Performance Marketing là một mảng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng. Performance Marketing là hoạt động đánh trực tiếp vào doanh thu của công ty, vì vậy ngày càng được các công ty vừa và nhỏ ưa chuộng.
Mục lục
1. Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là một chiến lược Digital Marketing được thúc đẩy bởi kết quả. Chiến lược này phù hợp với các công ty đang tìm cách tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu trên quy mô lớn, bởi vì kết quả đo lường dựa trên cách người dùng tương tác với nội dung.
Performance Marketing là một hình thức Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) trong đó các thương hiệu chỉ trả tiền cho các nhà quảng cáo sau khi các mục tiêu kinh doanh của họ đã được đáp ứng hoặc khi các hành động cụ thể đã được thực hiện, chẳng hạn như số lần nhấp chuột, đơn hàng thu về hoặc khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, đây là hình thức Marketing dựa trên hiệu suất, trả tiền theo kết quả.
Thay vì trả tiền cho quảng cáo theo cách truyền thống, Performance Marketing trả tiền dựa trên hiệu quả hoạt động của quảng cáo, bằng cách đo lường số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, lượt chia sẻ hoặc doanh số bán hàng.
Với tương lai của Digital Marketing đang ngày một tăng trưởng mạnh mẽ qua mỗi năm, việc sử dụng các kênh Performance Marketing có thể giúp doanh nghiệp mở rộng nỗ lực quảng cáo của mình nhằm đáp ứng mục tiêu của công ty mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Performance Marketing là một cách sáng tạo và hiệu quả để đa dạng hóa đối tượng và mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu, đồng thời thu thập dữ liệu có giá trị. Và lợi ích không dừng lại ở đó. Khi thương hiệu nắm bắt đầy đủ chức năng của Performance Marketing, từ quảng cáo liên kết đến nội dung truyền thông xã hội được tài trợ, bạn sẽ thấy việc phát triển doanh nghiệp dễ dàng hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Paid Media là gì? Ví dụ về Paid Media
2. Các chỉ số đo lường Performance Marketing
Một chiến dịch Performance Marketing thường hướng tới 2 Metrics (chỉ số đo lường) chính và một vài Metrics phụ. Metrics có độ lệch nhất định giữa trên điện thoại và máy tính (thường trên điện thoại rủi ro lớn hơn trên máy tính). Giả sử trên máy tính khi người dùng click vào Banner để chuyển qua Website, trong giây phút đó bị rớt mạng (thường tỷ lệ này 20% là ổn). Trong khi đó trên điện thoại di động, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều, nghĩa là khi Click vô không đến được Website với tỷ lệ cao (thường 40%).
Chỉ số đo lường Performance Marketing ngành thương mại điện tử:
- CPM (Cost Per Mille): Chi phí trên mỗi 1000 lần hiển thị
- CTR (Click Through Rate): Tỷ lệ nhấp chuột
- CPC (Cost Per Click): Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
- CR (Conversion Rate): Tỷ lệ chuyển đổi
- CPO (Cost Per Order): Chi phí cho 1 lần phát sinh đơn hàng
- CAC (Cost Acquisition Customer): Chi phí tiếp cận và tạo ra 1 khách hàng mới (phát sinh hành vi mua hàng lần đầu)
- NET NC (Net New Customer): Chi phí cho đơn hàng mới được thực hiện thực sự (Không hủy đơn hàng dở dang)
- PEV (Per Ecommerce Value): Doanh thu đơn hàng trên 1 lượt Click
- CIR (Cost In Revenue): Chi phí cho Campaign trên doanh thu mang lại
Chỉ số đo lường Performance Marketing ngành giải trí:
- NRU (New Register User): Người dùng đăng ký mới (Insight: Người đăng ký mới dù chơi Free này là nguồn thách thức để mang lại sự đua rank cho những người nạp tiền đua Top)
- PU/ PR (Payment User/ Rate): % Người thanh toán
- CPA/ CPI (Cost Per Action/ Install): Chi phí trên mỗi lượt cài đặt
- ARPU (Average Revenue Per User): Doanh thu trên mỗi đơn vị người chơi
- RR (Retention Rate): % User quay trở lại
- DAU (Daily Active User): User sử dụng hàng ngày
Chỉ số đo lường Performance Marketing ngành khác:
- CPL (Cost Per Lead): Chi phí cho mỗi người điền form cần tư vấn, phổ biến trong các ngành dịch vụ tư vấn, bất động sản, bán hàng
- CPQL (Cost Per Qualified Lead): Chi phí cho mỗi người điền form cần tư vấn nhưng những người này được xác nhận là người thật, không phải CPL rác.
3. Các kênh triển khai Performance Marketing hiệu quả
Banner (Display) Ads:
- Trong môi trường Internet, bạn có thể đã thấy rất nhiều quảng cáo hiển thị hình ảnh. Những quảng cáo này xuất hiện ở bên cạnh nguồn cấp tin tức như Facebook hay Google hoặc ở đầu hoặc cuối trang Web mà bạn vừa truy cập.
- Mặc dù quảng cáo hiển thị hình ảnh đang dần mất đi sức hấp dẫn do sự phổ biến ngày càng tăng của trình chặn quảng cáo và cái mà các chuyên gia gọi là “Banner Blindness”, nhiều công ty vẫn đang thành công với quảng cáo hiển thị hình ảnh sử dụng nội dung tương tác, video và thiết kế đồ họa hấp dẫn.
Native Advertising:
- Native Advertising tận dụng sự xuất hiện tự nhiên của một trang Web để quảng bá nội dung được tài trợ. Ví dụ, Video được tài trợ có thể xuất hiện trong phần “Watch Next” của YouTube. Native Advertising cũng phổ biến trên các trang Web thương mại điện tử, ví dụ bạn có thể đã nhìn thấy chúng trên Facebook Marketplace.
- Native Advertising hoạt động vì nó cho phép nội dung được tài trợ của bạn tồn tại bên cạnh các loại nội dung không phải trả tiền khác. Thông thường, người dùng sẽ không phân biệt giữa các loại nội dung này, cho phép bạn quảng bá thương hiệu của mình theo cách tự nhiên nhất.
Content Marketing:
- Theo OmniVirt, Content Marketing có chi phí thấp hơn 62% so với Outbound Marketing và tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng gấp ba lần. Với Content Marketing, trọng tâm là cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng và đặt thương hiệu vào bối cảnh cụ thể.
- Ví dụ: một công ty dinh dưỡng có thể viết một loạt các bài đăng trên blog thông tin về lợi ích của men vi sinh, với các liên kết trỏ về các chế phẩm sinh học mà họ bán. Content Marketing là một hình thức đa dạng, có thể bao gồm các bài đăng trên blog, nghiên cứu điển hình, sách điện tử, v.v.
- Đối với các Performance Marketers, mạng xã hội là một thiên đường. Nó không chỉ cung cấp cơ hội tiếp cận người dùng và hướng họ đến trang Web – người dùng cũng có thể chia sẻ nội dung được tài trợ một cách tự nhiên, mở rộng phạm vi tiếp cận vượt xa bài đăng gốc.
- Facebook có danh sách dịch vụ phong phú nhất dành cho các Performance Marketers, nhưng các nền tảng khác như LinkedIn, Instagram và Twitter cũng mang đến nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mới đặc thù.
Search Engine Marketing (SEM):
- Hầu hết các tìm kiếm trực tuyến được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm và điều đó có nghĩa là có một trang Web được tối ưu hóa cho Search Engine Marketing (SEM) là điều cần thiết.
- Về mặt Performance Marketing, trọng tâm chủ yếu là tối ưu chi phí cho mỗi nhấp chuột (CPC), đặc biệt là đối với quảng cáo trả phí. Đối với SEM không phải trả tiền, nhiều Marketers dựa vào Content Marketing và các trang đích được tối ưu hóa SEO.
Xem thêm: Owned Media là gì? Ví dụ về Owned Media
Brade Mar