Thương hiệu Pringles

Pringles là một thương hiệu snack khoai tây của Mỹ. Ban đầu được sở hữu bởi Procter & Gamble (P&G) vào năm 1968 và được bán trên thị trường với tên gọi “Pringle’s Newfangled Potato Chips”, thương hiệu đã được bán vào năm 2012 cho chủ sở hữu hiện tại, Kellogg’s. Đây là thương hiệu snack phổ biến thứ tư thế giới.

1. Thông tin tổng quan về thương hiệu Pringles

Logo của thương hiệu Pringles
Logo của thương hiệu Pringles

Pringles là một thương hiệu snack khoai tây của Mỹ. Ban đầu được sở hữu bởi Procter & Gamble (P&G) vào năm 1968 và được bán trên thị trường với tên gọi “Pringle’s Newfangled Potato Chips“, thương hiệu đã được bán vào năm 2012 cho chủ sở hữu hiện tại, Kellogg’s.

Tính đến năm 2011, Pringles đã được bán tại hơn 140 quốc gia. Năm 2012, Pringles là thương hiệu snack phổ biến thứ tư thế giới với 2.2% thị phần trên toàn cầu, sau 3 thương hiệu Lay’s, DoritosCheetos (tất cả đều được sản xuất bởi Frito-Lay – một công ty con của Tập đoàn PepsiCo).

Pringles là thương hiệu thuộc tập đoàn Kellogg's
Pringles là thương hiệu thuộc tập đoàn Kellogg’s

2. Lịch sử của Pringles

Năm 1956, Procter & Gamble giao một dự án cho nhà hóa học Fredric J. Baur phát triển một loại khoai tây chiên mới để giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng về các miếng khoái dễ bị hỏng. Baur đã dành 2 năm để phát triển khoai tây chiên hình yên ngựa từ bột chiên, và chọn một hộp hình ống làm hộp đựng khoai tây chiên.

Hình dạng yên ngựa của miếng khoai tây Pringles về mặt toán học được gọi là parabol hyperbol. Tuy nhiên, Baur không thể tìm ra cách làm cho các miếng khoai tây trở lên ngon miệng, và đã được rút khỏi dự án để làm việc cho một thương hiệu khác.

Vào giữa những năm 1960, một nhà nghiên cứu khác của P&G, Alexander Liepa đã khởi động lại công việc của Baur và thành công trong việc cải thiện hương vị. Mặc dù Baur đã thiết kế hình dạng của các miếng snack Pringles, tên của Liepa lại được đăng ký trên bằng sáng chế.

P&G bắt đầu bán Pringles ở Indiana vào năm 1968. Đến năm 1975, chúng đã có mặt ở hầu hết lãnh thổ Hoa Kỳ, và đến năm 1991 đã được phân phối sang thị trường quốc tế.

Sản phẩm ban đầu được gọi là Pringles Newfangled Potato Chips, nhưng các nhà sản xuất đồ ăn nhẹ khác phản đối, nói rằng Pringles không đáp ứng định nghĩa về khoai tây chiên (Chips) vì chúng được làm từ bột dựa trên khoai tây thay vì được cắt từ khoai tây như khoai tây chiên “thật”.

Sản phẩm ban đầu được gọi là Pringles Newfangled Potato Chips, đã được thay đổi theo thời gian
Sản phẩm ban đầu được gọi là Pringles Newfangled Potato Chips, đã được thay đổi theo thời gian

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration) đã cân nhắc về vấn đề này, và vào năm 1975, họ đã phán quyết Pringles chỉ có thể sử dụng từ “chip” trong tên sản phẩm của họ trong cụm từ: “potato chips made from dried potatoes“. Đối mặt với một tên gọi dài và khó chịu như vậy, Pringles cuối cùng đã đổi tên sản phẩm khoai tây của họ thành “crisps”, thay vì “chips”.

Vào tháng 7 năm 2008, tại Tòa án Tối cao London, các luật sư của P&G đã lập luận thành công rằng Pringles không phải là “crisps” mặc dù được dán nhãn “Potato Crisps” trên bao bì (ở Anh chúng được gọi là “chips” còn ở Mỹ được gọi là “crisps“) vì hàm lượng khoai tây chỉ là 42% và hình dạng của chúng, P&G tuyên bố, “không được tìm thấy trong tự nhiên”. Phán quyết này đã miễn cho Pringles khỏi việc chịu thuế VAT 17.5% đối với sản phầm “Potato crisps”. Vào tháng 5 năm 2009, Tòa phúc thẩm đã thay đổi quyết định trước đó. Một phát ngôn viên của P&G cho biết họ đã chủ động nộp thuế VAT.

Vào tháng 4 năm 2011, P&G đã đồng ý bán thương hiệu trị giá 2.35 tỷ đô la Mỹ cho Diamond Foods. Tuy nhiên, thỏa thuận đã thất bại vào tháng 2 năm 2012 sau một năm trì hoãn do các vấn đề về hợp đồng của Diamond. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2012, Kellogg’s chính thức mua lại Pringles với giá 2.695 tỷ đô la như một phần của kế hoạch phát triển kinh doanh đồ ăn nhẹ quốc tế. Việc mua lại Pringles biến Kellogg’s trở thành công ty đồ ăn nhẹ lớn thứ hai trên thế giới.

Tính đến năm 2015, có 5 nhà máy Pringles trên toàn thế giới: Hoa Kỳ; Bỉ; Malaysia; Ba Lan; và Trung Quốc.

P&G bán thương hiệu Pringles cho Kellogg's năm 2012
P&G bán thương hiệu Pringles cho Kellogg’s năm 2012

3. Hoạt động Marketing của Pringles

Pringles được quảng cáo ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và Ireland với Slogan “Once you pop, the fun don’t stop” cùng với Slogan gốc “Once you pop, you can’t stop!

Các quảng cáo truyền hình Pringles ban đầu được lên kịch bản, sản xuất và đạo diễn bởi Thomas Scott Cadden vào năm 1968, trong khi ông làm việc tại Tatham-Laird and Kudner Advertising Agency ở Chicago.

Trong suốt lịch sử của mình, Pringles đã triển khai các chiến dịch quảng cáo in ấn và truyền hình của mình để so sánh sản phẩm của họ với khoai tây chiên thông thường. Trong những năm đầu, chúng được bán trên thị trường với tên gọi “Pringles Newfangled Potato Chips” và có một chiếc khuy nhỏ (pop-top) màu bạc để mở lon.

Vào những năm 1980, công ty đã ra mắt “Pringle Jingle“, với lời bài hát là “Once you taste the flavor (“It’s a deep-fried taste!”), then you get the fever (“With a crispy crunch!”), then you’ve got the fever for the flavor of a Pringle!”

Bắt đầu từ cuối những năm 1990 và tiếp tục cho đến ngày nay, quảng cáo Pringles đã trở lại để so sánh sản phẩm của họ với các bịch snack khoai tây đóng gói thông thường, mà họ xem là dễ bị hỏng.

Slogan gốc 'Once you pop, you can't stop!' của Pringles
Slogan gốc ‘Once you pop, you can’t stop!’ của Pringles

Logo Pringles là một hình ảnh biếm họa hoạt hình cách điệu về đầu của một nhân vật nam (chính thức được gọi là “Julius Pringles” hoặc viết tắt là “Mr. P“) được thiết kế bởi Louis R. Dixon, với bộ ria mép lớn và các lọn tóc trên trán (cho đến năm 2001, nhân vật này được thắt nơ; vào năm 1998, lọn tóc và môi đã được gỡ bỏ khỏi Logo, và đầu của nhân vật được mở rộng một chút). Năm 2020, Julius Pringles một lần nữa được sửa đổi với cách tiếp cận tối giản, chỉ gồm bộ ria meps, mắt và lông mày.

Cái tên của nhân vật – Julius Pringles bắt nguồn từ Wikipedia; vào năm 2006, một biên tập viên đã chèn cụm từ ‘Julius’ vào bài viết trên Wikipedia của Pringles. Trước đó, linh vật chỉ được biết đến với tên gọi “Mr. P”. Đến năm 2013, cái tên đã lan rộng và Kellogg’s chính thức thừa nhận tên nhân vật là Julius Pringles.

Tạo hình Julius Pringles hay Mr.P thay đổi theo thời gian
Tạo hình Julius Pringles hay Mr.P thay đổi theo thời gian

4. Nhận diện thương hiệu của Pringles

Logo của Pringles qua các thời kỳ:

Logo của Pringles qua các thời kỳ
Logo của Pringles qua các thời kỳ

Brade Mar (Cập nhật 04/2022)

(*) Lưu ý: Bài viết mang tính chất nghiên cứu cá nhân, không đại diện cho bất cứ tổ chức nào.

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing