Phân tích Chiến lược Marketing của Volkswagen, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Volkswagen liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Volkswagen
Volkswagen là một thương hiệu xe hơi của Đức có trụ sở tại Wolfsburg, Lower Saxony thuộc sở hữu của Volkswagen Group. Được thành lập vào năm 1937 bởi Mặt trận Lao động Đức, thương hiệu Volkswagen được biết đến với loại xe beetle (xe con bọ) mang tính biểu tượng của hãng
Đây là thương hiệu hàng đầu (flagship brand) của Volkswagen Group, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng vào năm 2016 và 2017. Thị trường lớn nhất của tập đoàn là ở Trung Quốc, nơi mang lại 40% doanh thu và lợi nhuận. Thuật ngữ Volk của Đức có nghĩa là “con người” (people), do đó Volkswagen được dịch thành “xe của mọi người” (people’s car).
Bây giờ bạn đã biết về Volkswagen, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Volkswagen.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Volkswagen

2. Chiến lược sản phẩm của Volkswagen
Chiến lược Marketing của Volkswagen – Chiến lược sản phẩm của Volkswagen.
Volkswagen là thành viên sáng lập của Volkswagen Group, một tập đoàn quốc tế lớn phụ trách nhiều thương hiệu xe hơi và xe tải, bao gồm Audi, SEAT, Porsche, Lamborghini, Bentley, Bugatti, Scania, MAN và Škoda.
Trong năm 2010, Volkswagen đã đạt doanh số kỷ lục 6.29 triệu xe, với thị phần toàn cầu là 11.4%. Năm 2008, Volkswagen trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba trên thế giới, và tính đến năm 2016, Volkswagen là nhà sản xuất lớn thứ hai trên toàn thế giới. Hai thị trường cốt lõi của Volkswagen Group là Đức và Trung Quốc.
Năm 2011, Volkswagen được vinh danh trong Top 25 công ty lớn nhất thế giới do Forbes Global 2000 bình chọn.
Vào tháng 7 năm 2019, Volkswagen đã đầu tư 2.6 tỷ đô la vào Argo AI, một công ty khởi nghiệp tập trung vào phát triển xe tự lái.
Năm 2020, Tập đoàn Volkswagen (VW) công bố chiến lược New Auto với định hướng phát triển xe hơi cho đến cuối năm 2030. Đây là một kế hoạch táo bạo và có phần mạo hiểm, vì nó yêu cầu hãng phải tiếp tục tinh gọn hóa. Mục tiêu của chiến lược là chuyển tối đa số xe của tập đoàn VW sang một hệ thống duy nhất tích hợp cả nền tảng khung gầm, pin và phần mềm. Ba cột trụ chính tạo nên chiến lược này là phần mềm, điện hóa và công nghệ xe tự hành.
Volkswagen dự kiến sẽ bắt đầu hưởng lợi từ công nghệ tự lái ngay sau năm 2025, khi hãng này sẽ ra mắt dịch vụ taxi tự động đầu tiên (tại một nước ở châu Âu và sau đó là ở Hoa Kỳ). Dịch vụ này sẽ dựa trên phiên bản tự lái của ID Buzz sắp ra mắt của Volkswagen, sử dụng hệ thống tự lái Cấp 4 theo quy chuẩn SAE do Argo AI – công ty do VW đồng sở hữu cùng Ford – phát triển.
Ngoài ra, Chiến lược Marketing của Volkswagen cũng đang phát triển hệ thống tự lái của riêng mình thông qua bộ phận Cariad. Hệ thống tự lái này dự kiến cũng sẽ được đánh giá ở Cấp độ 4 và sẽ được cung cấp cho tất cả các thương hiệu của Tập đoàn VW (nhưng lộ trình thì chưa được xác nhận).
Tuy nhiên, khả năng tự lái cũng chỉ là một khía cạnh của tính di động (mobility) của xe hơi trong tương lai. Đó là lý do tại sao Cariad cũng đang phát triển một nền tảng khác bao gồm tất cả các dịch vụ từ cho thuê, đăng ký cho đến chia sẻ và đặt xe. VW đang nối gót những công ty như Uber và Lyft.
Chiến lược Marketing của Volkswagen cũng có kế hoạch chuyển đổi cơ bản. Hãng rất kỳ vọng phần lớn xe của mình sẽ là xe điện vào cuối 2030. Hầu hết các phương tiện này sẽ dựa trên một nền tảng duy nhất được gọi là Nền tảng Hệ thống Có thể nhân rộng (Scalable Systems Platform, SSP). Nền tảng này sẽ thay thế các nền tảng MQB, MSB và MLB hiện tại của VW dành cho xe đốt trong và thậm chí cả nền tảng MEB mới và nền tảng PPE EV sắp ra mắt.
SSP sẽ xuất hiện dưới dạng mô hình lần đầu tiên vào năm 2026 (dự kiến là mẫu Project Trinity). VW dự tính sẽ có tới 40 triệu xe sẽ được chế tạo trên SSP trong suốt thời gian hoạt động của nền tảng này. Sự ra đời của nền tảng này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí và giảm độ phức tạp cho tập đoàn VW.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Volkswagen trong các Chiến lược Marketing của Volkswagen.

