Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk được công ty áp dụng để gia tăng thị phần bằng các nỗ lực Marketing với các sản phẩm hiện tại, phục vụ thị trường hiện tại của công ty. Có thể kể đến một số nỗ lực như Dấu ấn của một thương hiệu vì cộng đồng; Sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại Tetra Pak; Đổi mới sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm; v.v.

1. Giới thiệu về Vinamilk
- Công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Thành lập: 1976
- Trụ sở: Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Ngành hàng: Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Website: http://www.vinamilk.com.vn/
- Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đây: Network | Brade Mar
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company); tên khác: Vinamilk; là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.
Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vinamilk

2. Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk
Ma trận Ansoff do cha đẻ của quản trị chiến lược – Igor Ansoff tạo ra. Ma trận giúp phân tích mối quan hệ sản phẩm và thị trường (Phát triển sản phẩm, Phát triển thị trường, Thâm nhập thị trường, Đa dạng hóa) nhằm đánh giá lợi thế và hạn chế của sản phẩm trên thị trường mục tiêu
Từ kết quả phân tích ma trận Ansoff, ta có thể định dạng các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.

2.1 Dấu ấn của một thương hiệu vì cộng đồng
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Bên cạnh sản phẩm, thương hiệu đóng vai trò rất lớn với quyết định “chọn mua” của người tiêu dùng. Đôi khi, yếu tố này còn có phần nhỉnh hơn, một khi người tiêu dùng đã dành tình cảm, sự yêu mến và gắn bó với một thương hiệu nào đó. Đồng hành cùng người Việt Nam trong 45 năm qua, Vinamilk đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhiều thế hệ.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Với nhiều người, Vinamilk là hương vị sữa đặc Ông Thọ quen thuộc gắn liền với tuổi thơ hay hộp sữa nhỏ thân quen mẹ thường đặt vào cặp mỗi buổi sáng đi học. Nhiều người thì dành sự yêu mến cho Vinamilk vì đây là thương hiệu luôn gắn bó với trẻ em Việt Nam, với cộng đồng, đất nước.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Từ 14, 15 năm trước, các chương trình dinh dưỡng cộng đồng như Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Sữa học đường đã được Vinamilk tiên phong thực hiện, và tiếp nối cho đến nay với hàng chục triệu ly sữa đã được dành cho trẻ em. Mục tiêu tốt đẹp “để mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày” của thương hiệu này đã chạm được đến người tiêu dùng, có được sự ghi nhận, trân trọng của họ.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Hay trong thời điểm đại dịch như hiện nay, Vinamilk tiếp tục cho thấy sự đồng hành, san sẻ khó khăn cùng cộng đồng và người tiêu dùng cả nước. Kỷ niệm sinh nhật 45 năm, thay cho những hoạt động chúc mừng, Vinamilk dành ra gần 170 tỷ đồng ngân sách thực hiện chương trình hỗ trợ tặng sản phẩm dinh dưỡng để trợ giá cho người tiêu dùng trong suốt tháng sinh nhật. Cùng với đó, 45.000 phần quà là các sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cũng đã được Vinamilk trao đến người dân khó khăn, cần giúp đỡ.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Ngay trong giai đoạn giãn cách xã hội, các trang trại, nhà máy Vinamilk vẫn đảm bảo duy trì hoạt động, đảm bảo đưa sản phẩm đến với mọi nhà. Các chuyến xe Vinamilk vẫn đều đặn lên đường, mang sữa cho trẻ em khó khăn, cho người dân khu cách ly, cho tuyến đầu chống dịch…
Với ý nghĩa “mỗi người khỏe mạnh, Việt Nam sẽ khỏe mạnh và vững vàng vượt qua đại dịch”, Vinamilk đã và đang thực hiện các chương trình thiết thực để trao tặng “món quà sức khỏe” đến với mọi người. Một lần nữa, thông điệp xuất phát từ tâm huyết của doanh nghiệp và hướng đến giá trị thiết thực đã được cộng đồng đón nhận.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Nhiều người nói rằng “thương hiệu” được định nghĩa là “cái hiệu được thương”. Câu nói ví von nhưng cũng rất chính xác, vì phải nói rằng tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu, giá trị thương hiệu chính là tài sản hữu hình nhưng vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt là trong hành trình để luôn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk

2.2 Sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại Tetra Pak
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Điểm nổi bật của Vinamilk là sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại Tetra Pak (Thụy Điển). Dựa trên giải pháp tự động hóa Tetra Plant Master, nhà máy sữa Việt Nam hoạt động kết nối và tích hợp từ nguyên liệu đầu vào cho đến đầu ra thành phẩm; có thể điều khiển mọi hoạt động bên trong nhằm theo dõi và kiểm soát chất lượng liên tục.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Điểm nhấn của giải pháp này là tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, nhất là các robot LGV2 đều vận hành tự động. Chúng có thể tự thay pin tại các máy sạc pin tự động mà không cần sự can thiệp của con người. Bên cạnh đó, Vinamilk còn triển khai hệ thống kho thông minh hàng đầu Việt Nam, với 20 ngõ xuất nhập, gồm 17 tầng giá đỡ, sức chứa 27.168 lô hàng, tương đương với 1.630.000 thùng sữa.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Để chủ động và ổn định nguồn nguyên liệu đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của sữa nước, Vinamilk đã và đang đầu tư hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu bằng cả hai cách: chủ động đầu tư trang trại nuôi bò sữa, và liên kết với các hộ nông dân trong cả nước để thu mua sữa.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Nếu sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của một số doanh nghiệp lớn phụ thuộc khá nhiều vào giá bán, thì Vinamilk lại nổi bật nhờ vào công suất nhà máy liên tục mở rộng và sản lượng tiêu thụ tăng nhanh, kéo theo doanh thu năm sau lúc nào cũng cao hơn năm trước.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Vinamilk đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo cùng một lúc 3 vấn đề cốt lõi: chất lượng – giá cả – phong cách phục vụ. Có thể khẳng định rằng, Vinamilk là doanh nghiệp trong nước nhưng về công nghệ sản xuất và chế biến thì không thua bất cứ một doanh nghiệp nào trên thế giới.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk

2.3 Đổi mới sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Từ những năm đầu mới thành lập, Vinamilk gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về máy móc thiết bị, công nhân kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất phải nhập khẩu hoàn toàn trong khi Vinamilk không chủ động được nguồn ngoại tệ… Bài toán làm thế nào để có thể phục hồi và duy trì sản xuất, tiếp cận nguồn nguyên liệu giá rẻ tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu, từ đó giảm giá thành sản phẩm luôn làm Ban lãnh đạo công ty đau đầu.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Để vượt qua khó khăn, nhiều phong trào thi đua nội bộ đã được Vinamilk phát động với những tên gọi khác nhau, nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa nhằm phát huy tính tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ cách làm. Và bước đi đó đã mang lại những đóng góp to lớn giúp Vinamilk tìm ra giải pháp vượt qua tình thế khó khăn.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Trong đó, phải nhắc đến kết quả ấn tượng từ Phong trào “Thi đua hiến kế tìm nguồn nguyên liệu, phục hồi sản xuất, đưa doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững”. Từ phong trào thi đua này, lãnh đạo công ty đã đưa ra chiến lược chủ động liên kết với công ty xuất nhập khẩu Seaprodex lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu, từ đó mở rộng sản xuất tăng tích lũy nhằm đổi mới công nghệ.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Cũng trong thời gian này đội ngũ cán bộ kỹ thuật Việt Nam cùng với đội ngũ khoa học trong nước của Viện khoa học, các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP.HCM đã mạnh dạn hồi phục nhà máy, tiết kiệm cho Nhà nước 2,7 triệu USD – một khoản ngoại tệ rất lớn lúc bấy giờ so với phương án của các công ty nước ngoài đề xuất. Đây cũng là dấu mốc quan trọng có tính bước ngoặt của Vinamilk về khoa học công nghệ.
Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo của Vinamilk
2.4 Cuộc “cách mạng trắng” về nguyên liệu tại nguồn
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Năm 1991, Vinamilk thực hiện cuộc “cách mạng trắng” về việc tạo lập vùng nguyên liệu sữa tươi đồng thời thực hiện chiến lược phát triển dài hạn và bền vững.
Cuộc cách mạng đã góp phần nâng tầm Vinamilk lên một vị thế mới, trở thành doanh nghiệp tiên phong với hệ thống trang trại trải dài khắp các vùng miền đất nước với quy mô công nghiệp hiện đại nhất tại thời điểm năm 2006. Toàn bộ hệ thống trang trại được xây dựng khép kín, tự động hóa với giống bò được tuyển chọn kỹ lưỡng nhằm đem đến năng suất sữa cao nhất.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Đến năm 2015, thành quả của cuộc “cách mạng trắng” đã giúp Vinamilk chủ động được 50% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk – Hiện tại, Vinamilk đang sở hữu hệ thống 10 trang trại chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam và đều đạt chứng nhận Global GAP – tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Với kế hoạch phát triển các trang trại, tổng đàn bò cung cấp sữa cho Vinamilk đã lên tới 120.000 con, với sản lượng khoảng 800 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến, tổng đàn bò sẽ được nâng lên 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến tăng lên gấp đôi.

Brade Mar