Chiến lược phân phối rộng rãi (Extensive Distribution) là một trong ba chiến lược phân phối chính được các công ty sử dụng, bên cạnh chiến lược phân phối độc quyền và chiến lược phân phối chọn lọc. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về Chiến lược phân phối rộng rãi.
Mục lục
1. Chiến lược phân phối rộng rãi là gì?
Chiến lược phân phối rộng rãi (Extensive Distribution) là chiến lược phân phối mà trong đó, nhà sản xuất sử dụng tất cả các nhà phân phối, các kênh phân phối sản phẩm trên một vùng thị trường xác định (tìm càng nhiều điểm tiêu thụ càng tốt).
Với chiến lược phân phối rộng rãi, sản phẩm/ dịch vụ được phân phối càng nhiều càng tốt. Chiến lược phân phối rộng rãi đặc biệt phù hợp với các sản phẩm thuận tiện, có tần suất mua cao. Cách này có thể có ích trong ngắn hạn, còn trong dài hạn, nó thúc đẩy các cửa hàng bán lẻ cạnh tranh nhau và có thể làm giảm lợi nhuận.
Chiến lược phân phối nhằm mục đích truyền bá về một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm cụ thể cho nhiều người. Việc lựa chọn chiến lược phân phối phù hợp là một quyết định quan trọng có thể đưa doanh nghiệp đi đến thành công hoặc tụt giảm sa sút. Mặc dù chiến lược phân phối rộng rãi ban đầu nghe có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng đòi hỏi rất nhiều nguồn lực để thực hiện, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp mới thành lập, v.v.
Một số yếu tố cần lưu ý khi chọn chiến lược phân phối rộng rãi cho doanh nghiệp:
- Loại sản phẩm: Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng (các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh – FMCG) thường áp dụng chiến lược phân phối rộng rãi.
- Ngân sách: Ngân sách có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải xem xét khi lựa chọn chiến lược phân phối tốt nhất. Một chiến lược phân phối rộng rãi có thể yêu cầu một ngân sách khổng lồ để thực hiện, vì vậy hãy chuẩn bị để thực hiện một vài khoản cắt giảm ở những nơi khác.
- Trung gian phân phối: Các trung gian phân phối (bán buôn, bán lẻ) giúp đảm bảo việc phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét ngân sách cũng của mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Xem thêm: Chiến lược phân phối chọn lọc là gì? Ví dụ về chiến lược phân phối chọn lọc
2. Ưu nhược điểm của chiến lược phân phối rộng rãi
Ưu điểm của chiến lược phân phối rộng rãi:
- Phạm vi rộng: Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường là lớn nhất.
- Nâng cao nhận thức về sản phẩm: Chiến lược phân phối rộng rãi làm tăng nhận thức về sản phẩm và giúp tạo ra tiếng vang trong số các khách hàng tiềm năng. Các công ty có thể dễ dàng tối đa hóa những kết quả này bằng cách tăng cường đầu tư và nỗ lực hơn nữa trong hoạt động tiếp thị.
- Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối/ kênh phân phối; nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối.
Nhược điểm của chiến lược phân phối rộng rãi:
- Đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn: Thay vì tập trung vào một vài cửa hàng, chiến lược phân phối rộng khắp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu hao sức lực của mình qua vô số kênh Marketing. Điều này cũng sẽ yêu cầu quyền truy cập vào một số lượng lớn hơn các nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp nhỏ có thể không có quyền truy cập, đặc biệt là trong thời gian đầu.
- Khó kiểm soát: Do phạm vi tiếp cận rộng rãi, các công ty có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức độ bao phủ thị trường, cũng có thể gặp khó khăn trong việc tăng doanh số bán hàng nếu họ không có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược này. Thậm chí nhà sản xuất sẽ mất quyền kiểm soát hoạt động của kênh (trưng bày, sắp xếp, dịch vụ bổ sung, giá bán).
- Hiệu quả kém trong việc xây dựng uy tín hình ảnh thương hiệu.
- Nguy cơ hàng giả, hàng nhái cao.
Xem thêm: Chiến lược phân phối độc quyền là gì? Ví dụ về chiến lược phân phối độc quyền
3. Những thị trường sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi
Chiến lược phân phối rộng rãi được áp dụng nhiều nhất trong thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG). Tại thị trường này, mục tiêu của doanh nghiệp là gia tăng số lượng bán và thâm nhập tối đa thị trường ở một khu vực nào đó.
Một số ngành hàng thuộc thị trường FMCG sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi bao gồm:
- Bánh kẹo
- Sữa
- Nước giải khát
- Đồ ăn vặt
- Mì gói
- Gia vị
- v.v.
Một số tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi bao gồm:
- Nestle
- P&G
- Unilever
- Coca Cola
- PepsiCo
- AB InBev
- v.v.
Xem thêm: Cấu trúc kênh phân phối và chiến lược phân phối Marketing
4. Ví dụ về chiến lược phân phối rộng rãi
Ví dụ về chiến lược phân phối rộng rãi của Unilever Việt Nam. Unilever chính là một tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của Anh và Hà Lan, tập đoàn này được biết đến với các sản phẩm tiêu dùng nhanh vô cùng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng mà mọi gia đình chắc chắn sẽ sử dụng ít nhất một sản phẩm của Unilever.
Từ các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân hay thức ăn, đồ uống,.. Những thứ được tiêu thụ hàng ngày và là những đồ dùng không thể cắt giảm trong mỗi nhà. Một số những nhãn hiệu vô cùng nổi tiếng của Unilever được nhiều tin dùng đó chính là: Knorr, Lipton, Omo, Lux, Lifebuoy, Vim, Dove, Close-up, Sunsilk, Hazeline, Vaseline, Clear, Pond,..
Với doanh thu vô cùng lớn đối với từng nhãn hiệu đã chứng tỏ một sức hút không hề nhỏ của các sản phẩm đến từ nhà Unilever. Cùng với Procter & Gamble (P&G), các sản phẩm của Unilever đã thống trị thị trường sản xuất hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam.
Với mục tiêu tiêu chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, Unilever đã đặt nhiều chi nhánh trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Bằng chứng là năm 1995, Unilever Việt Nam được thành lập và cũng chính là một bước đi trong tầm nhìn chiến lược tổng thể của Unilever.
Hệ thống phân phối của Unilever được trải dài khắp toàn quốc, bởi các hệ thống nhà phân phối Unilever, việc xây dựng thêm các nhà phân phối Unilever ở các tỉnh thành và có đội ngũ nhân sự bán hàng chuyên làm việc tại các nhà phân phối này nhằm mục đích tiếp cận và chăm sóc các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini trên toàn quốc.
Đối với một số tỉnh thành lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng các nhà phân phối Unilever có thể lên đến 5-7 Nhà phân phối, đối với một số tỉnh thành khác, dao động từ 2-3 nhà phân phối. Các hệ thống phân phối của Unilever trải dài toàn quốc, chính vì vậy rất khó để có thể tìm kiếm được thông tin, danh sách của nhà cung cấp trên toàn quốc.
Đối với mỗi cửa hàng tạp hóa, hay các siêu thị mini, sẽ có những nhà phân phối Unilever đóng trên địa bàn của mình, và chính họ cũng sẽ là đơn vị cung cấp cho khu vực đó theo sự phân chia địa bàn từ công ty Unilever Việt Nam.
Hiện nay Unilever tại Việt Nam đã xây dựng mạng lưới phân phối gồm hơn 150 đại lý phân phối, 300.000 cửa hàng bán lẻ, hợp tác với gần 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc qua chuỗi cung ứng trên cả nước.
Brade Mar