3. Chiến lược giá của Volkswagen
Chiến lược Marketing của Volkswagen – Chiến lược giá của Volkswagen.
Volkswagen là nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, với 34.500 xe được bán ra mỗi ngày, Chiến lược Marketing của Volkswagen định giá các sản phẩm cạnh tranh cho một số quốc gia đang phát triển và giá mềm hơn một chút cho các nền kinh tế nơi nó được xem như một thương hiệu với giá “chát” hơn.
Ứng với từng thị trường hãng nhắm đến thì hãng đặt ra mức giá để phù hợp với thu nhập của họ, các quốc gia phát triển hãng định vị mình là thương hiệu cao cấp, bán dòng xe cấp cao. Còn ở các quốc gia đang phát triển hãng tập trung bán với giá mềm hơn, với các dòng xe thấp hơn, từ đó gây dựng sự “thân thiện” với từng thị trường hãng đặt chân.
Giá cả tâm lý là một trong những chiến thuật được sử dụng trong Chiến lược Marketing của Volkswagen để tiếp tục mục tiêu giá cả của nó. Giảm sự do dự của người mua thông qua chất lượng cao và thực tế giúp họ có đủ lý do thuyết phục người mua chịu bỏ tiền ra với những chính sách và chất lượng của mình. Do đó, chiến lược giá cả của Volkswagen chủ yếu dựa trên sự cạnh tranh, phân khúc, nhu cầu, tính năng được cung cấp trong xe và địa lý được hãng nhắm đến.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Volkswagen trong các Chiến lược Marketing của Volkswagen.

4. Chiến lược phân phối của Volkswagen
Chiến lược Marketing của Volkswagen – Chiến lược phân phối của Volkswagen.
Nằm trong chiến lược New Auto tới năm 2030, Chiến lược Marketing của Volkswagen sẽ mở rộng ra ngoài phạm vi nền tảng khung gầm. Theo đó, VW cũng sẽ tung ra một thiết kế pin (battery cell) chung vào năm 2023. Mục tiêu của hãng là sẽ có khoảng 80% xe điện sử dụng sản phẩm mới này vào năm 2030, qua đó giảm 50% chi phí pin so với hiện tại.
Sản phẩm pin mới do VW hợp tác phát triển với Gotion High-Tech (Trung Quốc) sẽ được sử dụng cho các mẫu xe sản xuất thương mại. Riêng đối với các thương hiệu cao cấp, VW đang xem xét sử dụng các loại pin hiệu suất cao, bao gồm cả công nghệ pin thể rắn.
Chiến lược Marketing của Volkswagen đang nỗ lực thiết lập nhiều hơn các địa điểm sạc xe điện. Mục tiêu cụ thể cho năm 2025 bao gồm 18,000 điểm ở Châu Âu, 17,000 ở Trung Quốc và 10,000 ở Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam, Công ty TNHH Trend Motor Việt Nam là nhà phân phối ủy quyền chính thức của Volkswagen. Với hệ thống mạng lưới đại lý trải dài tại các thành phố chính ở Việt Nam, Volkswagen Việt Nam cung cấp một loạt các sản phẩm từ các mẫu Sedan sang trọng (Passat), đến SUV thể thao đa dụng (Tiguan Allspace 7 chỗ) và SUV cao cấp (Touareg), từ Coupe thể thao (Scirocco) đến Hatchback trẻ trung (Polo) và đặc biệt tiêu biểu là biểu tượng huyền thoại “Con bọ” (Beetle Dune).
Volkswagen Việt Nam nỗ lực tối đa trong việc phục vụ khách hàng bằng cách tập trung vào dịch vụ hậu mãi. Đến với đội ngũ dịch vụ của Volkswagen, xe của bạn sẽ được chăm sóc bởi các kỹ thuật viên có trình độ kiến thức, được đào tạo theo tiêu chuẩn của Tập đoàn Volkswagen.
Đặc biệt, mỗi chiếc xe bảo trì đều được giám sát từ Volkswagen Đức bởi hệ thống mạng toàn cầu DSS (Digital Service Schedule). Cuối cùng nhưng rất quan trọng, phụ tùng chính hãng được cung cấp thuận tiện và nhanh chóng với mức giá phù hợp từ mạng lưới Volkswagen Châu Á.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Volkswagen trong các Chiến lược Marketing của Volkswagen.

5. Chiến lược chiêu thị của Volkswagen
Chiến lược Marketing của Volkswagen – Chiến lược chiêu thị của Volkswagen.
Một trong những điều khiến Chiến lược Marketing của Volkswagen trở nên thành công hơn bao giờ hết và có được thị phần lớn như ngày hôm nay chính là nhờ đến chiến lược truyền thông tuyệt vời.
Ngược về quá khứ, khi mà thập niên 50, 60 tại Mỹ là thời đại mà “cái gì cũng phải to”, từ mái tóc uốn xù tung lên, những đại gia đình đông người cho tới những buổi hòa nhạc quy mô hoành tráng, tất cả đều để khẳng định quan niệm coi trọng những thứ có tầm vóc thời bấy giờ. Thị trường xe hơi cũng không phải ngoại lệ, khi mà chủ nghĩa “think big” – nghĩ lớn ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng.
Chiến dịch “Think small” trong Chiến lược Marketing của Volkswagen ra đời, đây được mệnh danh là chiến dịch quảng cáo truyền thông số một của thế kỷ 20, khiến ai ai cũng phải chú ý tới chiếc xe con bọ nhỏ nhắn này. Người lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch này – Julian Koenig – được đánh giá là vô cùng thông minh và cẩn thận, ông đã phá vỡ hoàn toàn khuôn mẫu sẵn có: không màu mè, không hình người, không cảnh vật hào nhoáng, không phô trương tính năng… chỉ có hình chiếc ô tô đen trắng nằm giữa khoảng trống.
Vì đơn giản và tiết kiệm. Chính đơn giản là yếu tố thu hút người dùng. Chỉ cần vài chữ in đậm giản đơn, Think Small đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng, trong khi các hãng khác thì nhồi nhét khá nhiều thông tin vào mà ít ai có thể nhớ cho bằng hết. Không chỉ vậy, chiến thuật quảng cáo đen trắng với hình ảnh đơn giản còn tiết kiệm cho Volkswagen vô khối chi phí in ấn nữa.
Đây được xem như là Chiến lược Marketing của Volkswagen làm thay đổi cục diện truyền thông lúc bấy giờ và chính nó đã khiến chiếc Beetle trở thành chiếc xe ô tô bán chạy nhất mọi thời đại, đưa tên tuổi của Volkswagen trở thành một cái tên lớn trên bản đồ ngành ô tô lúc bấy giờ và sau này.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Volkswagen trong các Chiến lược Marketing của Volkswagen.

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Volkswagen, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Volkswagen.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Cadillac
Brade Mar (Tổng hợp)