Phân tích Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel

Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel được công ty áp dụng để gia tăng thị phần bằng các nỗ lực Marketing với các sản phẩm hiện tại, phục vụ thị trường hiện tại của công ty. Có thể kể đến một số nỗ lực Marketing như Tinh thần tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”; Chú trọng vào chất lượng và dịch vụ; Quảng cáo; v.v.

Viettel áp dụng chiến lược đa dạng và linh hoạt để thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.

1. Chọn lọc thị trường mục tiêu: Viettel tập trung vào các thị trường mới nổi, có tiềm năng tăng trưởng cao và ít cạnh tranh hơn so với các thị trường phát triển.

2. Xây dựng hạ tầng viễn thông: Viettel đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng hạ tầng viễn thông tại các thị trường mục tiêu, đảm bảo phủ sóng rộng khắp và chất lượng dịch vụ tốt.

3. Định giá cạnh tranh: Viettel áp dụng chiến lược giá linh hoạt, cung cấp các gói cước cạnh tranh để thu hút khách hàng và nhanh chóng giành thị phần.

4. Đa dạng hóa sản phẩm: Viettel không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống mà còn phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng như ví điện tử, giải pháp công nghệ thông tin, nội dung số…

5. Hợp tác địa phương: Viettel chủ động hợp tác với các đối tác địa phương để hiểu rõ thị trường, văn hóa và xây dựng mối quan hệ với chính quyền, cộng đồng.

6. Xây dựng thương hiệu: Viettel đầu tư vào các hoạt động truyền thông, quảng bá để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Nhờ những chiến lược này, Viettel đã đạt được nhiều thành công trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế, trở thành một trong những tập đoàn viễn thông hàng đầu khu vực và thế giới.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel
Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel

1. Giới thiệu về Viettel

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989.

Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Viettel

Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD
Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD

2. Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel

Ma trận Ansoff do cha đẻ của quản trị chiến lược – Igor Ansoff tạo ra. Ma trận giúp phân tích mối quan hệ sản phẩm và thị trường (Phát triển sản phẩm, Phát triển thị trường, Thâm nhập thị trường, Đa dạng hóa) nhằm đánh giá lợi thế và hạn chế của sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Từ kết quả phân tích ma trận Ansoff, ta có thể định dạng các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.

Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường
Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường

2.1 Tinh thần tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”

Yếu tố chính để tạo nên sự thành công cho thương hiệu Viettel là tinh thần tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”, đồng thời có một chiến lược định vị đúng đắn. Sau khi phân tích rõ đối thủ và thị trường, thương hiệu Viettel xây dựng được một chiến lược định vị hướng đến sự khác biệt và giành về ưu thế để chiếm lĩnh thị trường.

Hiện tại trên thị trường viễn thông, Viettel đã tung ra nhiều gói cước sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tùy theo tích chất, mục đích sử dụng, khách hàng có thể lựa chọn cho mình những gói cước phù hợp để mang lại những hiệu quả và giá trị về kinh tế lớn nhất. Từ đó, tạo dựng được sự khác biệt về sản phẩm.

Viettel không ngừng nỗ lực sáng tạo ra những những sản phẩm, dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Với Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao đều thể hiện triết lý “Caring – Innovator” (Sẻ chia – Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Xem thêm: Các đối thủ cạnh tranh của Viettel

Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel - Tinh thần tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”
Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel – Tinh thần tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”

2.2 Chú trọng vào chất lượng và dịch vụ

Thương hiệu Viettel tận dụng lợi thế về nguồn tài chính, nhân lực trẻ năng động và mạng lưới viễn thông của quân đội mà nỗ lực trở thành nhà cung cấp dịch vụ có độ phủ sóng lớn nhất Việt Nam. Từ đây góp phần tạo ra cái nhìn mới mẻ về chất lượng và dịch vụ Viễn thông.

Thương hiệu Viettel xuất hiện dường như đã thức tỉnh cả ngành viễn thông Việt Nam. Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng trở nên gay gắt đã có tác động tích cực tới thị trường, chất lượng dịch vụ ngày càng được gia tăng, nhiều ứng dụng công nghệ mới được đưa vào và không ai hết, chính khách hàng (người sử dụng dịch vụ) là được hưởng lợi nhiều nhất.

Đến thời điểm hiện tại, thương hiệu Viettel vẫn không ngừng nâng tổng số trạm phát sóng của mình lên 36.000 trạm. Đồng thời tiếp tục xây dựng nhiều trạm mới nhằm gia tăng chất lượng cuộc gọi cho khách hàng, giảm thiểu tình trạng nghẽn mạng. Bên cạnh đó, thương hiệu Viettel cũng phát triển hệ thống tư vấn và chăm sóc khách hàng 24/24 nhằm tạo ra cho khách hàng thuận tiện mới.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post

Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel - Chú trọng vào chất lượng và dịch vụ
Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel – Chú trọng vào chất lượng và dịch vụ

2.3 Quảng cáo

Thương hiệu Viettel tổ chức quảng cáo dịch vụ trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, website, truyền hình… Song dù ở phương tiện quảng cáo nào, nội dung quảng cáo của Viettel cũng rất sâu sắc và ý nghĩa. Nội dung quảng cáo của Viettel luôn mang đậm tính nhân bản, gợi lên ước muốn chia sẻ và kết nối. Giúp khách hàng thấm thía về một chương trình quảng cáo rất khác, không xôi thịt, không xô bồ, chỉ có yêu thương và chia sẻ.

Ví dụ: đoạn phim quảng cáo 60 giây của Viettel 178, người xem sẽ có một cảm giác hoàn toàn khác biệt đối với một chương trình khuyến mại.

Đoạn phim quảng cáo diễn ra với hình ảnh của một cô bé đang đọc sách, em bé vừa chào đời, hình ảnh cây non đang đâm chồi nảy lộc và lên cao trào với lời thoại: “Với 60 giây bạn làm được bao điều có ý nghĩa, với 60 giây người ta cũng sẽ nói được bao điều. Viettel tặng bạn 60 giây cho mọi cuộc gọi qua 178 để bạn có thể nói những điều ý nghĩa nhất theo cách của mình.”

Xem thêm: Chiến lược phát triển thị trường của Viettel

 

2.4 Khuyến mãi

Các phương thức khuyến mãi được tung ra nhằm giành thị phần giữa các nhà cung cấp, khiến cuộc đua giảm giá ngày càng trở nên sôi động. Trong đó, thương hiệu Viettel nổi bật lên với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn và vươn lên vị trí hàng đầu về tốc độ phát triển khách hàng.

Điểm đặc biệt là thương hiệu Viettel tổ chức các chương trình rất quy mô khi đồng loạt áp dụng cùng lúc nhiều loại khuyến mãi hấp dẫn cho các khách hàng đã/đang sử dụng vào các ngày lễ lớn của năm. Điển hình là chương trình chào mừng thuê bao thứ 888.888 của Viettel tặng 50% phí hòa mạng. Bên cạnh đó, tất cả các khách hàng (cũ và mới) đều được tặng lịch bloc cho tất cả các cuộc gọi trong thời gian khuyến mãi.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel - Khuyến mãi
Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel – Khuyến mãi

2.5 Thâm nhập thị trường thế giới

13 năm trước, Tập đoàn Viettel mới là “tân binh” trên thị trường viễn thông Việt Nam với 2 triệu thuê bao và hoàn toàn “vô danh” với thế giới. Thế nhưng, công ty ấy vẫn quyết tâm tiến ra thế giới chỉ với 1 triệu USD tiền vốn và điểm đến đầu tiên là Campuchia.

Ở thời điểm đó, ban lãnh đạo Viettel chấp thuận đầu tư vào Campuchia với số vốn 1 triệu USD với riêng 446.000 USD đã là thiết bị. Quyết định này được đưa ra sau khi Viettel chi 98.000 USD nghiên cứu thị trường của quốc gia láng giềng.

Với 663.000 USD tiền mặt, Viettel đã kéo cáp thành công từ An Giang về thủ đô Phnom Penh. Từ tháng 7 đến 10-2006, tuyến cáp hoàn thành và dịch vụ VoIP mang lại doanh thu chỉ sau 3 tháng. Số tiền 81.000 USD thu được từ VoIP tiếp tục được đầu tư để “nuôi” mảng Internet và di động sau này.

Tại Campuchia, Viettel thực hiện chiến lược “hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau” và “lấy nông thôn vây thành thị” (từng thành công vang dội ở Việt Nam) và sau này cũng áp dụng thành công ở nhiều thị trường quốc tế.

Năm 2009, sau 3 năm có mặt tại Campuchia, Viettel bắt đầu kinh doanh dịch vụ di động với cái tên Metfone. Metfone tăng trưởng siêu tốc dù mới bắt đầu kinh doanh nhờ vào việc phủ sóng toàn bộ 25 tỉnh thành. Chỉ sau 2 năm, Metfone vươn lên giữ vị trí số 1 về thị phần. Đó là một quá trình còn thần tốc hơn cả việc vươn lên vị trí số 1 ở Việt Nam, khi Viettel phải mất 4 năm mới làm được điều đó.

 

Từ thành công ấy, Viettel đầu tư sang nước bạn Lào. Ở Lào, Viettel đã giúp bạn gây dựng lại một doanh nghiệp của Nhà nước vốn đang gặp nhiều khó khăn cả về vốn và chiến lược phát triển. Unitel tạo công ăn việc làm cho gần 2.000 cán bộ nhân viên có mức thu nhập trung bình khoảng 2,5 triệu LAK/người/tháng và vài nghìn cộng tác viên.

Song song với đó, công ty cũng hỗ trợ triển khai hệ thống cầu truyền hình giao ban xa cho Bộ Quốc phòng Lào; hỗ trợ triển khai miễn phí dịch vụ Internet cho hơn 600 trường học và cơ sở giáo dục…

Ông Bee Mua, Phó tổng giám đốc Unitel chia sẻ: “Sự phát triển của Unitel trong 2 năm đầu tiên kể từ lúc mở mạng cứ như một giấc mơ. Chỉ trong 2 năm từ khi khai trương, Unitel đã vươn lên vị trí hãng viễn thông số 1 của Lào, cả về mạng lưới, thuê bao, doanh thu, nộp thuế…”.

Tại hai quốc gia láng giềng, Viettel đã đầu tư nghiêm túc, bền vững, có trách nhiệm với nhân dân, Chính phủ và đất nước bạn, góp phần củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Ðông Dương. “Chúng tôi đi ra nước ngoài cùng với tâm niệm mình không chỉ là đại diện của Viettel mà là đại diện của Việt Nam”, ông Nguyễn Cao Lợi, Phó tổng giám đốc Viettel Global, một trong những người Viettel đầu tiên đến Campuchia cho biết.

Chiến lược phát triển thị trường của Viettel tại Mozambique (Movitel)
Chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel thị trường thế giới

Brade Mar

5/5 - (11 bình chọn)

Cong-viec-Marketing