Phân tích mô hình SWOT của Diana

Phân tích mô hình SWOT của Diana, một trong những thương hiệu vệ sinh cá nhân phụ nữ nổi tiếng. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Diana.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Diana

Với phương châm “Đưa tiến bộ của thế giới đến với phụ nữ Việt Nam”, ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, Diana Unicharm luôn đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này vào sản xuất trong nước, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với mức giá phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Công nghệ sản xuất BVS và tã trẻ em của Diana Unicharm là dây chuyền hiện đại bậc nhất hiện nay tại Italy và Việt Nam.

Từ năm 1999 cho đến nay sản phẩm Diana luôn được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Diana Unicharm là công ty sản xuất BVS đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001:2000 (do tổ chức SGS-Vương quốc Anh cấp) là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được Hội sản phụ khoa khuyên dùng.

Cho đến nay, thị phần của Công ty trên thị trường BVS và tã trẻ em có mức tăng trung bình 30%/năm. Hệ thống phân phối của công ty được đặt trên 61 tỉnh thành phố trong cả nước đội ngũ nhân viên năng động và nhiều kinh nghiệm. Sản phẩm BVS Diana cũng đã có mặt trên thị trường quốc tế như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Campuchia, v.v.

Bạn đã biết tổng quan về Diana. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Diana.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Chinsu

Các sản phẩm của Diana Unicharm tại Việt Nam
Các sản phẩm của Diana Unicharm tại Việt Nam

2. Strengths (Điểm mạnh) của Diana

Phân tích mô hình SWOT của Diana bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Diana.

Nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ Unicharm:

  • Unicharm Corporation là một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất các sản phẩm vệ sinh dùng một lần, các sản phẩm làm sạch gia đình, chuyên sản xuất tã cho cả trẻ sơ sinh và người lớn không tự chủ, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ và các sản phẩm chăm sóc thú cưng.
  • Công ty có hoạt động tại 80 quốc gia và là công ty dẫn đầu thị trường châu Á về các sản phẩm chăm sóc trẻ em và phụ nữ. Nó giữ thị phần hàng đầu của doanh số bán tã ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Thị phần của công ty đang nhanh chóng mở rộng ở Ấn Độ.
  • Unicharm tại Việt Nam có tên chính thức là Công ty cổ phần Diana Unicharm. Thành lập vào năm 1997, Diana Unicharm là công ty hàng đầu trong ngành hàng sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng như Diana, Bobby, MamyPoko, Moony, Caryn, Care và E’mos.
  • Bốn ngành hàng mà Diana Unicharm hoạt động tại Việt Nam bao gồm: Chăm sóc trẻ em (Bobby, MamyPoko); Chăm sóc phụ nữ (Diana, Sofy); Chăm sóc sức khỏe (Caryn); Làm sạch (Fressi Care, E’mos).

Sản phẩm cải tiến liên tục:

  • Trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ cụ thể là băng vệ sinh thì hai ông lớn là Diana và Kotex. Hai thương hiệu này đã chia nhau hơn 80% thị trường Việt Nam.
  • Để cạnh tranh sát sao với ông lớn đến từ tập đoàn có hơn 150 năm kinh nghiệm như Kimberly Clark (thương hiệu Kotex) tại thị trường Việt Nam và vươn xa sang các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan và khu vực Châu Á thì Diana đã miệt mài nỗ lực để cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và người dùng.
  • Đa dạng mẫu mã như băng vệ sinh ban ngày, băng vệ sinh ban đêm và băng vệ sinh dùng hằng ngày. Hoặc về độ dày mỏng chiều theo sở thích của các chị em phụ nữ thì Diana có băng vệ sinh mỏng, siêu mỏng, băng vệ sinh có cánh hay không có cánh,…
  • Chất liệu cao cấp được chọn lọc bởi Unicharm mang đến cho người dùng cảm giác mềm mại, an toàn cho vùng kín mà vẫn chống rò rỉ tốt.
  • Công nghệ vi sợi độc quyền của Unicharm cùng với lớp bông cellulose cho khả năng thấm tan dịch kinh đặc và thấm nhanh, giữ cho bề mặt băng luôn khô ráo, tạo sự thoải mái cho người dùng.
  • Chống tràn hiệu quả với thiết kế lõi siêu thấm, khóa chặt chất lỏng, ngăn chặn tối ưu tình trạng trào ngược. Đồng thời phần rãnh chống tràn được thiết kế thông tin đặc biệt chống co rúm hiệu quả, giúp cho chị em phụ nữ vận động thoải mái hơn.
  • Một số dòng sản phẩm sở hữu công nghệ mới lạ mang đến trải nghiệm thú vị cho người dùng. Chẳng hạn như công nghệ Ice Cool tạo cảm giác mát lạnh duy trì cả ngày dài, giúp ngăn mùi hiệu quả mà còn tăng trải nghiệm của người dùng vì cảm giác mát lạnh này “đánh tan” sự hầm bí khi mang băng vệ sinh.

