lực và từ sau khi “chọn mặt gửi vàng” cho tập đoàn Nhật, hãng này đã vượt đối thủ nặng ký nhất trên thị trường cả về doanh thu và lợi nhuận.
  • Xuất hiện ở Việt Nam từ 1997, trải qua hơn 20 năm hoạt động nhưng Diana không hề thua kém Kimberly-Clark về cơ cấu sản phẩm. Đặc biệt, các sản phẩm phân khúc cao cấp về tã trẻ em và băng vệ sinh của hãng này còn được người tiêu dùng đón nhận và trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường. Thời kỳ đầu thương hiệu này là của gia đình ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank). Sau khi cán mốc doanh thu nghìn tỷ ông đã bán 95% cổ phần Diana cho tập đoàn hàng tiêu dùng Unicharm của Nhật Bản với giá gần 200 triệu USD. Sau cuộc đổi chủ này, Diana đổi tên thành Diana Unicharm, từ đó hoạt động kinh doanh của công ty lên như “diều gặp gió”.
  • Ngay trong năm đầu tiên về tay người Nhật, doanh thu Diana đạt 2.523 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 50% so với năm trước đó. Đến 2015, công ty đạt 4.513 tỷ đồng, vượt mặt Kimberly-Clark Việt Nam. Đến năm 2016, doanh thu công ty này đã cán mốc 5.050 tỷ đồng.
  • Doanh thu tăng trưởng “bứt phá” đã giúp 2016 Diana lãi sau thuế 819 tỷ đồng, tăng 217 tỷ so với 2015. Tính đến ngày 31/12/2016, lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp này đạt 1.153 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.882 tỷ.
  • Như vậy, doanh thu của Diana Unicharm nhỉnh hơn Kimberly-Clark 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận mà hãng này đạt được lại cao hơn 1,6 lần. Theo báo cáo tài chính của Diana Unicharm, sở dĩ lợi nhuận công ty này tốt là nhờ doanh nghiệp tiết giảm chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Cụ thể, trong năm 2016, nếu chi phí lãi vay của Diana Unicharm chỉ vài tỷ đồng thì Kimberly-Clark Việt Nam cao hơn gấp 6,5 lần. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Kimberly-Clark Việt Nam lên tới 328 tỷ, gần gấp đôi so với Diana Unicharm. Ngoài ra, chi phí bán hàng của Kimberly-Clark Việt Nam cũng cao hơn đáng kể so với Diana. Trong năm 2016, Kimberly-Clark Việt Nam chi ra 1.148 tỷ đồng chi phí bán hàng, tương đương 23% doanh thu. Trong khi đó, chi phí bán hàng của Diana Unicharm chỉ là 984 tỷ đồng, chiếm 19% doanh thu.
  • Theo đánh giá của Tập đoàn Diana Unicharm, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong ASEAN về lượng dân số, đồng thời, đây là thị trường chưa khai thác hết tiềm năng nên sắp tới công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm, đồng thời, đầu tư công nghệ sản xuất để chiếm ưu thế.

Thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu:

  • Các nhà sản xuất băng vệ sinh cho biết sự thiếu hụt bắt nguồn từ nhiều yếu tố, như thách thức về nhân sự ở nhà máy, tắc nghẽn vận chuyển và chi phí các nguyên liệu thô gia tăng.
  • CVS, Target và Walgreens xác nhận tình trạng nguồn cung băng vệ sinh hạn chế ở một số cửa hàng. Người phát ngôn của CVS cho biết trong những tuần gần đây, các nhà cung cấp không thể đáp ứng đầy đủ đơn hàng mà công ty đã đặt. Các công ty cho biết họ đang làm việc với các nhà sản xuất băng vệ sinh dạng ống (tampon) để bổ sung hàng trong kho càng sớm càng tốt.
  • Tập đoàn P&G – hãng sản xuất Tampax, thương hiệu băng vệ sinh phổ biến nhất ở Mỹ – gần đây cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô cho những sản phẩm chăm sóc phụ nữ. Họ khẳng định vấn đề về nguồn cung chỉ là tạm thời và “Tampax đang sản xuất băng vệ sinh 24/7 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng”.
  • TOP The Organic Project – công ty khởi nghiệp sản xuất băng vệ sinh ở châu u – nói chi phí đưa băng vệ sinh đến Mỹ đã tăng 300% so với năm ngoái.
  • Các nguyên liệu thô sử dụng làm băng vệ sinh – bông, tơ tằm, đôi khi là bột giấy – là một số nguyên liệu thô cần thiết nhất trong suốt đại dịch bởi chúng được dùng trong các sản phẩm y tế.
  • Khi nhu cầu tăng quá cao, nguồn cung bị thu hẹp lại. Và khi phụ nữ liên tục săn lùng băng vệ sinh, các nhà sản xuất đã tăng ngay giá sản phẩm chăm sóc phụ nữ.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Ananas

Phân tích mô hình SWOT của Kotex - Cạnh tranh mạnh mẽ với Diana
Phân tích mô hình SWOT của Kotex – Cạnh tranh mạnh mẽ với Diana

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing