Phân tích Chiến lược Marketing của Nescafé, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Nescafé liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Nescafé
Nescafé là một thương hiệu cà phê được sản xuất bởi Nestlé. Tên thương hiệu là một từ ghép của các từ “Nestlé” và “café“. Nestlé lần đầu tiên giới thiệu thương hiệu cà phê hàng đầu của họ tại Thụy Sĩ vào ngày 1 tháng 4 năm 1938.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Nescafé
2. Chiến lược sản phẩm của Nescafé
Nestlé bắt đầu phát triển một thương hiệu cà phê vào năm 1930, theo sáng kiến của chính phủ Brazil, để giúp duy trì thặng dư đáng kể của vụ thu hoạch cà phê hàng năm tại Brazil. Max Morgenthaler đứng đầu dự án phát triển.
Nestlé giới thiệu sản phẩm mới dưới thương hiệu “Nescafé” vào ngày 1 tháng 4 năm 1938. Nescafé là một loại cà phê bột hòa tan đã trở thành một mặt hàng chủ lực của Mỹ trong Thế chiến II.
3. Chiến lược giá của Nescafé
Nescafé đã kết hợp các chiến lược giá khác nhau như chiến lược giá khuyến mãi, chiến lược giá combo và chủ yếu là chiến lược giá theo dòng sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng Nescafé tung ra nhiều dòng sản phẩm để nhắm vào các phân khúc lớn và đa dạng của thị trường cà phê và mỗi dòng sản phẩm của Nescafe lại có giá cả phù hợp với từng phân khúc khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Hơn nữa Nescafé đã rất thông minh khi luôn có thể giải quyết vấn đề doanh thu và chi phí bằng chiến lược giá linh động, phù hợp. Chiến lược giá mà Nescafe nhắm đến có thể tóm gọn là: “Cà phê tốt thì không mắc”. Đối với phân khúc khách hàng trẻ – thanh niên: Nescafe đánh vào đây những dòng sản phẩm Latte mới, giá cả tương đối, bình dân.
Đối với phân khúc người tiêu dùng có thu nhập cao và quan tâm đến chất lượng hàng đầu: có những dòng cà phê như Nescafe Gold, Premium với giá cả và chất lượng cao hơn so với các dòng sản phẩm chung khác. Và đối với phân khúc người tiêu dùng có thu nhập trung bình: Nescafe nhắm vào phân khúc rộng lớn này với Nescafe Blend 43, Nescafe Mild Roast,..
4. Chiến lược phân phối của Nescafé
Là một tập đoàn đa quốc gia, với bề dày lịch sử về kinh nghiệm và nguồn tài chính hùng mạnh, khi thâm nhập vào các thị trường, Nescafe không giấu tham vọng là luôn muốn chiếm đầu bảng về nắm giữ thị phần, so với các đối thủ cạnh tranh của Nescafe trong ngành, tại từng khu vực, từng quốc gia, địa phương khác nhau. Vì thế mà chiến lược phân phối trong Chiến lược Marketing của Nescafé luôn được công ty đề cao chú trọng.
Với tôn chỉ: “WHEREVER- WHENEVER- HOWEVER” Nescafé vào bất cứ thị trường nào đều xây dựng mạng lưới phân phối chặt chẽ với các nhà phân phối và bán lẻ nhằm phủ sóng thị trường với mật độ cao. Đồng thời chiến lược của Nescafe khi phân phối với cho các nhà bán lẻ là “tăng chiết khấu cho sức mua lớn”.
Đơn cử như thị trường mục tiêu của Nescafe tại miền Bắc Việt Nam hiện nay, nếu nhà bán lẻ mua 4 triệu đồng sản phẩm của Nescafe sẽ được hưởng 400.000 đồng, tương đương mức chiết khấu 10%, gấp 2 đến 2,5 lần so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như G7 của Trung Nguyên, Vinacafe.
Cho đến nay, chưa có thương hiệu cà phê hòa tan nào “chịu chi” cho việc phân phối như thế. Nescafe có khá nhiều nhãn hiệu phụ khác, nhưng mỗi nhãn hiệu phụ của Nescafe không chỉ làm giảm đi giá trị của các thương hiệu phụ khác, trái lại, chúng còn làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các sản phẩm khác của Nescafé. Điều này góp phần quan trọng trong sự thành công trong Chiến lược Marketing của Nescafé.
5. Chiến lược chiêu thị của Nescafé
Tại Hoa Kỳ, Nestlé đã sử dụng tên Nescafé trên các sản phẩm của mình cho đến cuối những năm 1960. Sau đó, Nestlé đã giới thiệu một thương hiệu mới ở Canada và Mỹ có tên Taster’s Choice, thay thế Nescafé trong nhiều năm. Công ty tiếp tục bán Taster’s Choice như một sản phẩm riêng biệt, có thương hiệu vượt trội so với Nescafé và có giá cao hơn.
Tại Vương quốc Anh, một chiến dịch quảng cáo truyền hình, cặp đôi Gold Blend với sự tham gia của Anthony Head và Sharon Maughan đã đóng 12 đoạn quảng cáo từ năm 1987 đến năm 1993. 11 tập đầu tiên được phát hành dưới dạng video tổng hợp quảng cáo có tên Love Over Gold vào năm 1993.
Một tiểu thuyết cùng tên được viết bởi Susan Moody (dưới bút danh Susannah James) đã được phát hành trong cùng năm. Võ sĩ quyền anh huyền thoại Chris Eubank và ngôi sao bóng đá Ian Wright đã xuất hiện riêng biệt trong các quảng cáo truyền hình vào cuối những năm 1990 và 2000.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Johnson’s Baby
Brade Mar (Tổng hợp)