Những rủi ro tiềm ẩn trong quản lý dữ liệu Marketing năm 2022

Để tìm ra cách lưu trữ và quản lý dữ liệu năm 2022 đòi hỏi phải tập trung quan sát từng chi tiết nhỏ và phải nắm được những rủi ro tiềm ẩn liên quan. Điều quan trọng là cần làm cho thông tin dễ tiếp cận hơn và không bỏ sót các phân tích. Biết được những rủi ro tiềm ẩn sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch để ngăn chặn chúng ngay từ đầu.

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), có khoảng 168.000 quản trị viên cơ sở dữ liệu. Một số làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ và một số khác làm cho các tập đoàn lớn. Và số ít người thì làm freelancer, tự khởi nghiệp hoặc phát triển các nền tảng bên thứ ba để phục vụ khách hàng.

Công nghệ đang ngày càng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Các biện pháp bảo vệ và ngăn chặn trước đây hầu như không áp dụng được vào thời đại ngày nay. Bất kể bạn đầu tư vào loại hình quản lý dữ liệu nào, bạn đều phải đảm bảo nó có khả năng thích ứng và được nâng cấp thường xuyên. Dưới đây là những rủi ro tiềm ẩn chính đối với việc quản lý dữ liệu mà hầu hết các công ty sẽ phải đối mặt vào năm 2022.

1. Bảo vệ dữ liệu khỏi những lỗ hổng của chính sách bảo mật

Hơn bao giờ hết, trong đại dịch, mọi người chuyển sang mua sắm và sử dụng dịch vụ trên nền tảng kỹ thuật số. Sự gia tăng số người sử dụng World Wide Web cũng khiến cho việc đánh cắp thông tin qua mạng tăng theo. Tội phạm ngày càng thông minh và tinh vi hơn bao giờ hết.

Để bảo vệ dữ liệu của mình tránh bị đánh cắp, bạn phải chủ động. Đảm bảo bạn đang áp dụng các biện pháp bảo mật mới nhất, dành thời gian đào tạo nhân viên để phát hiện các Email lừa đảo và không nhấp vào các Link rác.

Dành thời gian đào tạo nhân viên để phát hiện các Email lừa đảo và không nhấp vào các Link rác
Dành thời gian đào tạo nhân viên để phát hiện các Email lừa đảo và không nhấp vào các Link rác

Thường xuyên quét dữ liệu và làm việc với nhà cung cấp quản lý dữ liệu để đảm bảo mọi thứ được bảo vệ hoàn toàn trước các thế lực bên ngoài.

2. Tránh những chi phí tiềm ẩn

Chi phí để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu của riêng bạn có thể hơi cao. Ví dụ, mức lương trung bình của một nhà phát triển Front-end (còn được biết đến như Client-side) là khoảng 57 USD mỗi giờ. Nếu hệ thống của bạn mất 720 giờ để phát triển (hoặc có thể nhiều hơn), thì chi phí để phát triển hệ thống của bạn là 41,040 USD. Ngoài ra, bạn sẽ phải chịu thêm chi phí cập nhật và chạy phần mềm sau khi ra mắt.

Chi phí để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu của riêng bạn có thể hơi cao.
Chi phí để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu của riêng bạn có thể hơi cao.

Nhiều công ty chuyển sang nền tảng quản lý dữ liệu của bên thứ ba để tiết kiệm tiền và đảm bảo mọi thứ luôn được cập nhật. Bạn sẽ có được bảo mật tốt hơn và cập nhật thường xuyên hơn bằng cách chung tiền với người khác để sử dụng cùng một dịch vụ.

Trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng riêng một hệ thống, hãy cố gắng hết sức để giảm chi phí bằng việc thường xuyên cập nhật và chú ý đến các xu hướng mới nổi trong CNTT.

3. Phát triển hệ thống Agile

Một vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp gặp phải là khi bắt đầu thiết lập cơ sở dữ liệu trực tuyến, họ phát hiện ra rằng cơ sở dữ liệu đó đã phát triển và cần có thêm những tính năng. Tìm một dịch vụ có thể thích ứng khi CSDL của bạn đã phát triển. Bạn có thể muốn tăng tốc hệ thống. Có thể bạn sẽ chuyển sang một nền tảng khác? Có thể thêm không gian lưu trữ? Có các tính năng bổ sung, chẳng hạn như các loại báo cáo tích hợp sẵn?

Bạn cũng cần suy nghĩ về cách truy cập vào hệ thống. Bạn chỉ cần đăng nhập trên máy tính của công ty mình? Hệ thống đám mây có thể hoạt động tốt tại nhiều địa điểm khác nhau? Hãy chọn những gì mang lại hiệu quả không chỉ cho hôm nay mà cho cả sau này.

Phát triển hệ thống Agile hay phát triển phần mềm linh hoạt là điều cần thiết khi cơ sở dữ liệu đã phát triển
Phát triển hệ thống Agile hay phát triển phần mềm linh hoạt là điều cần thiết khi cơ sở dữ liệu đã phát triển

4. Đào tạo nhân viên

Một trong những trở ngại lớn nhất mà các công ty phải đối mặt khi quản lý dữ liệu là đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm mới. Đầu tiên, bạn phải đảm bảo mọi thứ được sao lưu thường xuyên. Trong trường hợp xấu nhất, nhân viên có thể sẽ vô tình xóa toàn bộ cơ sở dữ liệu của bạn. Nếu được sao lưu, bạn chỉ cần khôi phục và chạy lại.

Hãy đào tạo nhân viên cách sao lưu dữ liệu trước khi họ bắt đầu quá trình cập nhật. Hãy đảm bảo rằng mọi người cảm thấy dễ dàng sử dụng hệ thống lưu trữ và biết nơi lưu các loại tệp khác nhau.

Xem thêm: Tìm hiểu về Website trong Digital Marketing

5. Xem xét những người làm việc từ xa

Theo báo cáo của State of Remote Work gần đây nhất, khoảng 37% tổng số công việc ở Hoa Kỳ có thể dễ dàng được thực hiện từ xa. Phần còn lại có thể yêu cầu làm việc trực tiếp hoặc một phương pháp kết hợp.

Người lao động đang đòi hỏi quyền được lựa chọn làm việc ở nhà và hoàn thành các công việc không bắt buộc phải đến văn phòng. Nếu cơ sở dữ liệu của bạn không cho phép đăng nhập từ xa, sẽ dẫn đến nguy cơ không thể giữ chân những nhân viên muốn làm việc tại nhà hoặc hạn chế các lựa chọn của nhân viên.

Tìm một hệ thống có các biện pháp bảo mật cho nhân viên làm tại nhà nhưng vẫn có quyền truy cập vào hệ thống; thiết lập các khu vực mà chỉ quản trị viên cấp cao mới có thể truy cập thông tin và các khu vực mà những người cần thông tin có thể truy cập dễ dàng.

Người lao động đang đòi hỏi quyền được lựa chọn làm việc ở nhà và hoàn thành các công việc không bắt buộc phải đến văn phòng
Người lao động đang đòi hỏi quyền được lựa chọn làm việc ở nhà và hoàn thành các công việc không bắt buộc phải đến văn phòng

6. Tạo chính sách nhất quán

Các chính sách của bạn cần phải xem xét dựa trên các luật và quy định, chẳng hạn như đạo luật Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu (GDPR). Ngay cả khi bạn hoạt động ở Hoa Kỳ, dù bạn chỉ thu thập dữ liệu về một khách hàng có trụ sở tại một quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, bạn vẫn phải tuân theo các quy tắc của GDPR.

Nhân viên nên biết các chính sách quản lý cơ sở dữ liệu của bạn là gì và làm thế nào để tuân theo chúng. Tránh nhầm lẫn hoặc phải khiển trách một nhân viên giỏi vì các quy định không rõ ràng.

Nhân viên của bạn nên biết các chính sách quản lý cơ sở dữ liệu
Nhân viên của bạn nên biết các chính sách quản lý cơ sở dữ liệu

Trên đây là một số rủi ro phổ biến liên quan đến cơ sở dữ liệu. Bạn vẫn có thể phải đối mặt với những rủi ro khác. Điều quan trọng là phải hiểu hệ thống của bạn một cách thấu đáo và chú ý đến những mối quan tâm và phàn nàn của nhân viên và khách hàng. Khắc phục mọi sự cố có thể phát sinh và điều chỉnh lại hệ thống để có hoạt động theo nhu cầu của công ty. Theo thời gian, bạn sẽ hiểu sâu hơn về cơ sở dữ liệu của mình và việc quản lý nó trở nên dễ dàng hơn.

Thùy Giang | Brade Mar 

5/5 - (2 bình chọn)

Cong-viec-Marketing