Chiến lược hội nhập về phía trước là gì? Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía trước của Vinamilk

Chiến lược hội nhập về phía trước (Forward Integration Strategy) là một chiến lược thuộc nhóm chiến lược hội nhập (Integration Strategies). Chiến lược này đặc biệt phù hợp trong trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Chiến lược hội nhập về phía trước là gì
Chiến lược hội nhập về phía trước là gì

1. Chiến lược hội nhập về phía trước là gì?

Chiến lược hội nhập về phía trước (Forward Integration Strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ. Chiến lược này đặc biệt phù hợp trong trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Ngày nay, ngày càng có nhiều nhà sản xuất theo đuổi chiến lược hội nhập về phía trước bằng cách thiết lập các Website bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Hãng máy tính Dell (Dell Computer) là một ví dụ. Dell theo đuổi chiến lược hội nhập về phía trước bằng cách thiết lập hệ thống cửa hàng bên trong cửa hàng (Stores-within-store) ở Sear, Roebuck.

Chiến lược này chủ trương thiết lập một hệ thống các điểm trưng bày nhỏ cho phép người khách hàng có thể tham quan và dùng thử sản phẩm trước khi chính thức đặt mua. Nhưng kể cả các ki-ốt hay cửa hàng của Dell thì đều không lưu kho các loại máy tính. Khách hàng của Dell có thể gọi điện đặt hàng hoặc đặt hàng thông qua Internet một cách dễ dàng và thuận tiện. Điều này về cơ bản đã làm cho Dell trở nên khác biệt hoàn toàn so với các hãng máy tính khác.

Mục tiêu của chiến lược hội nhập về phía trước:

  • Giúp công ty tiến lên trong chuỗi cung ứng.
  • Đáp ứng nhiều hơn các tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh.
  • Thực hiện các giai đoạn một cách chủ động và sáng tạo.
  • Trực tiếp thực hiện công việc vì lợi ích của doanh nghiệp.
  • Tăng quyền sở hữu tổng thể của họ đối với ngành khi đa dạng hóa các tham gia trong hoạt động của ngành.

Xem thêm: Xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược SBUs và chiến lược thương hiệu

Chiến lược hội nhập về phía trước (Forward Integration Strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ
Chiến lược hội nhập về phía trước (Forward Integration Strategy) là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ

2. Chiến lược hội nhập về phía trước áp dụng khi nào?

Theo Fred R. David, chiến lược hội nhập về phía trước có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

  • Khi các nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy, hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa, dịch vụ.
  • Khi các nhà phân phối hiện có chất lượng và mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng có giới hạn về năng lực.
  • Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành đang tăng trưởng có triển vọng tăng trưởng rõ ràng trong tương lai, điều này là cần thiết bởi vì việc hội nhập dọc về phía trước là giảm khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp ngành chính có biến động.
  • Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để quản lí tốt lĩnh vực kinh doanh mới là hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp.
  • Khi kinh doanh ổn định là một lợi thế căn bản, bởi vì doanh nghiệp có thể tăng khả năng dự đoán cầu thị trường khi hội nhập dọc về phía trước.
  • Khi nhà phân phối hoặc người bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao, trường hợp này cho thấy rằng một công ty có thể thu được lợi nhuận lớn hơn nếu tự phân phối hàng hóa và dịch vụ mình sản xuất và bán với mức giá cạnh tranh hơn thông qua việc hội nhập dọc về phía trước.

Xem thêm: Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang là gì? Ví dụ về đa dạng hóa hàng ngang

Chiến lược hội nhập về phía trước có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi nhà phân phối hoặc người bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao
Chiến lược hội nhập về phía trước có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu khi nhà phân phối hoặc người bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao

3. Đặc điểm của chiến lược hội nhập về phía trước

Cắt bỏ các giai đoạn trung gian trong phân phối sản phẩm:

  • Đặc trưng nổi bật nhất khi tiến hành chiến lược hội nhập về phía trước là “cắt bỏ người trung gian”. Hội nhập về phía trước là một chiến lược hoạt động với các lợi ích được tính toán cho lâu dài. Cũng như doanh nghiệp xác định các thâu tóm đối với hoạt động tự sản xuất và tự cung ứng trên thị trường.
  • Nó thường được tiến hành trong các doanh nghiệp nhỏ tự thực hiện nhiều công đoạn. Hoặc một doanh nghiệp có thương hiệu và vị thế vững chắc trên thị trường. Việc tự phân phối và bán hàng khai thác các lợi ích tiềm năng. Khi doanh nghiệp chắc chắn có được những phân khúc khách hàng trung thành và ổn định.

Phương tiện mang đến hiệu quả cho chiến lược hội nhập về phía trước:

  • Các cách thức Marketing và bán hàng có thể được thực hiện trên các trang thương mại điện tử khi những nhu cầu trong quảng bá và truyền thông trên sản phẩm được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh các tiện ích nhất định hướng đến khách hàng, sự gia tăng của Internet đã làm cho quá trình hội nhập trở nên dễ dàng hơn và là một cách tiếp cận phổ biến đối với chiến lược kinh doanh. Nó cũng giúp các doanh nghiệp đảm bảo được hoạt động tự phân phối sản phẩm hay hàng hóa của mình.
  • Các trang thương mại điện tử mở ra một thị trường mới bên cạnh các phương thức bán hàng truyền thống được doanh nghiệp thực hiện; thúc đẩy các cơ hội mới và tìm kiếm cách thức bán hàng hiệu quả cũng như giảm thiểu tối đa các chi phí trung gian tham gia vào hoạt động phân phối, như các chi phí duy trì cửa hàng, chi phí truyền thông bằng các phương pháp truyền thống.
  • Ví dụ, một nhà sản xuất có khả năng thiết lập một cửa hàng trực tuyến tham gia bán hàng, sử dụng Digital Marketing để bán sản phẩm của mình, hạn chế các khâu trung gian trong liên kết với các công ty bán lẻ và các công ty dịch vụ Marketing để bán sản phẩm.

Xem thêm: Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp là gì? Ví dụ đa dạng hóa hỗn hợp của Vinamilk

Đặc trưng nổi bật nhất khi tiến hành chiến lược hội nhập về phía trước là “cắt bỏ người trung gian”
Đặc trưng nổi bật nhất khi tiến hành chiến lược hội nhập về phía trước là “cắt bỏ người trung gian”

4. Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía trước của Vinamilk

Ví dụ về chiến lược hội nhập về phía trước của Vinamilk – Những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam trải qua quá trình biến chuyển và tiến hóa mạnh mẽ. Nếu trong quá khứ những loại hình bán lẻ đương đại là rất hiếm thấy, và “Giờ thì chúng ta có gì?”

Đó là hàng loạt sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nhiều trung tâm mua sắm mọc lên với những thiết kế thời thượng, cho thấy bán lẻ đang thay đổi từng ngày, và điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tiêu dùng. Thêm vào đó, thị trường thương mại điện tử, đơn cử tại Việt Nam cũng đang lớn mạnh cùng sự phát triển công nghệ thông minh.

Song song, sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini cũng trở mình mạnh mẽ, với sự góp mặt của khá nhiều thương hiệu trong nước lẫn quốc tế. Trải qua gần 10 năm tìm đường, trào lưu này đã quay lại với những diện mạo và chiến lược bài bản hơn từ những thương hiệu quốc tế cũng như sự gia nhập của các đơn vị nội địa.

Tại TP.HCM, các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang xuất hiện ồ ạt với hơn 1.000 địa điểm như Family Mart, B’s mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Winmart+, v.v. đang dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống. Sự đổ bộ của 7-Eleven và GS25 vào thị trường Việt Nam cũng hứa hẹn tạo nên sự sôi động cho sân chơi trên.

Đồng ý với xu hướng trên, đại diện Vinamilk (VNM) – bà Mai Kiều Liên – chia sẻ thương mại điện tử đúng là một câu chuyện tất yếu trong tương lai, và Vinamilk cũng sẽ bị tác động bởi điều này.

Ước tính riêng năm 2018, “bà hoàng” sữa Việt cho biết các cửa hàng tiện ích mở ra một cách ngoạn mục, vượt bậc hẳn so với những năm trước đây. Tuy nhiên, điều này nếu nói là lý do khiến tiêu thụ sữa của Vinamilk giảm từ đầu năm đến nay thì không hẳn, bởi tất cả cửa hàng đều có sản phẩm Vinamilk.

“Nói về cơ cấu doanh số của Vinamilk, mọi khi doanh số siêu thị, các cửa hàng tiện ích chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng doanh thu, và nó cứ ổn định như vậy suốt trong thời gian rất là dài. Đặc biệt riêng năm nay, cửa hàng tiện ích mở mới một cách ngoạn mục, rất là bùng nổ. Cùng với đó, tính cho giai đoạn 1-2 năm trở lại, khi Vinamilk có các cửa hàng tiện ích thì doanh số của cả kênh siêu thị và cửa hàng tiện ích tăng trưởng ngoạn mục”.

Điều này bà Liên không phủ nhận không có tác động đến nguồn thu tại các cửa hàng truyền thống. Thực tế, tại các cửa hàng truyền thống doanh số Vinamilk thời gian trở lại đây không tăng, thậm chí giảm. Ngược lại doanh số từ siêu thị và cửa hàng tiện ích tăng, bù qua sớt lại thì doanh số Vinamilk không bị tác động nhiều.

Mặc dù, doanh số có giảm bởi thói quen tiêu dùng đang chuyển dần sang kênh thương mại điện tử, nhưng mức giảm chậm hơn so với tỷ lệ chung của thị trường do Vinamilk chú trọng giành thị phần, người đứng đầu nhấn mạnh.

Từ tháng 10/2016, Vinamilk đã ra mắt Website thương mại điện tử Vinamilk eShop – Giấc mơ sữa Việt – nhằm phân phối các chế phẩm từ sữa do Công ty sản xuất bao gồm sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa chua, nước giải khát, kem ăn, sữa đậu nành và phô mai. Về thanh toán, ghi nhận thông qua các hình thức trả trước, trả sau, dùng tiền mặt khi được giao hàng, thanh toán qua thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ tín dụng quốc tế phổ biến như Visa, MasterCard, JCB.

Xem thêm: Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm là gì? Ví dụ đa dạng hóa đồng tâm của Vinamilk

Vinamilk eShop - Giấc mơ sữa Việt
Vinamilk eShop – Giấc mơ sữa Việt

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing