Phân tích mô hình SWOT của Vaseline, một trong những thương hiệu sáp dầu khoáng nổi tiếng nhất thế giới. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Vaseline.
Mục lục
1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Vaseline
Thương hiệu Vaseline là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm làm từ sáp dầu khoáng (petroleum jelly) của Mỹ, thuộc sở hữu của Tập đoàn Unilever. Các sản phẩm bao gồm sáp dầu khoáng nguyên chất cùng các loại kem dưỡng da, xà phòng, chất tẩy rửa và chất khử mùi.
Ở Bồ Đào Nha, các sản phẩm Vaseline của Unilever được gọi là Vaselina, và ở Brazil và một số quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, thương hiệu Vaseline được gọi là Vasenol.
Năm 1859, Robert Chesebrough, một nhà hóa học, đã đến các mỏ dầu ở Titusville, Pennsylvania để nghiên cứu những vật liệu mới. Ở đó, ông đã biết về một dư lượng gọi là sáp bám (Rod Max) phải được loại bỏ định kỳ khỏi máy bơm giàn khoan dầu. Các công nhân dầu mỏ đã sử dụng chất này để chữa lành vết cắt và vết bỏng. Chesebrough đã lấy mẫu sáp bám quay trở lại Brooklyn, chiết xuất sáp khoáng dầu có thể sử dụng được và bắt đầu sản xuất một sản phẩm mà ông gọi là Vaseline.
Vaseline được sản xuất bởi Chesebrough Manufacturing Company cho đến khi công ty được Unilever mua lại vào năm 1987.
Bạn đã biết tổng quan về Vaseline. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của Vaseline.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Vaseline

2. Strengths (Điểm mạnh) của Vaseline
Phân tích mô hình SWOT của Vaseline bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Vaseline.
Nguồn lực lớn từ tập đoàn mẹ Unilever:
- Unilever PLC là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia được Anh và Hà Lan thành lập. Hiện tại công ty chỉ có 1 có trụ sở chính tại London (Anh), sau khi sáp nhập với Unilever N.V (trụ sở tại Hà Lan).
- Chiến lược Marketing của Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hiệu với doanh thu năm 2020 là 51 tỷ Euro với 13 thương hiệu có doanh số hơn 1 tỷ Euro: Axe/Lynx, Dove, Omo/ Persil, Heartbrand/ Wall’s, Hellmann’s, Knorr, Lipton, Lux, Magnum, Rexona/ Degree, Lifebuoy, Sunsilk và Sunlight.
- Unilever được thành lập ngày 02/09/1929 bởi sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp là Lever Brothers (một công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Margarine Unie (một công ty sản xuất bơ thực vật tại Hà Lan). Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình và mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn thế giới.
- Chiến lược Marketing của Unilever đã thực hiện nhiều vụ mua lại công ty, bao gồm: Lipton (1971), Brooke Bond (1984), Chesebrough-Ponds (1987), Best Foods (2000), Ben & Jerry’s (2000), Alberto-Culver (2010), Dollar Shave Club (2016) và Pukka Herbs (2017).
- Trong những năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Paul Polman (CEO của Unilever thời điểm này), công ty chuyển dần trọng tâm của mình sang các thương hiệu thuộc ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp (Beauty & Personal Care).
Nhận diện thương hiệu mạnh và thị phần cao:
- Vaseline ra đời vào năm 1872, đến nay Vaseline vẫn giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và có rất ít thương hiệu chăm cá nhân có thể lưu giữ và tồn tại lâu đời đến vậy. Sau hơn 150 năm ra đời và phát triển, Vaseline đã thành công trở thành thương hiệu mỹ phẩm phổ biến hàng đầu giới mỹ phẩm khi có mặt tại khoảng 60 quốc gia trên thế giới cùng hàng triệu sản phẩm được tiêu thụ mỗi năm.
- Năm 2017, Vaseline được Nielsen Retail Measurements công nhận là thương hiệu chăm sóc da tay và cơ thể số 1 thế giới sau khi xem xét doanh số bán hàng của thương hiệu này tại 21 quốc gia trên thế giới.
- Theo báo cáo Vietnam Brand Footprint 2022, Unilever tiếp tục “thống trị” ngành hàng Sức khỏe & Sắc đẹp khi chiếm hầu hết các vị trí hàng đầu ở cả thành thị và nông thôn. Unilever tiên phong trong việc xây dựng các thương hiệu “sống bền vững” vì lợi ích lâu dài của cộng đồng. Trong đó, các thương hiệu “sống bền vững” của Unilever đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và không ngừng dẫn đầu như Wall’s, Vaseline, Sunlight, Sunsilk, Dove, Lipton, Dirt Is Good, Rexona, Knorr và Hellmann’s.
- Các sản phẩm chăm sóc da của thương hiệu Vaseline hiện có mặt ở 60 nước trên toàn thế giới và được bày bán ở hệ thống các siêu thị trên cả nước. Thương hiệu Vaseline cũng như các sản phẩm khác đang được phân phối bởi tập đoàn Unilever rất được chị em phụ nữ và nhiều người tiêu dùng tin dùng. Vaseline đã trở nên nổi tiếng vì là một dưỡng chất dưỡng ẩm môi và mặt tuyệt vời. Đến nỗi sau khi nghe số lượng lớn phản hồi về công dụng làm đẹp, thương hiệu đã mở rộng ngành hàng, thêm các dòng sản phẩm khác vào danh mục của mình.
Đa dạng sản phẩm và mang lại hiệu quả cao sau khi sử dụng:
- Vaseline là một trong những thương hiệu chăm sóc da được công nhận trên toàn cầu. Vaseline đã được sử dụng theo nhiều mục đích như chữa lành vết bỏng và vết thương nhỏ cũng như chăm sóc da. Tất cả các sản phẩm đã được cải tiến để chứa Vaseline Jelly.
- Vaseline giữ ẩm cho da bằng cách tạo thành một lớp niêm phong độ ẩm, hàng rào bảo vệ trên da, nhờ đó da không bị mất độ ẩm. Các nghiên cứu đã đánh giá rằng, so với dầu oliu, dầu lanolin, thành phần sáp dầu khoáng của Vaseline giúp giữ ẩm hiệu quả và đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng pha trộn nhiều sản phẩm theo các công thức khác nhau nhằm tạo ra những sản phẩm dưỡng ẩm tốt hơn.
Vaseline bao gồm một số dòng sản phẩm:
- Vaseline Jelly: Đây là dòng sản phẩm nguyên bản đã được bán trong 140 năm qua. Nó được sử dụng để chữa lành vết bỏng và vết cắt nhỏ. Đây là một loại thạch dầu mỏ nguyên chất, được tinh chế ba lần và cho đến nay nó là sản phẩm duy nhất được tinh chế ba lần. Vaseline Jelly không có mùi thơm và không gây dị ứng.
- Vaseline Intensive Care: Đây là dòng kem dưỡng da chăm sóc cơ thể. Nó có một vài chủng loại khác nhau bao gồm Viz a viz deep restore lotion, Cocoa glow lotion, Aloe soothe lotion, Advance repair body lotion, Cocoa radiant spray moisturizer và Deep restore spray moisturizer.
- Vaseline Lip Therapy: Dòng sản phẩm được bán trên thị trường dưới dạng chất làm ẩn và mềm tức thì, không chỉ là chất làm mềm môi. Original, Cocoa glow, Rosy glow và Total moisturizer là những chủng loại có sẵn
- Vaseline Healthy White: Sản phẩm được bán trên thị trường dưới dạng kem dưỡng da làm sáng da cùng với khả năng trị da khô. Kem dưỡng da làm sáng, SPF 24 ++ lotion và 10 loại kem dưỡng da hoàn chỉnh là ba chủng loại có sẵn của dòng sản phẩm này.
Hệ thống phân phối mạnh mẽ:
- Vaseline tận dụng hệ thống phân phối mạnh mẽ của tập đoàn mẹ Unilever. Có một sự thật rằng phân phối chặng cuối là một bài toán không hề đơn giản. Đặc biệt là với những thương hiệu đa ngành, đa quốc gia như trường hợp của Unilever.
- Nhiều khách hàng tiềm năng của Unilever tại các quốc gia chưa phát triển, hoặc đang phát triển vẫn đối mặt nhiều hạn chế trong việc tiếp cận sản phẩm thiết yếu chất lượng cao. Khi một thương hiệu đa quốc gia muốn xây dựng kênh phân phối chặng cuối, mang sản phẩm đến tay người dùng cuối một cách trực tiếp. Họ sẽ đối mặt với thử thách đồng cảm, thấu hiểu và có đủ kiến thức về tập quán hay hành vi tiêu dùng ở từng địa phương.