Hoạt động Marketing nổi bật:

  • Có mặt tại Việt Nam từ 1997, Diana dần khẳng định vị thế trên thị trường bằng hàng loạt chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Nhãn hàng tiên phong kết nối với người dùng bằng các tuyên ngôn nữ quyền ấn tượng từ gần 10 năm trước.
  • Bắt đầu với tuyên ngôn “Là con gái thật tuyệt”, Diana liên tục tổ chức hàng loạt sự kiện dành riêng cho phát triển đồng thời lan tỏa thông điệp giúp các bạn nữ tự hào về chính mình và theo đuổi đam mê. Chiến dịch “Làm điều mình yêu, con gái là bánh bèo vô địch” hay “Yêu. Tin. Hành động” đã kết nối hàng triệu bạn gái trên toàn quốc và truyền đi những thông điệp tích cực.
  • Không dừng lại ở những cuộc thi để con gái tự tin theo đuổi ước mơ, các thông điệp truyền cảm hứng hay những màn tranh luận trên mạng xã hội, nhãn hàng còn mạnh tay đầu tư vào các đại nhạc hội dành riêng cho phái đẹp.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Knorr

Phân tích mô hình SWOT của Diana - Hoạt động Marketing nổi bật
Phân tích mô hình SWOT của Diana – Hoạt động Marketing nổi bật

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Diana

Phân tích mô hình SWOT của Diana tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Diana.

Lan truyền thông tin băng vệ sinh là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc độc:

  • Có một dạo, trên một trang web về chăm sóc sức khỏe có chia sẻ thông tin về việc sử dụng băng vệ sinh (BVS) loại siêu thấm hút có thể gây ra hội chứng sốc độc. Thông tin này đang gây hoang mang cho các bạn gái. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khẳng định đây chỉ là thông tin sai lệch về chuyên môn.
  • Theo tìm hiểu bài báo trên khi dịch từ tài liệu nước ngoài đã nhầm lẫn giữa 2 loại băng vệ sinh khác nhau là băng vệ sinh dạng que hay Tampon (còn được gọi là BVS dạng đũa, BVS dạng ống) và băng vệ sinh dạng miếng (Pads). Do không hiểu thuật ngữ chuyên môn, tác giả bài báo đã dịch “Tampon” (BVS dạng ống) là “băng vệ sinh loại siêu thấm”. Loại băng vệ sinh này có hình như chiếc que nhỏ bằng đầu ngón tay, khi sử dụng phụ nữ phải đưa vào sâu trong âm đạo (Tampon có một đoạn dây để có thể rút ra và điều chỉnh). Tampon chưa phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu được sử dụng tại Mỹ và các nước Châu u.
  • Hội chứng sốc nhiễm độc thường xảy ra khi dùng Tampon. Trong khi đó, BVS dạng miếng đang được sử dụng nhiều tại Việt Nam với 2 loại chủ yếu là: siêu thấm (bề mặt dạng lưới, thấm hút tốt, phù hợp cho bạn gái có lượng kinh nguyệt nhiều) và loại mặt bông (bề mặt bông mềm mại nhưng thấm hút không tốt bằng loại mặt lưới).
  • Các loại băng vệ sinh này khi dùng chỉ cần dán vào đáy quần lót, chúng tiếp xúc với phần ngoài của âm đạo nên hoàn toàn không có chuyện BVS dạng miếng có khả năng “hút dịch bên trong âm đạo, làm khô âm đạo”.
  • BS. Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm bảo vệ sức khỏe Bà mẹ, Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình TP. HCM cho biết “Sau khi có bài báo này đăng tải, nhiều bạn gái rất lo lắng gọi điện hỏi han tôi. Có người còn hỏi rằng “Nếu BVS siêu thấm hút được dịch âm đạo thì dùng quần lót thường chắc hẳn cũng sẽ bị hút dịch âm đạo. Suy ra chị em nên làm cho quần lót ẩm ướt để không bị bệnh?” Đây là một suy diễn sai lầm do hậu quả của bài báo, và tôi đã phải giải thích với họ rằng giữ cho vùng kín luôn thoáng sạch là điều rất cần thiết”.
  • Thông tin này ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến ngành hàng băng vệ sinh nói chung và Diana nói riêng.

Hàng giả, hàng nhái:

  • Ngày 29/3/2021, Công ty cổ phần Diana Unicharm xác nhận, lô hàng với gần 2.000 băng vệ sinh mà cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ tại một Cơ sở kinh doanh gần chợ Vinh (Nghệ An) là giả mạo nhãn hiệu đã được Công ty đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
  • Trước đó, ngày 18/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh giấy, băng vệ sinh các loại ở khu vực gần chợ Vinh.
  • Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện tại 02 cơ sở đang bán 1.974 gói băng vệ sinh có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Diana. Lô hàng có tổng giá trị trên 38.000.000 đồng. Cơ quan chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm và chờ xác minh từ phía Công ty cổ phần Diana Unicharm.
  • Sau khi có xác minh số hàng trên là giả mạo, cơ quan chức năng đã trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 33.500.000 đồng, tịch thu toàn bộ gói băng vệ sinh giả mạo nhãn hiệu, đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm với thời hạn là 60 ngày.
  • Theo các chuyên gia, băng vệ sinh giả thường được sản xuất với quy trình kém chất lượng, có nhiều chất độc hại không rõ nguồn gốc, độ hút ẩm kém… gây ra các bệnh phụ khoa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên. Khi dùng phải băng vệ sinh kém chất lượng, người dùng sẽ gặp các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ vùng kín, dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi, khó chịu…
  • Diana là hãng băng vệ sinh nổi tiếng tại Việt Nam và có số lượng khách hàng lớn. Do đó, loại băng vệ sinh này cũng thường xuyên bị làm nhái.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Converse

Phân tích mô hình SWOT của Diana - Hàng giả, hàng nhái
Phân tích mô hình SWOT của Diana – Hàng giả, hàng nhái

4. Opportunities (Cơ hội) của Diana

Phân tích mô hình SWOT của Diana tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Diana.

Dân số Việt Nam ​xếp thứ 3 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới:

  • Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề công tác Dân số 6 tháng đầu năm 2019, ông Nguyễn Doãn Tú – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – KHHGĐ, Bộ Y tế cho biết, dân số nước ta là 96,2 triệu người. 10 năm qua, dân số nước ta tăng 10,4 triệu người.
  • Hiện dân số Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines), thứ 15 thế giới.

Thế hệ trẻ có nhận thức mới, tư tưởng mở hơn về các vấn đề tình dục và vệ sinh cá nhân:

  • Họ không ngại trải nghiệm những sản phẩm mới. Đây là đối tượng khách hàng mục tiêu chính mà các nhãn hàng băng vệ sinh hướng đến, để tận dụng lợi thế số lượng và dễ dàng chinh phục hơn.
  • Thế hệ trẻ có ý thức cộng đồng ngày càng cao, thích chia sẻ quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội; thích những ý tưởng sáng tạo, hài hước. Từ đây có thể thấy, các chương trình truyền thông, tiếp thị hướng tới các giá trị cộng đồng, những vấn đề xã hội nóng bỏng sẽ gây được thiện cảm, có mức độ hưởng ứng cao từ giới trẻ.
  • Internet phủ sóng rộng khắp, trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cao – 58 triệu người Việt Nam có sử dụng ít nhất một mạng xã hội, với thời gian online trung bình khoảng 2 giờ/ngày. Truyền thông mạng xã hội, digital marketing sẽ có hiệu quả cao, tiếp cận được lượng lớn đối tượng khách hàng mục tiêu.

 

Thị trường TMĐT Việt Nam tiềm năng:

  • Trong những năm gần đây, thị trường TMĐT Việt Nam ngày càng được mở rộng và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến. Với sự đa dạng về mô hình hoạt động, đối tượng, quy trình hoạt động, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet, ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng của phát triển kinh tế số
  • Tại Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô TMĐT hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên 57 tỷ USD. Báo cáo cũng ghi nhận có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
  • Trong bối cảnh COVID-19, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất và hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng 2 con số.
  • Trong khi bán lẻ toàn cầu giảm do COVID-19 thì bán lẻ qua TMĐT lại tăng. Các con số thống kê và dự báo từ năm 2019 đến 2024 cho thấy TMĐT xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Tổng doanh số bán lẻ tăng bình quân hàng năm tăng 3,8%; tăng trưởng doanh số bán lẻ qua TMĐT tăng 15%; tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số bán lẻ tăng 23,4%.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Ananas

Phân tích mô hình SWOT của Diana - Thị trường TMĐT Việt Nam tiềm năng
Phân tích mô hình SWOT của Diana – Thị trường TMĐT Việt Nam tiềm năng

5. Threats (Thách thức) của Diana

Phân tích mô hình SWOT của Diana cuối cùng là Threats (Thách thức) của Diana.

