Chiến lược Marketing của Knorr

Phân tích Chiến lược Marketing của Knorr, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Knorr liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị) của thương hiệu thực phẩm đến từ tập đoàn Unilever.

Chiến lược Marketing của Knorr 1
Chiến lược Marketing của Knorr

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Knorr

Knorr là một thương hiệu thực phẩm của Đức, thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever từ năm 2000, khi Unilever mua lại Best Foods, ngoại trừ Nhật Bản, nơi nó được sản xuất theo giấy phép của Ajinomoto. Thương hiệu này còn được gọi là Royco ở Indonesia, Kenya và Hà Lan, và được gọi là Continental ở Úc và New Zealand.

Knorr là một thương hiệu thực phẩm toàn cầu, với Chiến lược Marketing của Knorr gồm nhiều dòng sản phẩm đa dạng bao gồm các loại súp, viên súp, chiết xuất nước hầm cùng nhiều loại gia vị và nước xốt. Lịch sử của thương hiệu Knorr bắt nguồn từ năm 1838 khi ngài Carl Heinrich Knorr mở một nhà máy và bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật sấy khô có khả năng bảo quản chất lượng, hương vị và độ tươi của thực phẩm. Knorr là một trong những thương hiệu thực phẩm lớn nhất Thế giới và có mặt tại hơn 87 quốc gia khắp các châu lục.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Knorr

Chiến lược Marketing của Knorr vượt trội, biến nó trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất và được yêu mến nhất tại UnileverKnorr thực sự có khả năng tạo ra những chuyển biến tích cực đối với cộng đồng và hành tinh của chúng ta! Hiện diện tại hơn 87 quốc gia trên thế giới, Knorr mang tới những sản phẩm tác động trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của con người. Chúng tôi tiếp cận hơn 320 triệu người mỗi ngày thông qua những bữa ăn, và con số này lớn hơn BẤT KỲ thương hiệu thực phẩm nào khác trên Thế giới.

Trước đây, danh mục gia vị của phụ nữ Việt Nam bao gồm các sản phẩm cơ bản và đơn vị như muối, đường, hạt tiêu, bột canh và bột ngọt. Đây chính là cơ hội cho một sản phẩm thay thế ngon hơn và có lợi hơn cho sức khỏe.

Knorr là một trong những thương hiệu lớn nhất và được yêu mến nhất tại Unilever
Knorr là một trong những thương hiệu lớn nhất và được yêu mến nhất tại Unilever

Kiến trúc thương hiệu Knorr là kiến trúc độc lập (free-standing), Knorr đi theo kiến trúc House of Brand của tập đoàn mẹ Unilever. Giống như hàng loạt các thương hiệu khác do Unilever sở hữu, thương hiệu Knorr là một Individual Brand góp mặt trong “Ngôi nhà Thương hiệu” này.

  • Corporate Brand: Unilever (House of Brand)
  • Individual Brand: Knorr
Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) của Knorr
Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture) của Knorr

Chiến lược Marketing của Knorr đi theo chiến lược phát triển của tập đoàn mẹ UnileverKnorr là một thương hiệu có sứ mệnh (Brand Purpose). Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) của Knorr là “tạo ra nguồn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng với mức giá phải chăng cho tất cả mọi người”

Tại Việt Nam, Knorr khuyến khích người phụ nữ chủ động tạo ra những ảnh hưởng tích cực xung quanh mình thông qua việc đem đến cho gia đình vị ngon tròn yêu thương và tình cảm chân thành nhất trong từng bữa cơm..

Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) của Knorr
Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose) của Knorr

2. Chiến lược Marketing của Knorr

2.1 Chiến lược sản phẩm của Knorr

Mặc dù Knorr bắt đầu với việc sản xuất súp khô (Dry Soups) nhưng do phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng và cơ hội tăng trưởng, thương hiệu mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách thêm một số dòng sản phẩm khác như mì súp, súp ăn nhẹ, hỗn hợp gia vị, v.v.

Ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu, Knorr đã tung ra từng loại sản phẩm của mình với một loạt các chủng loại. Để chiếm thế thượng phong tại thị trường Ấn Độ, Knorr đã tung ra các gói gia vị với một số hương vị địa phương như Biriyani Masala, Sambhar Masala, Pav Bhaji Masala, v.v., tôn trọng thói quen và sở thích thực phẩm đa dạng của người tiêu dùng Ấn Độ.

Danh mục sản phẩm của Knorr bao gồm bốn ngành hàng chính:

  • Easy to Cook: Một loạt các hương vị cổ điển cũng như hương vị toàn cầu như súp rau trộn, súp ngô cà chua Mexico, v.v.
  • Noodles: Sự pha trộn độc đáo của mì masala, rau và súp với gia vị Ấn Độ với một loạt các hương vị như Schezwan Trung Quốc, Margherita Ý, Desi Masala Chaska, v.v.
  • Soups: Dạng cốc súp để phục vụ cho các bữa ăn phụ, có sẵn trong một loạt các hương vị như rau hỗn hợp, chatpata cà chua, rau Manchow, v.v.
  • Chef’s Masala: Phục vụ nhu cầu làm thức ăn tại nhà, bao gồm Biriyani, Chana, Sambhar, v.v.
Chiến lược sản phẩm của Knorr 1
Chiến lược sản phẩm của Knorr

2.2 Chiến lược truyền thông của Knorr

Knorr nhắm vào các bà mẹ thành thị có ý thức về sức khỏe (30-40 tuổi). Họ quan tâm đến hạnh phúc của gia đình và cố gắng chuẩn bị các bữa ăn ngon nhưng bổ dưỡng trong thời gian giới hạn và đạt được sự công nhận mà họ mong muốn.

Knorr luôn hướng tới sự tích cực để quảng bá các sản phẩm vị trên tất cả các nền tảng truyền thông như TV, báo chí, mạng xã hội và biển quảng cáo ngoài trời. Ngoài ra, các chiến dịch quảng cáo của Knorr luôn nhất quán trong việc thể hiện mối liên kết giữa mẹ và con và cách các bà mẹ có thể nhận được sự công nhận từ con cái của họ bằng cách nấu các món ăn ngon, bổ dưỡng với sự trợ giúp  từ Knorr.

Knorr xuất hiện cả những người ảnh hưởng, bao gồm con cái và chồng của người nội trợ. Người chiến thắng của cuộc thi Master Chef thường được chọn làm KOLs xuất hiện trong các quảng cáo của Knorr.

Một số chiến dịch nổi bật của Knorr bao gồm:

  • Photocopy (2009): Phối hợp cùng Agency là Youth Republic (Thổ Nhĩ Kỳ)
  • Salty (2009): Phối hợp cùng Agency là DDB (Canada)
  • Salty Brace (2010): Phối hợp cùng Agency là DDB (Canada)
  • Implant (2010): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Brazil)
  • Book (2010): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Brazil)
  • Knorr Guerilla Gardening (2010): Phối hợp cùng Agency là Division 4 (Áo)
  • Flavour of Home (2015): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Anh)
  • Flavour of home (2015): Phối hợp cùng Agency là Choojai (Thái Lan)
  • Love at first taste (2016): Phối hợp cùng Agency là Lowe (Anh)
  • Mzansi Pasta (2017): Phối hợp cùng Agency là DDB (Nam Phi)
  • The Stories We Keep Inside (2020): Phối hợp cùng Agency là MullenLowe Group (Philippines)

Chiến lược Marketing của Knorr là một ví dụ về sự thành công khi được biết đến với các sản phẩm sáng tạo và truyền thông tích cực với một thông điệp nhất quán.

Chiến dịch The Stories We Keep Inside (2020) của Knorr
Chiến dịch The Stories We Keep Inside (2020) của Knorr

3. Chiến lược Marketing Mix của Knorr

Chiến lược sản phẩm của Knorr: Công ty luôn đưa ra các sản phẩm sáng tạo theo kịp xu hướng và nhu cầu có người tiêu dùng, đầu tư mạnh vào R&D, làm gia tăng lòng trung thành cũng như mở rộng tập khách hàng mới, gia tăng thị phần.

Chiến lược giá của Knorr: Thương hiệu định giá sản phẩm tương đối thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Maggi hay Yippee để tối đa hóa thâm nhập ngành hàng. Knorr thực hiện chiến lược giá thâm nhập bằng cách giữ giá thấp và ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh. Đây là một chiến lược giá phổ biến trong thị trường FMCG.

Chiến lược phân phối của Knorr: Đây là một thương hiệu của tập đoàn Unilever, do đó nó tận dụng chuỗi cung ứng của công ty mẹ để thâm nhập thị trường khắp thế giới và có thể tiếp cận hàng chục triệu cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, vì Knorr chủ yếu nhắm vào các hộ gia đình thành thị, các sản phẩm của thương hiệu thường xuất hiện nhiều trong các siêu thị và Minimart.

Chiến lược chiêu thị của Knorr: Knorr tích cực quảng bá sản phẩm của mình thông qua tất cả các kênh truyền thông và giữ thông điệp của mình nhất quán với ý tưởng lớn – việc nấu các món ăn ngon nhưng bổ dưỡng và chăm sóc gia đình.

Chiến lược Marketing Mix của Knorr 1
Chiến lược Marketing Mix của Knorr

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dove

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing