Chiến lược hội nhập ngang là gì? Ví dụ về chiến lược hội nhập ngang

Chiến lược hội nhập ngang (tiếng anh: Horizontal Integration Strategy) là một chiến lược thuộc nhóm chiến lược hội nhập (Integration Strategies). Một trong những xu hướng đáng chú ý trong quản trị chiến lược ngày nay là tăng cường sử dụng chiến lược hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng.

Chiến lược hội nhập ngang là gì
Chiến lược hội nhập ngang là gì

1. Chiến lược hội nhập ngang là gì?

Chiến lược hội nhập ngang (Horizontal Integration Strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược hội nhập ngang được theo đuổi bởi một công ty để củng cố vị thế của nó trong ngành. Một công ty thực hiện loại chiến lược này thường sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác đang trong cùng giai đoạn sản xuất.

Ví dụ, Disney sáp nhập với Pixar (sản xuất phim), Exxon với Mobile (sản xuất dầu, tinh chế và phân phối) hoặc sáp nhập Daimler BenzChrysler (phát triển, sản xuất và bán lẻ xe hơi).

Một trong những xu hướng đáng chú ý trong quản trị chiến lược ngày nay là tăng cường sử dụng chiến lược hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng. Mua bán, sáp nhập, giành quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh tranh (thâu tóm thù địch) cho phép tăng lợi thế kinh tế nhờ qui mô và cho phép doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực và năng lực cạnh tranh.

Mục đích của hội nhập ngang là phát triển công ty về quy mô, tăng sự khác biệt hóa sản phẩm, đạt được lợi thế theo quy mô, giảm cạnh tranh hoặc tiếp cận thị trường mới. Khi nhiều công ty theo đuổi chiến lược này trong cùng một ngành, nó sẽ dẫn đến hợp nhất ngành (thậm chí độc quyền).

Xem thêm: Xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược SBUs và chiến lược thương hiệu

Chiến lược hội nhập ngang (Horizontal Integration Strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh
Chiến lược hội nhập ngang (Horizontal Integration Strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh

2. Chiến lược hội nhập ngang áp dụng khi nào?

Theo Fred R. David, chiến lược hội nhập ngang có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

  • Khi doanh nghiệp có thể độc quyền kinh doanh trong một khu vực hay một vùng nhất định mà không bị đe dọa bởi chính phủ làm giảm sự cạnh tranh.
  • Khi doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng cao.
  • Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí thành công doanh nghiệp sau khi quy mô đã mở rộng.
  • Khi các đối thủ cạnh tranh có biến động chẳng hạn như thiếu nhân sự quản lí cấp cao hoặc thiếu một nguồn lực nhất định nào đó mà doanh nghiệp đang sở hữu; cần chú ý rằng chiến lược hội nhập theo chiều ngang không thích hợp trong trường hợp đối thủ cạnh tranh hoạt động kém hiệu quả vì trong trường hợp đó ngành đang suy giảm.

Xem thêm: Chiến lược hội nhập về phía sau là gì? Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía sau của Vinamilk

Chiến lược hội nhập ngang có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi các đối thủ cạnh tranh có biến động
Chiến lược hội nhập ngang có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi các đối thủ cạnh tranh có biến động

3. Đặc điểm của chiến lược hội nhập ngang

Tích hợp ngang có liên quan đến liên minh ngang (còn được gọi là hợp tác ngang). Tuy nhiên, trong trường hợp của một liên minh ngang, các công ty hợp tác thành lập một hợp đồng, nhưng vẫn độc lập. Ví dụ, Raue & Wieland (2015) mô tả ví dụ về các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần độc lập hợp pháp hợp tác. Một liên minh như vậy liên quan đến cạnh tranh.

Lợi ích của việc tích hợp theo chiều ngang cho cả doanh nghiệp và xã hội có thể bao gồm các nền kinh tế có quy mô và nền kinh tế của phạm vi. Đối với công ty, hội nhập ngang có thể cung cấp sự hiện diện mạnh mẽ hơn trong thị trường tham chiếu. Nó cũng có thể cho phép các công ty tích hợp theo chiều ngang tham gia vào giá độc quyền, điều bất lợi cho xã hội nói chung và có thể khiến các nhà quản lý cấm hoặc hạn chế hội nhập ngang.

Ưu điểm của chiến lược hội nhập ngang:

  • Chiến lược này sẽ giúp bạn có thể mở rộng quy mô sản xuất
  • Giảm sức cạnh tranh từ phía đối thủ
  • Công ty có thể hợp lực về tài chính, sản xuất tốt hơn
  • Có thêm thị trường mới để phát triển

Nhược điểm của chiến lược hội nhập ngang:

  • Có lẽ việc thực hiện chiến lược hội nhập ngang thì công ty sẽ được lợi nhiều hơn là mất. Tuy nhiên việc này có thể dẫn đến một số vấn đề về độc quyền và thậm chí là gây bất lợi cho xã hội
  • Phải tốn một khoảng thời gian để có thể điều chỉnh bộ máy nhân sự
  • Có thể xảy ra lục đục nội bộ khi là nhân viên công ty đối thủ không hài lòng với môi trường làm việc bị thay đổi.
  • Khi thực hiện chiến lược hội nhập ngang này thì các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xác định mục tiêu để lựa chọn đối tượng để thực hiện việc hội nhập. Đối với các tài sản hữu hình hay vô hình của doanh nghiệp mua lại cần phải được xem xét thật kĩ.
  • Trên thị trường không chỉ có một mình công ty bạn muốn sáp nhập với đối thủ cạnh tranh mà có thể còn có những đối thủ khác cũng muốn mua lại. Do đó trước khi thực hiện việc mua bán doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu và nắm bắt thật đầy đủ thông tin. Việc hội nhập chiều ngang là điều tốt nếu bạn biết sử dụng nó đúng lúc và đúng công ty thì việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Xem thêm: Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang là gì? Ví dụ về đa dạng hóa hàng ngang

Khi thực hiện chiến lược hội nhập ngang này thì các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xác định mục tiêu để lựa chọn đối tượng để thực hiện việc hội nhập
Khi thực hiện chiến lược hội nhập ngang này thì các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xác định mục tiêu để lựa chọn đối tượng để thực hiện việc hội nhập

4. Ví dụ về chiến lược hội nhập ngang

Năm 2022, Adobe chi 20 tỷ USD mua lại đối thủ cạnh tranh Figma, một thương vụ điển hình về chiến lược hội nhập ngang.

Adobe biến Dylan Field và Evan Wallace, bộ đôi nhà sáng lập startup về phần mềm thiết kế Figma, thành tỷ phú sau khi thông báo sẽ mua lại đối thủ cạnh tranh của Adobe Photoshop trong thỏa thuận thanh toán bằng tiền mặt và cổ phiếu trị giá 20 tỷ USD.

Thương vụ trên sẽ tăng gấp đôi mức đỉnh giá mà startup có trụ sở tại San Francisco ghi nhận vào tháng 6.2021, khi Figma huy động thành công 200 triệu USD từ các nhà đầu tư gồm Durable Capital và Morgan Stanley. Với việc mỗi người nắm 10% cổ phần trong Figma, Forbes ước tính khối tài sản của Dylan Field và Evan Wallace sẽ có giá trị 2 tỷ USD.

 

Được mệnh danh là Google Docs hay GitHub dành cho những nhà thiết kế, Figma sở hữu hàng triệu người dùng trung thành chi trả 12 – 45 USD/ tháng để sử dụng công cụ bảng trắng trực tuyến của công ty.

“Điều tuyệt vời của Adobe đến từ khả năng của chúng tôi trong việc tạo ra các danh mục mới và mang đến những công nghệ tân tiến thông qua đổi mới hữu cơ và mua lại vô cơ. Sự kết hợp giữa Adobe và Figma mang tính chuyển đổi và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về hợp tác sáng tạo,” Shantanu Narayen, chủ tịch và giám đốc điều hành (CEO) của Adobe, cho biết trong thông cáo báo chí.

Đây là thương vụ mua lại lớn nhất của Adobe kể từ tháng 9.2018, thời điểm tập đoàn này thâu tóm Marketo – công ty về phần mềm tự động hóa Marketing với giá trị 4,75 tỉ USD. Thương vụ mua lại lớn gần đây của Adobe là nhà phát triển phần mềm đánh giá và chỉnh sửa video cộng tác Frame.io trị giá 1,2 tỉ USD vào tháng 8.2021.

Xem thêm: Chiến lược hội nhập về phía trước là gì? Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía trước của Vinamilk

Năm 2022, Adobe chi 20 tỷ USD mua lại đối thủ cạnh tranh Figma, một thương vụ điển hình về chiến lược hội nhập ngang
Năm 2022, Adobe chi 20 tỷ USD mua lại đối thủ cạnh tranh Figma, một thương vụ điển hình về chiến lược hội nhập ngang

Brade Mar

5/5 - (11 bình chọn)

Cong-viec-Marketing