Cạnh tranh mạnh mẽ với Kotex:

  • Tại Việt Nam dù có nhiều nhãn hiệu băng vệ sinh phụ nữ, nhưng Kotex và Diana vẫn là hai cái tên nổi bật và chiếm phần lớn thị phần. Trên thị trường hiện có hơn 10 thương hiệu có tiếng về sản phẩm chăm sóc gia đình, trẻ em và băng vệ sinh chuyên dụng. Trong đó, Diana và Kotex đang dẫn đầu thị phần và chiếm tới 80%, 20% còn lại thuộc về các nhãn hiệu khác.
  • Vào Việt Nam từ rất sớm, trải qua 27 năm hoạt động, Kotex nhanh chóng phủ khắp Việt Nam và sự xuất hiện của họ đã thổi một luồng gió mới cho nhóm ngành ngày. Kotex – sản phẩm của Kimberly Clark Worldwide (KCW), tập đoàn hàng đầu thế giới về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình, chăm sóc sức khỏe em bé và trẻ em cùng những sản phẩm vệ sinh chuyên dụng.
  • Theo báo cáo của Kimberly Clark World, Việt Nam là thị trường tiềm năng với hơn 90 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm số lượng lớn. Bằng kinh nghiệm thâm nhập nhiều thị trường trên thế giới, Kotex nhanh chóng chiếm thị phần, giúp doanh thu qua các năm của hãng này liên tục tăng. Trong năm 2015, doanh thu thuần của Kimberly-Clark Việt Nam đạt 4.499 tỷ đồng và đến năm 2016 tăng lên 4.948 tỷ.
  • Nhờ doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận gộp mang về cho doanh nghiệp này 2.321 tỷ đồng năm 2016 và 1.945 tỷ đồng 2015. Sau khi trừ tất cả các chi phí thì lãi sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 485,6 tỷ và 340 tỷ đồng.

Thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu:

  • Các nhà sản xuất băng vệ sinh cho biết sự thiếu hụt bắt nguồn từ nhiều yếu tố, như thách thức về nhân sự ở nhà máy, tắc nghẽn vận chuyển và chi phí các nguyên liệu thô gia tăng.
  • CVS, Target và Walgreens xác nhận tình trạng nguồn cung băng vệ sinh hạn chế ở một số cửa hàng. Người phát ngôn của CVS cho biết trong những tuần gần đây, các nhà cung cấp không thể đáp ứng đầy đủ đơn hàng mà công ty đã đặt. Các công ty cho biết họ đang làm việc với các nhà sản xuất băng vệ sinh dạng ống (tampon) để bổ sung hàng trong kho càng sớm càng tốt.
  • Tập đoàn P&G – hãng sản xuất Tampax, thương hiệu băng vệ sinh phổ biến nhất ở Mỹ – gần đây cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô cho những sản phẩm chăm sóc phụ nữ. Họ khẳng định vấn đề về nguồn cung chỉ là tạm thời và “Tampax đang sản xuất băng vệ sinh 24/7 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng”.
  • TOP The Organic Project – công ty khởi nghiệp sản xuất băng vệ sinh ở châu u – nói chi phí đưa băng vệ sinh đến Mỹ đã tăng 300% so với năm ngoái.
  • Các nguyên liệu thô sử dụng làm băng vệ sinh – bông, tơ tằm, đôi khi là bột giấy – là một số nguyên liệu thô cần thiết nhất trong suốt đại dịch bởi chúng được dùng trong các sản phẩm y tế.
  • Khi nhu cầu tăng quá cao, nguồn cung bị thu hẹp lại. Và khi phụ nữ liên tục săn lùng băng vệ sinh, các nhà sản xuất đã tăng ngay giá sản phẩm chăm sóc phụ nữ.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của CGV

Phân tích mô hình SWOT của Diana - Cạnh tranh mạnh mẽ với Kotex
Phân tích mô hình SWOT của Diana – Cạnh tranh mạnh mẽ với Kotex

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing