Chiến lược Marketing của 3M

Phân tích Chiến lược Marketing của 3M, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của 3M Company liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Chiến lược Marketing của 3M 1
Chiến lược Marketing của 3M

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của 3M

3M Company (ban đầu là Minnesota Mining and Manufacturing Company) là một tập đoàn tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ và hàng tiêu dùng.

3M Company sản xuất hơn 60,000 sản phẩm dưới một số nhãn hiệu, bao gồm chất kết dính, chất mài mòn, lớp phủ, chống cháy thụ động, thiết bị bảo vệ cá nhân, phim cách nhiệt, phim bảo vệ sơn, sản phẩm nha khoa và chỉnh nha, vật liệu cách điện và kết nối điện và điện tử, sản phẩm y tế , sản phẩm chăm sóc xe hơi, mạch điện tử, phần mềm chăm sóc sức khỏe và phim quang học. 3M Company có trụ sở tại Maplewood, ngoại ô Saint Paul, Minnesota.

3M Company đạt tổng doanh thu 32.2 tỷ đô la vào năm 2020 và xếp thứ 96 trong danh sách Fortune 500 các tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng doanh thu. Tính đến năm 2018, 3M Company có khoảng 93,500 nhân viên và hoạt động tại hơn 70 quốc gia.

Bây giờ bạn đã biết về 3M, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của 3M.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về 3M Company

Trụ sở của 3M Company
Trụ sở của 3M Company

2. Chiến lược sản phẩm của 3M

Chiến lược Marketing của 3M – Chiến lược sản phẩm của 3M.

3M Company sản xuất khoảng 60,000 sản phẩm tính đến năm 2019, và có bốn nhóm kinh doanh tập trung vào an toàn và công nghiệp, vận tải và điện tử, chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm tiêu dùng. 3M Company đã có được bằng sáng chế đầu tiên vào năm 1924 và có được khoảng 3,000 bằng sáng chế mới mỗi năm. Công ty đã vượt qua ngưỡng 100,000 bằng sáng chế vào năm 2014.

Vào tháng 3 năm 2016, 3M Company đã hoàn thành một tòa nhà nghiên cứu và phát triển rộng 400,000 feet vuông (37,000 m2) có giá 150 triệu đô la trong khuôn viên Maplewood. Bảy trăm nhà khoa học từ các bộ phận khác nhau làm việc tại tòa nhà này. 3M hy vọng việc tập trung nghiên cứu và phát triển theo cách này sẽ cải thiện sự hợp tác.

3M là một thương hiệu hoạt động đa phần là ở trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, hàng tiêu dùng, các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng. Tính đến thời hiện tại thì thương hiệu 3M đang từng bước trở thành một “ông lớn” khi họ liên tục mua lại và phát triển những nhãn hàng nổi tiếng đến từ các đối thủ cạnh tranh, có thể kể đến như Post-it, Nexcare, Command.

Xét riêng trong năm 2017, thương hiệu này đã thu cho mình về một khoản doanh thu khổng lồ lên tới gần 32 tỉ đô la Mỹ, với khoảng hơn 91 nghìn nhân viên trên 70 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Chiến lược Marketing của 3M hoạt động với phương châm là luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đồng thời không ngừng cải tiến, tập trung sáng tạo các dòng sản phẩm nhằm mục đích cung cấp đến cho khách hàng của mình những giải pháp chuyên biệt, qua đó đem đến những sự tiện nghi dù là nhỏ nhất để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người sử dụng.

Chính vì những lí do kể trên mà ngày nay các sản phẩm và dịch vụ nào đến từ thương hiệu 3M đang càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cũng như là giữ được một vị trí nhất định trong lòng của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của 3M trong các Chiến lược Marketing của 3M.

Tòa nhà nghiên cứu và phát triển rộng 400,000 feet vuông của 3M
Tòa nhà nghiên cứu và phát triển rộng 400,000 feet vuông của 3M

3. Chiến lược giá của 3M

Chiến lược Marketing của 3M – Chiến lược giá của 3M.

Giá trung bình của các sản phẩm của 3M đã tăng khoảng 1% mỗi năm. 3M tạo ra một phần ba doanh số bán hàng từ các sản phẩm đã được phát triển trong 5 năm qua và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Việc tiếp tục tập trung vào nghiên cứu và phát triển cho phép 3M thường xuyên cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới, độc đáo và sáng tạo. Do những yếu tố này, 3M có khả năng định giá sản phẩm của mình ở mức cao cấp. Trong khi đó, các sản phẩm cũ phải có giá cạnh tranh do có sẵn các lựa chọn thay thế rẻ hơn.

3M đã quyết định tăng dần đầu tư hàng năm vào nghiên cứu và phát triển từ 5,0% lên 6,0% tổng doanh thu vào năm 2017. Điều này sẽ giúp duy trì mức tăng trưởng hữu cơ ở mức cơ bản và tiếp tục thúc đẩy giá cả tổng thể.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của 3M trong các Chiến lược Marketing của 3M.

Chiến lược giá của 3M 1
Chiến lược giá của 3M

4. Chiến lược phân phối của 3M

Chiến lược Marketing của 3M – Chiến lược phân phối của 3M.

Vào năm 1902, thương hiệu 3M – Minnesota Mining and Manufacturing Company – lần đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Hoa Kỳ dưới danh nghĩa là một công ty chuyên về lĩnh vực khai khoáng với trụ sở chính đặt ở bang Minnesota. Tuy nhiên, với tầm nhìn và sứ mệnh của mình thì chỉ trong một thời gian ngắn, 3M đã không những đổi mới và phát triển để vươn mình từ một công ty khai khoáng để trở thành một tập đoàn đa công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Để phát triển, kế hoạch của 3M là mua lại các đối thủ cạnh tranh cùng nhiều hãng kinh doanh khác trên thị trường. Cuối thập niên 80, hai thương vụ mua bán “nổi đình nổi đám” lúc đó của 3M là tập đoàn K&B Electronics và tập đoàn Dynatel. Nếu như 3M nhắm đến K&B Electronics nhằm mở rộng sản xuất các sản phẩm măng xông thì với Dynatel, 3M hy vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường các thiết bị kiểm nghiệm công nghiệp tại Mỹ và châu Âu.

Hai thương vụ mua bán này đã ngốn mất của 3M gần 20 tỷ USD, trong đó tiền đầu tư cho riêng Dynatel đã lên đến 12,5 tỷ USD.

Năm 2000, một kế hoạch đầy tham vọng của 3M đã được thực thi. Đó là chiến dịch xâm chiếm thị trường công nghiệp viễn thông, một lĩnh vực đang lên cơn sốt thời bấy giờ. Mở đầu kế hoạch, 3M mua lại hãng PSI Telecom – một tập đòan truyền thông có thị trường khá rộng lớn cùng mạng lưới phân phối rộng khắp tại Mỹ và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, với giá 4,2 tỷ USD.

Tiếp theo, 3M không tiếc 11,2 tỷ USD để có được 65% cổ phiếu của tập đoàn Quates (gồm cả Quantes AG và Pouyet SA) – một hàng sản xuất sản phẩm công nghiệp viễn thông có uy tín tại châu Âu.

Vào đầu năm 1994, 3M đã chính thức xâm nhập thị trường Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện tọa lạc tại lầu 20 tòa nhà Mapletree Business Center, 1060 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của 3M trong các Chiến lược Marketing của 3M.

Chiến lược phân phối của 3M 1
Chiến lược phân phối của 3M

5. Chiến lược chiêu thị của 3M

Chiến lược Marketing của 3M – Chiến lược chiêu thị của 3M.

Cũng như các thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới thì Chiến lược Marketing của 3M cũng sở hữu riêng cho mình những mục tiêu phát triển bền vững. Đó chính là hỗ trợ sự phát triển của các cá thể ở khắp nơi trên toàn thế giới và đồng thời qua đó có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng trong kinh doanh. Ngoài ra, 3M còn nhắm đến việc có thể giải quyết được những vấn đề mang tính toàn cầu như các vấn đề về nguồn năng lượng, an ninh, các loại vật liệu khan hiếm, vấn đề sức khỏe cũng như an toàn của con người, các vấn đề về giáo dục và phát triển.

  • Công nghệ 3M thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
  • Sản phẩm 3M nâng cao chất lượng đời sống gia đình.
  • Ý tưởng 3M nâng tầm cuộc sống xã hội.

Tương tự như hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới, Chiến lược Marketing của 3Mluôn luôn cố gắng phấn đấu để có thể cân bằng các yếu tố trọng tâm bền vững:

  • Kinh doanh thành công thông qua việc phát triển, cung cấp các giải pháp vô cùng hữu ích, thực tế cho người tiêu dùng. Đồng thời tạo ra các sản phẩm mang đậm tính đặc trưng của thương hiệu nhưng cũng không kém phần tinh tế để giải quyết cho các vấn đề của khách hàng.
  • Trách nhiệm với môi trường bằng việc đưa ra những giải pháp cũng như những sản phẩm mang tính thực tế và hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không gây hại đến môi trường tự nhiên.
  • Trách nhiệm với xã hội bằng việc tạo ra các buổi tọa đàm với các cổ đông chính của tập đoàn nhằm mục đích đưa ra những giải pháp bền vững cho quá trình phát triển của 3M.

Chương trình Pollution Prevention Pays (3P) của 3M được thành lập vào năm 1975. Chương trình ban đầu tập trung vào việc giảm ô nhiễm ở cấp độ nhà máy và được mở rộng để thúc đẩy tái chế và giảm chất thải trên tất cả các bộ phận vào năm 1989. Đến đầu những năm 1990, khoảng 2,500 dự án 3P đã giảm 50% tổng sản lượng chất gây ô nhiễm toàn cầu của công ty và tiết kiệm 500 – 600 triệu đô la.

Tính đến thời điểm hiện tại thì Chiến lược Marketing của 3M đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý nhờ vào thành quả của sự phát triển và cải tiến không ngừng của các sản phẩm. Sau đây là những thành tựu mà tập đoàn này đã đạt được tính đến nay:

  • Sau những nỗ lực không ngừng trong vấn đề bảo tồn nguồn năng lượng tự nhiên trên thế giới thì vào năm 2014, 3M đã đạt được giải thưởng ENERGY STAR từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ. Tính đến năm 2014 thì đây là năm thứ 10 mà 3M đạt được giải thưởng danh giá này.
  • Trong quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, 3M đã tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm mang giá trị bền vững, có thể kể đến như màng phim tiết kiệm năng lượng dành riêng cho các sản phẩm máy tính bảng hay giấy ghi chú “xanh” Post-it, giải pháp màng chắn khí, màng phim đồ họa Envision, hệ thống thông tin sức khỏe 360 EncompassTM và công nghệ đèn LED tiết kiệm năng lượng đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
  • Sự thành công vang dội đến từ chương trình 3P đã ngăn chặn đến gần 2 triệu tấn khí, nước và chất thải gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chương trình này còn góp phần làm giảm đến 57% lượng khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu tính từ thời điểm năm 2002 cho đến năm 2013. Những điều kể trên đã góp phần giúp cho doanh số của 3M tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, đạt mức 30% vào cùng thời điểm.
  • Với việc không ngừng hoạt động dựa trên tôn chỉ bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên thông qua việc hợp tác với nhiều tổ chức. Trong đó, qua quá trình hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thì Quỹ 3M đã đóng góp số tiền lên đến 21 triệu đô la Mỹ nhằm mục đích bảo tồn diện tích hơn 1 triệu mẫu Anh.
  • Quyên góp tiền mặt và hiện vật có tổng giá trị lên đến 61.6 triệu đô la Mỹ trong năm 2013.
  • Đến thời điểm đầu năm 2014, 3M đã chính thức gia nhập vào Cơ quan Hiệp ước Toàn cầu Liên hiệp quốc. Đặc biệt hơn, 3M là một trong những thương hiệu luôn luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi của Hiệp ước này.
Chiến lược chiêu thị của 3M 1
Chiến lược chiêu thị của 3M

Một số cuộc điều tra do chính 3M tiến hành cho thấy cái tên 3M vẫn chưa được biết đến nhiều trên thế giới cho dù hãng sở hữu trong tay hàng chục nghìn sản phẩm khác nhau và luôn có mặt trong danh sách top 50 công ty lớn nhất thế giới của tạp chí Fortune. Theo kết quả cuộc điều tra thì nhận thức về nhãn hiệu chỉ đạt mức 65% và chỉ có 25% số người được hỏi biết 3M là gì và sản xuất cái gì.

3M sở hữu gần 2000 nhãn mác sản phẩm với các tên gọi đặc thù. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến công ty gặp nhiều rắc rối trong việc quản lý thương hiệu sản phẩm. Hậu quả là nó tạo ra một bức màn che khuất thương hiệu 3M.

Còn về phía các chuyên gia thương hiệu thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của 3M là do hãng quá chú trọng cải tiến sản phẩm mà quên rằng cần có các thương hiệu mạnh để đưa các cải tiến đó vào nhận thức của mọi người. 3M cần phải giảm bớt số lượng thương hiệu đồng thời tăng cường các thương hiệu mạnh và do đó, sự thay đổi trong chiến lược thương hiệu là điều cấp bách.

Không chần chừ, 3M ngay lập tức bắt tay vào việc. Theo lời khuyên của một số chuyên gia thương hiệu được 3M thuê về làm cố vấn cho chương trình cải cách, hãng đã lập ra hẳn một Nhóm điều chỉnh và phát triển thương hiệu. Nhiệm vụ của nhóm này là đề xuất những quy định chung trong việc sử dụng thương hiệu; đánh giá, nghiên cứu và phân tích các chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu của các tập đoàn lớn trên thế giới; có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với bất cứ chiến lược thương hiệu nào.

Mạnh tay với kế hoạch cải tổ thương hiệu, 3M không ngần ngại áp dụng những thay đổi hoàn toàn mới, thậm chí chưa bao giờ được nhắc tới trước đây. Điều này hoàn toàn khác so với các nguyên tắc truyền thống của 3M, chẳng hạn như thương hiệu 3M không bao giờ xuất hiện trên các sản phẩm được bán đại trà trên thị trường, hay không một sản phẩm nào được mang quá hai thương hiệu.

Với một số thị trường nước ngòai, sản phẩm của 3M nổi danh với ba hay thậm chí là bốn mức nhãn hiệu phụ, chẳng hạn như 3M Scotch-Brite XY! Cuối cùng, tất cả các thương hiệu đều sẽ mang tính toàn cầu, vì thế không cần phải tạo ra thêm các thương hiệu riêng tại thị trường đó.

Chiến lược chiêu thị của 3M 2
Chiến lược chiêu thị của 3M

Sau đó, Chiến lược Marketing của 3M tập trung vào việc thay thế dần những quy trình, thủ tục và tạo dựng các thương hiệu trước đây bằng những tiến trình hoàn toàn mới. Theo đó, khi một sản phẩm mới ra đời và cần được có thương hiệu riêng thì phải đảm bảo những điều kiện khắt khe hơn rất nhiều cũng như phải trải qua một quy trình xét duyệt kỹ lưỡng. Phương châm mới được đặt ra là hãng cần chú trọng sử dụng những thương hiệu sẵn có của mình, quảng bá và phát triển chúng.

Nếu trong trường hợp thương hiệu đó không phù hợp hoặc không thể sử dụng theo cách đó được thì ngay lập tức một cái tên ghép sẽ ra đời. Ví dụ như trường hợp tên phần mềm vi tính 3M DS-HD. Còn một thương hiệu mới ra đời chỉ được chấp nhận khi sản phẩm đó tạo ra một nhu cầu tiêu dùng hoàn toàn mới trên thị trường.

Điển hình là thương hiệu Post-it của 3M. Thương hiệu này khi có mặt trên thị trường nhanh chóng tạo ra một cơn sốt mới, không gặp phải sự cạnh tranh đáng kể nào cả. Trong khi đó, 3M quy định các thương hiệu phụ chỉ được phép sử dụng trong trường hợp thương hiệu chính không đủ tạo nên sự khác biệt.

Kế hoạch cải tổ này nhanh chóng đem lại hiệu quả rõ rệt cùng với một thay đổi sâu sắc trong việc quản lý và phát triển thương hiệu. Nếu như vào măm 1990, 3M có tổng cộng 230 yêu cầu từ các phòng ban nhằm thiết lập thương hiệu mới thì đến năm 1992 con số yêu cầu chỉ còn 68 yêu cầu. Trong năm 1989, 3M cho ra đời tổng cộng 75 thương hiệu mới. Sau khi cải tổ, năm 1992, số thương hiệu mới ra đời của 3M là 4 thương hiệu.

Trong vòng gần 3 năm, 3M đã cắt giảm danh mục thương hiệu của mình từ 1500 xuống còn 700 thương hiệu. Không những thế, việc áp dụng chiến lược quản trị thương hiệu mới đã chấm dứt việc ra quyết định theo từng trường hợp nhỏ lẻ, thay vào đó là 3M lựa chọn một số thương hiệu mạnh để giảm danh mục thương hiệu và hợp tác trong quản lý nhằm loại bỏ các quyết định không hợp lý từ các chi nhánh trên toàn thế giới.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của 3M trong các Chiến lược Marketing của 3M.

Chiến lược chiêu thị của 3M 3
Chiến lược chiêu thị của 3M

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của 3M, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của 3M.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Kellogg’s

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing