Phân tích Chiến lược Marketing của Olay, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Olay liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
- Sản phẩm (Product): Olay cung cấp đa dạng sản phẩm chăm sóc da, từ làm sạch, dưỡng ẩm đến chống lão hóa, phục vụ nhiều phân khúc khách hàng và nhu cầu khác nhau.
- Giá (Price): Olay định vị ở phân khúc trung cấp, mang đến sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
- Phân phối (Place): Olay phân phối sản phẩm rộng rãi qua các kênh như siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm, nhà thuốc và các trang thương mại điện tử, đảm bảo tiếp cận khách hàng dễ dàng.
- Truyền thông (Promotion): Olay sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như truyền hình, tạp chí, mạng xã hội, kết hợp với các chương trình khuyến mãi và tài trợ sự kiện để tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Olay
Olay, trước đây là Oil of Olay, Oil of Olaz, Oil of Ulan hoặc Oil of Ulay, là một thương hiệu chăm sóc da của Mỹ thuộc sở hữu của Procter & Gamble. Trong năm tài chính 2009, kết thúc vào ngày 30 tháng 6, Olay chiếm khoảng 2.8 tỷ đô la trong tổng doanh thu của P&G.
Năm 2011, Olay đứng ở vị trí số 1 trong số 50 thương hiệu dẫn đầu ngành trong “Top 50 thương hiệu mỹ phẩm” của Brand Finance. Một báo cáo gần đây hơn vào năm 2021, Olay duy trì vị trí cao của mình, đứng thứ 19 trong Top 50.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Olay
2. Chiến lược sản phẩm của Olay
Olay thuộc quyền quản lý của tập đoàn P&G, có mặt trên thị trường từ năm 1950. Sự ra đời của Olay xuất phát từ tình yêu của nhà hóa học người Nam Phi Graham Wulff dành cho vợ mình, khi ấy đang sử dụng những sản phẩm dưỡng da nhờn rít và khiến bà không cảm thấy mình nữ tính một chút nào.
Graham Wulff đã nghiên cứu và sáng chế một loại kem dưỡng da mới cho vợ, giúp bà cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp đầy nữ tính của mình. Chỉ sau 5 năm xuất hiện trên thị trường, Olay đã trở thành một hiện tượng trong lĩnh vực làm đẹp tại Nam Phi và nhanh chóng lan rộng khắp châu Mỹ, châu Âu. Hiện nay, Olay là một trong những thương hiệu chăm sóc da được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới.
Olay được sản xuất tại hơn 200 nước khác nhau trên thế giới, có thể kể đến như Mỹ, Anh, Đức, Thái Lan, Việt Nam … Mỗi nước, các dòng sản phẩm sẽ được sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật và dây chuyền sản xuất khác nhau.
Đối với các dòng sản phẩm Olay tại Việt Nam hay Thái Lan chất lượng chưa thực sự tốt như mong đợi. Thời gian đầu, Olay Việt Nam quảng cáo khá rầm rộ, xuất hiện trên TV với tần suất rất nhiều. Tuy nhiên sau 1 thời gian, thương hiệu này dần chìm xuống. Thời điểm đó mỹ phẩm thuộc thương hiệu Hàn Quốc cũng bắt đầu dần xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, Olay sản xuất tại Đức, Anh và Mỹ lại được đánh giá cao, thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng nhất. Tuy nhiên, tại Anh, các sản phẩm Olay chứa nhiều thành phần kích ứng, nhiều người bị mẩn đỏ sau khi sử dụng. Tại Đức, sản phẩm của Olay được đánh giá khá nhờn, khả năng thấm hút chậm, không phù hợp với khí hậu tại Việt Nam đặc biệt là người tiêu dùng có làn da dầu, da hỗn hợp thiên dầu.
Chỉ riêng Olay sản xuất tại Mỹ là loại được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Nó khá nhanh thấm, phù hợp cho mọi làn da đặc biệt là da nhạy cảm. Đa phần người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm của Olay được sản xuất tại Mỹ đều có những đánh giá khá tích cực về hiệu quả mà nó mang lại.
Một số dòng sản phẩm của Olay nổi bật:
- Kem dưỡng mắt chống nhăn và lão hóa Olay Eyes Pro Retinol Eye Cream Treatment for crow’s feet
- Sữa rửa mặt Olay Cleanse Gentle Foaming Face Cleanser
- Kem dưỡng da Olay Regenerist Micro-Sculpting Cream Face
- Kem dưỡng chống lão hóa Da Olay Total Effects Whip
Với dòng sản phẩm Total Effects ngăn ngừa lão hóa, Olay là một trong những thương hiệu mỹ phẩm bán chạy nhất thế giới. Hai dòng sản phẩm chủ lực của thương hiệu là Olay Total Effects và Olay Regenerist.
3. Chiến lược giá của Olay
Olay là một thương hiệu rất nổi tiếng và phổ biến ở Việt Nam. Nằm trong phân khúc giá trung bình nhưng Olay có khả năng chống lão hóa, dưỡng ẩm và đặc trị khá tốt và hiệu quả. Giá tham khảo một số dòng sản phẩm của Olay:
- Sữa rửa mặt tạo bọt chống lão hóa Olay Regenerist Foaming Cleanser (100g): 150.000đ
- Tinh chất vi dưỡng vùng mắt Olay Regenerist Revitalising Eye Serum (15ml): 200.000đ
- Tinh chất dưỡng trắng da Olay White Radiance Light Perfecting Serum (30ml): 260.000đ
- Kem dưỡng da ban đêm Olay Total Effects 7 In 1 Anti Aging Night Cream (48g): 260.000đ
- Olay Regenerist Whip Active Moisturizer Cream (48g): 400.000đ
- Kem dưỡng ban đêm chống lão hóa Olay Regenerist Retinol 24 Night Moisturiser (50g): 400.000đ
- Kem dưỡng ngăn ngừa lão hóa cho mắt Olay Eyes Retinol 24 Night Cream (15ml): 400.000đ
- Tinh chất tái tạo da chống lão hóa Olay Regenerist Micro-Sculpting Serum (50ml): 400.000đ
- Kem dưỡng bổ sung collagen Olay Collagen Peptide 24 Face Moisturizer (48g): 450.000đ
4. Chiến lược phân phối của Olay
Tân dụng hệ thống phân phối rộng khắp của tập đoàn mẹ P&G, thương hiệu Olay thâm nhập vào hầu hết các điểm bán lẻ thuộc ngành hàng mỹ phẩm.
Với doanh thu hàng năm hơn 83 tỷ USD, P&G với hơn 70.000 nhân viên, 130 nhà máy và 70.000 đối tác phải thực hiện một điều tưởng chừng như không thể là hoạt động một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Nhưng chức danh “bậc thầy” của P&G tất nhiên là không phải chỉ là hữu danh vô thực, tập đoàn này luôn nổi tiếng với khả năng kết nối “từ nhà máy đến nhà người dùng” với tốc độ và hiệu quả bỏ xa các đối thủ khác trên thị trường.
5. Chiến lược chiêu thị của Olay
Olay có nguồn gốc từ Nam Phi với tên Oil of Olay. Graham Wulff, một cựu nhà hóa học của tập đoàn Unilever từ Durban, bắt đầu nó vào năm 1952. Ông đã chọn cái tên “Oil of Olay” dựa vào một thành phần quan trọng của sản phẩm.
Wulff và đối tác Marketing của mình, Jack Lowe, một cựu copywriter, đã thử nghiệm sản phẩm trên vợ và bạn bè của họ và tự tin vào chất lượng của nó.
Chiến lược Marketing của Olay cũng là độc nhất, vì nó không bao giờ được mô tả như một loại kem dưỡng ẩm, thậm chí không phải là chất lỏng làm đẹp. Không chỗ nào trên bao bì ghi công dụng thực sự của sản phẩm. Quảng cáo báo chí cũng sử dụng những câu chữ như “Share the secret of a younger looking you” và nói về “beauty secret” của Oil of Olay. Họ chạy trên Reader’s Digest và các tờ báo khác, giống như các bài xã luận.
Wulff và Lowe, những người điều hành công ty dưới quyền Adams National Industries (ANI) đã không bán sản phẩm thương mại. Thay vào đó, họ chờ đợi các hiệu thuốc yêu cầu sản phẩm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng.
Khi công ty bắt đầu Marketing sản phẩm ra quốc tế, ANI đã quyết định sửa đổi tên của sản phẩm ở mỗi quốc gia để nó nghe có vẻ dễ chịu và thực tế đối với người tiêu dùng. Điều này dẫn đến sự ra đời của Oil of Ulay (tại Anh và Ireland), Oil of Ulan (tại Úc) và Oil of Olaz (tại Pháp, Ý, Hà Lan và Đức). Năm 1970, ANI mở một thị trường thử nghiệm ở Mỹ (Chicago) và mở rộng sang miền bắc nước Đức.
Richardson Merrell Inc (sau này là Richardson-Vicks Inc) mua lại ANI vào tháng 11 năm 1970. RVI đã viết hoa “Oil” và thêm tên phụ “Beauty Fluid” để giúp bảo vệ nhãn hiệu. Họ tiếp tục thêm một lực lượng bán hàng và tạo ra quảng cáo truyền hình. Công ty đã mở rộng phạm vi sản phẩm bao gồm các mặt hàng như Night of Ulay và Beauty Cleanser và mở rộng sang nhiều quốc gia hơn (Tây Ban Nha, Pháp và Đức).
Kết quả của những nỗ lực của Richardson Merrell là sự gia tăng đáng kể doanh số bán hàng. Tuy nhiên, cũng như nhiều thương hiệu khác, doanh nghiệp không được quản lý thống nhất, vì vậy có sự khác biệt về doanh số giữa các quốc gia.
RVI được Procter & Gamble mua lại vào năm 1985. P&G đã mở rộng đáng kể Olay. Olay trở thành thương hiệu tỷ đô thứ 13 của P&G vào năm 2013.
Kể từ đó, thương hiệu đã được mở rộng để bao gồm đầy đủ các biến thể như không gây dị ứng, làm sạch và kem dưỡng. Thương hiệu cũng mở rộng sang các dòng xà phòng và sữa tắm. Olay Cosmetics được ra mắt vào năm 1996 nhưng đã ngừng hoạt động vào năm 2001.
Năm 1999, P&G quyết định thống nhất thương hiệu dưới tên toàn cầu. Do đó, Oil of Ulan và Ulay trở thành Olay trên toàn thế giới, ngoại trừ ở các khu vực nói tiếng Đức và Ý, nơi nó vẫn là “Oil of Olaz“. Ở Hà Lan và Bỉ, nó được đổi tên thành “Olaz“.
Vào tháng 10 năm 2000, Olay ra mắt tại Philippines. Vào tháng 8 năm 2007, Olay đã được ra mắt tại Ấn Độ. Từ năm 2010, Oil of OLAZ chỉ đơn giản được gọi là OLAZ ở các nước nói tiếng Đức. Slogan là “Olaz lässt Sie strahlen.” (Olaz lets you shine).
Năm 2019, Sarah Hyland hợp tác với Olay cho một chiến dịch sản phẩm mới.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Olay trong các Chiến lược Marketing của Olay.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Olay, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Olay.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của SeABank
Brade Mar (Tổng hợp)