- Và đó chính xác là những gì mà chiến lược phân phối của Unilever đang thực hiện. Hơn cả sự đồng cảm hay thấu hiểu, chiến lược phân phối của Unilever đã cho thấy năng lực thích ứng mạnh mẽ của thương hiệu này ở từng thị trường khác biệt.
- Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, bao quát hơn là 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn đặt hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.
- Các sản phẩm của Vaseline đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên khắp 6 châu lục. Các sản phẩm này có sẵn tại bất kỳ cửa hàng bách hóa nào trên toàn thế giới. Các sản phẩm chăm sóc cơ thể Vaseline như kem dưỡng thể, chăm sóc môi và kem dưỡng da làm sáng cũng có sẵn để mua trực tuyến thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Amazon.
- Vaseline Jelly thông thường có thể được mua từ bất kỳ cửa hàng bách hóa nào và bất cứ nơi nào, tuy nhiên, Vaseline Jelly dạng carbonated chỉ có sẵn thông ở các cửa hàng thuốc. Do đặc tính chữa bệnh của nó, Vaseline Jelly được sử dụng như một loại thuốc (dạng carbonated).
Hoạt động Marketing vượt trội:
- Chiến lược Marketing của Vaseline cũng đã sử dụng các nền tảng Digital Marketing như YouTube và các trang truyền thông xã hội như Twitter và Facebook cho các chiến dịch quảng cáo. Để tăng cường nhận diện thương hiệu, Unilever đã tài trợ cho các sự kiện dưới thương hiệu Vaseline. Vaseline Body Lotion là nhà tài trợ cho Tuần lễ thời trang Kenya 2013. Vaseline cũng đã đầu tư vào các hoạt động CSR (Trách nhiệm xã hội) thông qua các dự án như “Dự án chữa bệnh cho người tị nạn”.
- Vaseline đã thực hiện chiến dịch “The healing project” vào năm 2016, cung cấp các sản phẩm thiết yếu ứng phó khẩn cấp để giúp cộng đồng phục hồi sau thiên tai. Hoạt động mạnh mẽ hầu hết ở 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ và hơn 70 quốc gia. Chương trình cung cấp một số hỗ trợ mạng lưới an toàn và bổ sung nguồn cung cấp cơ bản thông qua việc phân phối thường xuyên cho các phòng khám trên toàn quốc cũng như ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vaseline

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Vaseline
Phân tích mô hình SWOT của Vaseline tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Vaseline.
Cạnh tranh gay gắt diễn ra ở các phân khúc kem dưỡng và chăm sóc da:
- Một số thương hiệu có mặt trên thị trường cũng có công dụng chăm sóc da và kem dưỡng chẳng hạn như Nivea, Johnson và nhiều hãng khác.
Hàng giả tràn lan:
- Vaseline đối mặt với tình huống khó xử là vi phạm hàng giả và nhãn hiệu ở các quốc gia khác nhau và không thể giám sát chúng. Quá trình chế biến Vaseline Jelly rất đơn giản và rẻ tiền, nên nó cũng dễ làm giả với mức giá rẻ hơn.
- Trong đó, son dưỡng môi Vaseline được biết đến là dòng sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường hiện nay được đánh giá cao khi có chất lượng tốt, giá thành rẻ. Đồng nghĩa với việc sản phẩm Vaseline dưỡng môi giả được bày bán tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng tới thương hiệu và niềm tin của người dùng.
- Trong số hàng chục thương hiệu trên thị trường, Vaseline được đánh giá cao hơn cả với những sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng. Sữa dưỡng thể của Vaseline luôn đứng hàng đầu giúp chị em tìm được làn da trắng mịn nhanh chóng và hiệu quả. Song cũng vì được yêu thích nên Vaseline ngày càng bị làm giả, làm nhái nhiều hơn. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi tiếp cận hàng chất lượng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Microsoft

4. Opportunities (Cơ hội) của Vaseline
Phân tích mô hình SWOT của Vaseline tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Vaseline.
Ngành bán lẻ mỹ phẩm tiếp tục tăng trưởng tốt:
- Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe. Điều này do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da đang tăng cao. Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường.
- Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày. Đồng quan điểm, nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm 2022. Phần lớn cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Các thương hiệu mỹ phẩm quốc tế lớn đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu châu u và châu Á, như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với các chiến lược kinh doanh khác nhau, các thương hiệu sẽ đưa ra những mô hình kinh doanh phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng từ nguồn khách hàng Việt.
Thương mại điện tử là kênh bán hàng phổ biến:
- Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ dành phần lớn chi phí hoạt động để chạy chiến dịch marketing trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử. Xét riêng về mặt hàng mỹ phẩm và chăm sóc da, một khi được khách hàng tin tưởng sử dụng, thương mại điện tử sẽ là kênh mua sắm thuận tiện nhất. Đây là một lợi thế đặc trưng của mô hình kinh doanh online.
- Tuy nhiên, việc kinh doanh trực tuyến không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không vận hành các cửa hàng vật lý. Thực chất, phần lớn thương hiệu mỹ phẩm đang tích hợp song song cả hai mô hình, trực tuyến và trực tiếp. Họ coi các cửa hàng flagship như một kênh để thu hút khách hàng và thương mại điện tử như một nền tảng để bổ sung doanh thu.
- Theo báo cáo thị trường Quý 1/2022 của Savills, nguồn cung TTTM tăng ổn định 1% hàng năm kể từ năm 2019. Trong năm 2022, 151,817 m 2 nguồn cung mới đến từ 11 dự án sẽ gia nhập thị trường. Trong đó, TTTM và khối đế bán lẻ, mỗi loại hình sẽ chiếm 50% tổng nguồn cung tương lai. Bởi vậy, đây vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ dành cho các doanh nghiệp mỹ phẩm cao cấp đang có mong muốn mở rộng mặt bằng.
Người tiêu dùng Ảnh hưởng mạnh mẽ từ mạng xã hội:
- Theo nghiên cứu, có đến 60% dân số Việt sử dụng mạng xã hội, tương đương với con số khoảng 62 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày. Cedric Toh, Giám đốc Marketing khu vực, SEA khẳng định rằng phương tiện truyền thông xã hội có tác động to lớn, tạo ra sự quan tâm, phấn khích và tương tác khi nhiều người tiêu dùng đón nhận và có xu hướng làm theo các thói quen chăm sóc sắc đẹp mới từ ảnh hưởng trên khắp khu vực và toàn cầu.
- Đây được xem là cơ hội đáng mừng cho các thương hiệu mỹ phẩm nội địa khi ngày càng nhiều các ngôi sao làng giải trí ra mắt thương hiệu mỹ phẩm riêng dưới sức ảnh hưởng của mình.
Trải nghiệm mua sắm trực tuyến đã và đang tác động rất nhiều đến thói quen mua sắm của khách hàng:
- Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã khuếch đại chiến lược đa kênh. Các nhãn hàng sẽ tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch trên các kênh. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, việc đảm bảo rằng sự tiện lợi là một phần thiết yếu trong trải nghiệm của khách hàng trên các kênh, sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ.
- Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của Ipsos trên 12.000 người mua sắm trực tuyến, “giao hàng chậm trễ” và “hết hàng” là những vấn đề chính đối với họ, chiếm 25% và 16% tổng số người được hỏi, tiếp theo là tỷ lệ 14% đối với vấn đề “quá nhiều email quảng cáo”, vì vậy các nhà bán lẻ sẽ cần phải giải quyết các vấn đề khác nhau phát sinh từ các kênh khác nhau khiến trải nghiệm của khách hàng trở nên phức tạp để sắp xếp hợp lý.
- Tăng cường truyền thông tiếp thị – Vaseline phải mở rộng truyền thông tiếp thị để giành được lợi thế kinh doanh vì mảng chăm sóc da có tính cạnh tranh. Mặc dù cạnh tranh gay gắt nhưng mức tiêu thụ của lĩnh vực này cũng cao. Do đó, người chiến thắng sẽ nhận được nhiều phần thưởng cho khoản đầu tư của mình.
- Sản phẩm khác biệt – Thông qua bộ phận R & D, Vaseline là tổ chức tốt nhất để khuyến khích sự sáng tạo, bằng sáng chế và tung ra các sản phẩm làm rung chuyển ngành công nghiệp. Những phát minh và bằng sáng chế này có thể đóng góp cho Vaseline trong ngành công nghiệp chăm sóc da và từ đó tạo ra một lượng doanh thu đáng kể cho công ty mẹ – HUL.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của The Body Shop

5. Threats (Thách thức) của Vaseline
Phân tích mô hình SWOT của Vaseline cuối cùng là Threats (Thách thức) của Vaseline.
Cạnh tranh gay gắt:
- Công ty Asia Plus đã tiến hành khảo sát việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm của gần 500 phụ nữ trong độ tuổi 16 – 39 trên cả nước. Kết quả cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng phụ nữ có trang điểm tăng từ 76% lên 86%, đồng thời, số người trang điểm thường xuyên (ít nhất 4 lần/tuần) cũng tăng từ 35% lên 39%.
- Sức mua lớn đồng nghĩa với sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường mỹ phẩm. Theo Viện nghiên cứu Yano (Nhật Bản), Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2018, thị trường này đạt quy mô giá trị 2,35 tỷ USD. Dự kiến trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm của Việt Nam sẽ khoảng 15 – 20%/năm.
- Nhưng cuộc chơi không hề dễ dàng. Miếng bánh thị phần ngọt ngào cũng kéo theo cuộc đua khốc liệt của rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm quốc tế được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam. Hầu hết các “đại gia” mỹ phẩm toàn cầu từ trung đến cao cấp như: L’Oreal, Kanebo, Ohui, Whoo, The Body Shop, The Faceshop, Naris, Shiseido, L’Occitane, Clarins, Dior, Chanel, Mac… đều đã tham gia vào thị trường này.
Và trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ấy, các tên tuổi đều mang dáng dấp của những “chiến binh”.
- Cuộc cạnh tranh của các thương hiệu thường được nhìn thấy rõ nhất qua các chiến dịch quảng bá thương hiệu và khuyến mại trong các dịp lễ, Tết trong năm, đặc biệt là các dịp lễ dành cho phụ nữ như ngày 8/3, 20/10, Valentine… Số lượng các thương hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam nhiều tới nỗi, ngay cả những người làm trong ngành cũng không nhớ hết các nhãn. Vậy nên, người tiêu dùng cũng không kém hoang mang.
- Giữa cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt đó, những thương hiệu đến từ các quốc gia Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản dường như chiếm được ưu thế, do phù hợp với làn da châu Á.
- Riêng năm 2016, mỹ phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 28 – 30,3% trong tổng thị phần mỹ phẩm tại Việt Nam. Trong 3 năm trở lại đây, con số này tăng lên mức 30 – 43%.
- Hơn hai thập kỷ qua, hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật Bản đã “vượt biển” thành công. Trong đó, có thể kể đến các thương hiệu như Shiseido, SK-II, Naris…
Mỹ phẩm nhiều hàng giả, hàng nhái kể cả hàng cao cấp lẫn nhập khẩu:
- Mặc dù thị trường đang có rất nhiều dòng mỹ phẩm, kể cả hàng cao cấp, giá lên tới cả ngàn đô/sản phẩm, nhưng cũng rất nhiều hàng nhái, hàng giả, kem trộn…Trong những ngày đầu tháng 04/2021, mạng xã hội đã “lên cơn sốt” khi một chủ tài khoản Facebook thuộc diện đông khách đã bị “bóc phốt”: bán bộ dầu gội theo giới thiệu là nhập khẩu từ Ý, với giá rẻ chỉ 150.000đ/chai gội hoặc xả.
- Nhiều chị em đã đặt hàng bộ sản phẩm này, vì giá quá rẻ mà lại là “hàng Ý”, nhưng ở đáy chai dầu gội, những chị em sành sỏi bắt đầu thấy có điểm sai sai khi ngày sản xuất trên đáy chai là 25/03/2021, nhưng ngày hàng có mặt tại Việt Nam là 01/04/2021.
- Liên quan tới thị trường mỹ phẩm giả, nhái hoành hành tại Việt Nam, trước đó rất nhiều giám đốc, đại diện các nhãn hàng mỹ phẩm thế giới đến Việt Nam đều bất ngờ về độ phủ thương hiệu của họ tại đây, nhưng họ cũng khẳng định 90% hàng tự xưng là “xách tay” đều là hàng giả, hàng nhái.
- Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ mỹ phẩm tiềm năng nhất nhì khu vực Đông Nam Á. Nhiều giám đốc thương hiệu nổi tiếng đích thân bay sang Việt Nam và bị bất ngờ về độ phủ thương hiệu của họ, nhưng đáng tiếc 90% hàng gian trên thị trường lại đang “ẩn danh” dưới dạng hàng xách tay.
- Thậm chí, các sản phẩm, mỹ phẩm chức năng hiện bán trên kênh thương mại điện tử rất nhiều nhưng lại không có ai kiểm soát. Hàng gian, hàng giả rất nhiều dù ngành hàng này liên quan mật thiết đến sức khỏe của con người, cần đảm bảo chất lượng.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Oreo

Brade Mar