Phân tích Chiến lược Marketing của Gucci, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Gucci liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị) của thương hiệu đến từ Guccio Gucci S.p.A.
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Gucci
Gucci là một nhà mốt cao cấp của Ý có trụ sở tại Florence, Ý. Các dòng sản phẩm của công ty bao gồm túi xách, quần áo, giày dép, phụ kiện, trang điểm, nước hoa và trang trí nhà cửa.
Gucci được thành lập vào năm 1921 bởi Guccio Gucci tại Florence, Tuscany. Dưới sự chỉ đạo của Aldo Gucci (con trai của Guccio), Gucci đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, một biểu tượng Dolce Vita của Ý.
Các thành viên khác của gia đình Gucci bắt đầu trục lợi từ sự nổi tiếng của thương hiệu gia đình, tự lập nên những cửa hàng hay thương hiệu con mang mác “Gucci”. Sự tranh chấp trong gia đình Gucci trở thành tâm điểm bàn tán của các tạp chí lá cải, tiếp tục đẩy cao sự bất hòa giữa các thành viên.
Năm 1983, Rodolfo Gucci – một trong những anh em nhà Gucci qua đời, để lại cổ phần cho con trai mình là Maurizio Gucci. Ngay lập tức, Maurizio tuyên chiến với cậu ruột Aldo để giành toàn quyền kiểm soát thương hiệu. Sau cuộc kiện tụng kéo dài hàng năm trời, Aldo Gucci chỉ còn giữ được cổ phần 17% của thương hiệu gia đình, và phải ngồi tù vì tội trốn thuế khi đã hơn 80 tuổi.
Maurizio trở thành thành viên duy nhất của gia đình Gucci giữ vị trí lãnh đạo ở thương hiệu này. Cùng với vợ – Patrizia Gucci, cặp đôi được xem là một trong những cặp đôi quyền lực đầu tiên của Ý, tiếp tục khẳng định sự hào hoa gắn liền với cái tên Gucci.
Dù bị chỉ trích bởi những chi tiêu cá nhân xa hoa, Maurizio Gucci là người có công định vị lại Gucci trên bản đồ thị trường xa xỉ phẩm. Dưới sự lãnh đạo của ông, Gucci đóng gần 90% số cửa hàng, đồng thời giảm bớt hơn 2/3 số lượng sản phẩm bán ra nhằm tăng giá trị cho thương hiệu. Tom Ford – một nhà thiết kế thời trang người Mỹ – được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo mảng thời trang.
Những thiết kế gợi cảm của Tom Ford được đón nhận nồng nhiệt bởi báo giới và khách hàng, đưa Gucci trở thành một trong những cái tên dẫn đầu của thời trang xa xỉ trong thập niên 90.
Năm 1995, Maurizio bị bắn chết khi trên đường đến văn phòng. Sốc hơn hết, cái chết của ông được dàn xếp bởi chính Patrizia. Khi Patrizia phải ngồi tù 16 năm vì đã thuê sát thủ giết chồng cũ của mình, gia đình Gucci cũng mất quyền kiểm soát thương hiệu gia đình khi các tập đoàn lớn bắt đầu thâu tóm thương hiệu đầy tiềm năng này. Câu chuyện về gia tộc thời trang nổi tiếng nhất nước Ý đến nay vẫn được truyền lại như lời cảnh tỉnh về quyền lực và những giá trị cốt lõi cần được gìn giữ của hai chữ “gia đình”.
Năm 1999, Gucci được mua lại bởi tập đoàn Pháp Pinault Printemps Redoute, sau này trở thành Kering. Trong những năm 2010, Gucci đã trở thành một thương hiệu thời trang xu hướng ‘geek-chic’ (phong cách mọt sách) mang tính biểu tượng.
Năm 2019, Gucci đã vận hành 487 cửa hàng với 17,157 nhân viên và tạo ra doanh thu 9.6 tỷ euro (so với 8.2 tỷ euro vào năm 2018). Gucci là một công ty con của tập đoàn Kering (Pháp).
Bây giờ bạn đã biết về Gucci, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Gucci.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Gucci
2. Chiến lược sản phẩm của Gucci
Chiến lược Marketing của Gucci – Chiến lược sản phẩm của Gucci.
Năm 2015 là khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho thương hiệu Gucci, với sự dẫn dắt của CEO Marco Bizzarri và giám đốc sáng tạo Alessandro Michele. Ngay tại thời điểm đó, các chuyên gia phân tích trong ngành đã băn khoăn rằng liệu thương hiệu có “đập đi xây lại” tư duy thẩm mỹ táo bạo, đầy quyến rũ của Tom Ford cho Gucci trước đó không.
Những người kế nhiệm triều đại của Tom Ford từ 2004 (trước Michele) đều đã làm vậy. Với sự tham gia của ban điều hành cấp cao mới, họ nhận ra rằng văn hóa đã thay đổi hoàn toàn trong những thập kỷ qua: tình dục và giới tính ngày càng linh hoạt, mạng internet đã biến các trào lưu nhỏ trở thành một hiện tượng đại chúng với thời gian tồn tại ngắn ngủi.
Sức sáng tạo của Alessandro Michele đã tỏa sáng vào đúng thời điểm. Ông khai thác chủ nghĩa thoát ly thực tại và tôn vinh những giá trị duy mỹ, độc đáo cho đối tượng khách hàng thích mua sắm các mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, chỉ dựa vào sự sáng tạo của Michele sẽ là không đủ. Chìa khóa thành công của Gucci là chiến lược bán hàng thông minh được dung hòa với tính sáng tạo nhằm đem đến sự chú ý cân bằng đối với các sản phẩm thời trang theo chủ đề sàn diễn và các mặt hàng thời trang chủ lực.
Dưới sự dẫn dắt của Michele và Giám đốc Thương mại Jacopo Venturini, thương hiệu Gucci đã có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm đầu tiên và gây được nhiều tiếng vang trong ngành hàng xa xỉ. Gucci vẫn được xem là một thương hiệu có sức hút nhất đối với giới trẻ theo nhiều đánh giá thống kê của các trang tin lẫn sàn thương mại điện tử.
Nếu nói về những con số cụ thể, doanh số bán hàng của Gucci chỉ bắt đầu chậm lại vào năm 2019, giảm đi 2% so với cùng kỳ năm trước ở khu vực Bắc Mỹ trong quý II. Trong cùng thời kỳ, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng tăng trưởng chậm lại, còn 23% so với dữ kiện 47% của năm trước.
Khi Marco Bizzarri được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Gucci vào tháng 12 năm 2014, thương hiệu này đang rất cần được làm mới. Trong khi Gucci đại diện cho một nửa doanh thu của Kering, doanh số bán hàng thực chất đã suy giảm và đã nhiều năm trôi qua kể từ khi thương hiệu sản xuất đồ da từ Florentine trở thành ngôi sao trong lĩnh vực thời trang xa xỉ.
Như khi ở dưới thời của Tom Ford và Domenico De Sole vào những năm 1990. Kỷ nguyên Gucci của Ford được xác định bằng vẻ đẹp quyến rũ, gợi cảm mà ban đầu còn gây sốc cho người tiêu dùng – vốn đã quen thuộc với nhận diện quý tộc trước đó của thương hiệu.
Nhưng cách thức khai triển này của Tom Ford đã mang lại một lượng khách hàng mới, với doanh số bán hàng tăng hơn gấp ba lần từ năm 1994 đến năm 1996. Khi Ford từ nhiệm vào năm 2004, ông được kế vị bởi Alessandra Facchinetti – người sau đó phải rời đi khi chưa được hai năm và tiếp nối sau đó là Frida Giannini, người đã dẫn dắt thương hiệu trong gần một thập kỷ mà không đặt ra một tầm nhìn sáng tạo mới.
Nhưng vào thời điểm Frida Giannini bị sa thải vào cuối năm 2014, doanh thu của Gucci bắt đầu trượt dốc – giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương hiệu không còn là thương hiệu dẫn đầu trong ngành thời trang xa xỉ. Nhà phân tích Cathy Horyn chia sẻ trên tờ New York Times vào năm 2010 rằng “[Giannini] không phải là người khởi xướng các xu hướng hay ý tưởng. Thực chất, cô ấy còn kiên quyết chống lại sự đổi mới”.
Khi Marco Bizzarri mới được bổ nhiệm bắt đầu xây dựng kế hoạch đưa Gucci trở lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thời trang, ông nhận ra rằng sự tiếp nối khuôn mẫu của Ford đã không còn thu hút. Văn hóa, kỳ vọng của người tiêu dùng và thói quen mua sắm đã thay đổi hoàn toàn kể từ thời Tom Ford.
Một thế hệ người tiêu dùng mới và những người có chung “tư duy thiên niên kỷ” đang đòi hỏi sự minh bạch và đặt niềm tin vào các thương hiệu có giá trị rõ ràng, cũng như quan tâm đến những đề xuất, giới thiệu của cộng đồng và những người xung quanh.
Những quan niệm truyền thống về sự nam tính và nữ tính đã thay đổi, cũng như bản chất của tính giới và tình dục. Nhưng sự thay đổi lớn nhất có lẽ được phản ánh trong việc trào lưu Internet tạo nên ảnh hưởng văn hóa nhanh đến thế nào. Trong quá khứ, sàn diễn thời trang cao cấp và các tạp chí thời trang là kênh thông tin nhanh và chuẩn xác nhất nói về xu hướng thời trang.
Nhưng nhờ sự bùng nổ của phương tiện truyền thông xã hội, đã làm gián đoạn các cách thức truyền thống, người mua sắm ngày càng tìm đến các blogger thời trang, người nổi tiếng và bạn bè để tìm cảm hứng về những thứ cần mua và cách ăn mặc.
Bizzarri cho biết: “Ý tưởng ngay từ đầu là tạo ra sản phẩm độc quyền nhưng phải tạo ra một nền văn hóa hòa nhập”. Yếu tố khác biệt là tính toàn diện. Cách tiếp cận mới của Gucci sẽ là sản xuất một sản phẩm có thể thu hút càng nhiều trào lưu văn hóa phân mảnh càng tốt. Đây là một sự thay đổi nhanh chóng, và là bước chuyển giao mới cho toàn ngành công nghiệp thời trang lẫn chủ nghĩa tiêu dùng.
Đối với việc bổ nhiệm Alessandro Michele vào vị trí giám đốc sáng tạo, Bizzarri đặt cược vào một ý tưởng mới lạ cho tính thẩm mỹ của Gucci – sự lãng mạn theo chủ nghĩa tối đa, trang trí công phu (đôi khi là diêm dúa), phá vỡ định chuẩn giới tính.
Ý niệm sáng tạo “More is More” từng làm mưa làm gió trong ngành thời trang của những thập niên trước đó của Michele khiến cho giới mộ điệu sửng sốt, bởi nó đi ngược lại với phong cách thời trang đề cao tính tối giản và sành điệu đang rất thịnh hành mà Phoebe Philo của nhà mốt Céline đang khởi xướng.
Về mặt văn hóa, tầm nhìn của Michele về một thế giới thoát ly thực tại đã cập bến vào đúng thời điểm. Hai năm đầu tiên của ông tại Gucci được đánh dấu bằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và ý thức sâu sắc về bản chất chính trị bị thao túng bởi thông tin sai lệch trên mạng, các cuộc biểu tình và lật tẩy đạo đức của thế lực phản động chính trị.
Người tiêu dùng háo hức với ý niệm thoát ly thực tại và tinh thần lạc quan của những đôi giày đế bằng lông thú, váy xếp nếp cầu vồng và áo len thêu hình mặt sư tử. Gucci dưới thời của Michele được giới phê bình đón nhận vì tính chất cá nhân, thiết kế lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển và tinh thần đậm vị lãng mạn. Tuy vẫn còn những người mô tả nó là kém sang trọng, diêm dúa, và tạo ra nhận thức chống đối nhân dạng giới tính tự nhiên, hay là quá lưỡng tính.
Dù gì đi chăng nữa thì cách triển khai sáng tạo mới cũng mang tính chiến lược, khi cho phép Gucci hấp thụ và phản ánh sự thăng trầm của các xu hướng, thông qua lăng kính của riêng mình mà không cần phải hoàn toàn tạo ra một phương thức sáng tạo mới mẻ nhưng chưa chắc đã hữu dụng.
Khi các bộ sưu tập của Michele bắt đầu được bày bán tại các cửa hàng vào năm 2015 và 2016, khách hàng đã hết lòng ủng hộ. Doanh số bán hàng trên cơ sở đã tăng 13% vào năm 2016, sau hai năm hầu như không tăng trưởng và bắt đầu tăng mạnh vào năm 2017 với mức tăng 45%.
Thời trang, theo định nghĩa, mang tính thời gian và phản ánh sự thay đổi mong muốn theo mùa, chẳng hạn như quần jean lưng cao thay vì quần lưng thấp. Trong một số phân khúc thị trường khác nhau, những xu hướng này có thể kéo dài vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Nếu một thương hiệu bỏ lỡ một xu hướng chính, doanh số bán hàng của họ có thể bị suy yếu trong nhiều mùa.
Đối với các thương hiệu xa xỉ phụ thuộc vào doanh số của một nhóm sản phẩm cốt yếu hầu như không thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Trong trường hợp của Gucci thì đó là thắt lưng có logo, giày lười bằng da, giày thể thao trắng có logo nhận diện. Đây là những món phụ kiện tuy cơ bản nhưng có tính tương quan dài hạn đối với nền văn hóa và việc các món này vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng thì thương hiệu vẫn sẽ giữ được vị thế trong các cuộc đối thoại về văn hóa thời trang..
Thực chất thì việc chạy theo xu hướng cũng có thể gây ra rủi ro nếu điều đó làm giảm thấp tính toàn vẹn của một thương hiệu và khiến người tiêu dùng ít có khả năng mua một mặt hàng thiết yếu mà họ không còn coi là có giá trị vượt thời gian nữa.
Các thương hiệu xa xỉ luôn cân bằng giữa nhiều thế cực; họ phải truyền tải được tinh thần chung của thời đại mà không phải là kẻ đi sau, và phải biết cách để nhấn mạnh đặc điểm nhận dạng thương hiệu của họ bằng những sản phẩm cơ bản, không thay đổi theo mùa, nhưng cũng không gây nhàm chán cho người tiêu dùng.
Mục tiêu trong Chiến lược Marketing của Gucci là tạo ra sự phản ánh đa dạng cho các xu hướng tiềm năng xảy ra lẫn đang hiện hành theo một cách linh hoạt nhất có thể, hướng đến càng nhiều người tiêu dùng tiềm năng càng tốt. Không chỉ những người thuộc thế hệ Millennials mà còn cả tín đồ hâm mộ trung thành của thương hiệu trong nhiều thập kỷ.
Mario Coletti, giám đốc điều hành Nextatlas, một công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo, cho biết: “Khả năng làm hài lòng nhiều sở thích khác nhau của người tiêu dùng khiến Gucci trở thành một thương hiệu hiện đại nhưng vẫn truyền thống”. Coletti cũng cho rằng người tiêu dùng nhận ra bản sắc của Gucci, nhưng không kết nối bản sắc thương hiệu với một sản phẩm hoặc danh mục cụ thể, điều này giúp cho các sản phẩm của Gucci dễ được chấp nhận và tiếp cận bởi nhiều đối tượng khác nhau.
Thương hiệu để tận dụng xu hướng thì phải rất sẵn sàng vào đúng thời điểm, khi một thứ gì đó đang trở thành xu hướng chủ đạo và nhiệm vụ của họ là biến nó trở nên đáng khao khát hoặc cần thiết từ góc độ người tiêu dùng. Đó là một cách tiếp cận cho phép thương hiệu thu hút nhiều hơn những người thuộc thế hệ Millennials hoặc GEN-Z – đối tượng khách hàng chủ đạo trong vòng 10 năm tới.
Bizzarri nói về các bộ sưu tập của Michele vào năm 2018: “Nếu bạn chia nhỏ từng phần của một mẫu trên sàn runway, bạn sẽ thấy rằng bất cứ thứ gì cũng có thể bán được (với xác suất cao).” Khả năng dung hòa với xu thế chung nhưng vẫn có thể tạo ra tính độc quyền từ sản phẩm của mình, Gucci có lẽ là thương hiệu đang làm tốt nhất.
Chiến lược đề ra của cả Bizzarri, Michele và Venturini là Michele được quyền tự do sáng tạo nhưng vẫn phải chấp nhận việc theo dõi và tùy chỉnh sáng tạo của mình sao cho nó phù hợp với số liệu phân tích thống kê của Bizzarri, cũng như chiến lược phát triển thương mại của Venturini – người có bề dày kinh nghiệm khi làm việc với thương hiệu Valentino trước khi trở thành Giám đốc thương mại của Gucci vào tháng Ba, 2015.
Cả ba thành viên chủ chốt này hợp tác ăn ý với nhau và hiệu quả. Điều này khiến cho các dòng sản phẩm cơ bản, mang tính tương quan dài hạn với văn hóa vẫn giống như là thiết kế nguyên bản của Michele, chứ không phải là một sự giản lược sơ sài hay là sản phẩm thuộc phân khúc kém sang hơn những gì mà Michele trình diện trên sàn diễn.
Mỗi bộ sưu tập bao gồm khoảng 30% sản phẩm “mới” và 70% sản phẩm “chuyển tiếp” – việc gọi là “chuyển tiếp” như vậy, thực chất là ám chỉ những sản phẩm mang phong cách mới nhưng có tiềm năng trở thành sản phẩm chủ lực trong thương mại. Định nghĩa về sự mới mẻ là tính thời trang hoặc tính công năng.
Một số sự mới mẻ của sản phẩm, vẫn có thể trở thành một yếu tố được kế thừa sau đó, và một số sản phẩm “chuyển tiếp” có tính chuyển đổi chậm hơn sẽ bị loại trừ. Đây là cách quản lý tích cực, chủ động mà Gucci áp dụng cho việc quản lý hàng hóa của họ.
Theo dữ liệu từ Lyst, nhiều sản phẩm thời trang của Gucci lọt vào danh sách top 10 theo xếp hạng mỗi quý. Đây đều là các sản phẩm có logo nhận diện biểu trưng (tương ứng với sự nổi lên của xu hướng thời trang logomania) bao gồm thắt lưng da có logo Gucci – là một trong những sản phẩm cơ bản nổi bật của Gucci, giúp cho các khách hàng mới bắt đầu quan tâm tới thương hiệu, và sandal xỏ chân có họa tiết hoa kết hợp với họa tiết chữ G lồng vào nhau.
Gucci đã đặt cược vào các xu hướng có sức bền bỉ để tồn tại và luôn nhận được sự quan tâm từ các tín đồ thời trang như hoa, động vật và phong cách lấy cảm hứng từ những năm 1970. Tuy nhiên, thương hiệu cũng đã đầu tư vào các xu hướng ít phổ biến hơn hoặc nhanh hơn, như xu hướng logomania, mũ và khăn trùm đầu và cả phong cách thời trang lấy cảm hứng từ những năm 1980s.
“Các bộ sưu tập của Gucci sẽ luôn có sự dung hòa và pha trộn cảm hứng từ nhau. Đây là đặc tính có thể nhận ra của thương hiệu, và các bộ sưu tập sẽ luôn truyền tải một thông điệp tương đồng, có tính kết nối cao”, Bizzarri chia sẻ cùng tờ BoF.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Gucci trong các Chiến lược Marketing của Gucci.
3. Chiến lược giá của Gucci
Chiến lược Marketing của Gucci – Chiến lược giá của Gucci.
Nhắc đến Gucci và Chiến lược Marketing của Gucci, người tiêu dùng sẽ nhớ đến hình ảnh của một thương hiệu thời trang cao cấp với sự hiện diện trên toàn thế giới. Giống như các thương hiệu xa xỉ khác, Chiến lược Marketing của Gucci theo đuổi chiến lược giá ngoại hàng, định giá cao tất cả các dòng sản phẩm của mình.
Chiến lược Marketing của Gucci chia sản phẩm theo một tỉ lệ nhất định. Trong đó, 60% sản phẩm theo đuổi hơi hướng cổ điển, tôn trọng những giá trị cũng như văn hoá truyền thống của thương hiệu và 40% sản phẩm để theo đuổi và dẫn đầu những xu hướng thời trang.
Đó là lý do vì sao mà khách hàng ở mọi độ tuổi, giới tính hay mục đích ứng dụng đều yêu thích Gucci. Họ trở thành một thương hiệu kiểu “có tiền mà không mua đồ của Gucci thì mua của ai”.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Gucci trong các Chiến lược Marketing của Gucci.
4. Chiến lược phân phối của Gucci
Chiến lược Marketing của Gucci – Chiến lược phân phối của Gucci.
Trong suốt những năm 50 của thế kỷ trước; dải băng trên nhãn hiệu của Gucci với ba sọc xanh lá cây – đỏ – xanh lá cây; lấy cảm hứng từ đai yên (ngựa), tiếp tục được ghi nhận là một sự thành công vang dội; được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết thông dụng nhất của sản phẩm. Chiến lược Marketing của Gucci bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình là biểu tượng của một sản phẩm sang trọng và hiện đại. Các cửa hàng Gucci mọc lên tại New York và Milan.
Chiến lược Marketing của Gucci giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới, được coi là bước đột phá vào thời điểm đó. Những sản phẩm này trở thành những thiết kế nổi tiếng còn mãi với thời gian. Đệ nhất phu nhân Mỹ, Jackie Kennedy; khi đó đã sử dụng chiếc túi đeo vai Guc; sản phẩm ngày nay có tên “Jackie O”. Peter Sellers và Samuel Beckett dùng “Hobo Bag”.
Trong một thời gian dài, Gucci là biểu tượng của những nhân vật tên tuổi và nhiều ngôi sao điện ảnh lớn; điển hình là Jackie Onassis hay Elizabeth Taylor. Thiết kế giày da với chi tiết hàm thiếc ngựa một thời là điểm nổi bật của bộ sưu tập tại Viện Nghiên cứu Thời trang Metropolitan cũng như của Bảo tàng Nghệ thuật tại New York.
Nhờ có những khách hàng nổi tiếng; thương hiệu Gucci nhanh chóng đi vào hàng ngũ các nhà tạo mốt hàng đầu thế giới.
Chiến lược Marketing của Gucci tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh ra thế giới với những cửa hàng tiếp theo được mở ở London; Paris; Palm Beach và Beverly Hills (Mỹ). Giữa những năm 60, Gucci bắt đầu sử dụng logo là hai chữ “G” gắn liền nhau nổi tiếng.
Kỷ nguyên phô trương sự đẳng cấp đã đi qua. Giờ đây nhiều người không còn mấy mặn mà với logo hai chữ G. Và mới đây, hai nhãn hàng thời trang được tìm kiếm và yêu thích nhất đó là Adidas và Nike; đã khiến nhiều người bất ngờ do những thương hiệu được yêu thích lâu năm như Gucci; Chanel; Louis Vuitton; hay Zara đều tụt tít tắp phía sau.
Bởi vậy Gucci đã phải kích cầu hàng loạt để tầng lớp trung lưu cũng có thể sở hữu chúng. Chiến lược Marketing của Gucci đa dạng hóa sản phẩm và giá mua đã khiến cho Gucci tăng đột biến về số lượng hashtag. Chưa bao giờ nhãn hàng này lại giảm giá ồ ạt để kích cầu đến thế.
Đổi lại số lần hashtag xuất hiện dày đặc trên Instagram, Facebook thì Chiến lược Marketing của Gucci lại bị rớt hạng thảm hại. Một thương hiệu cao cấp; nhưng đến tầng lớp trung lưu, bình dân cũng đều sở hữu được chúng. Những khách hàng giàu có đích thực lại quay lưng lại với Gucci; và dễ dàng rẽ vào những cửa hàng xa xỉ hơn để tránh đụng hàng ; thể hiện đẳng cấp cao mà số đông khó với được.
Chiến lược Marketing của Gucci chi tiền mở hàng loạt cửa hàng sang trọng tại các thành phố lớn trên thế giới; đặc biệt là ở Trung Quốc. Do đó, để thu hút khách hàng cũng như tăng doanh số; Gucci mạnh dạn kích cầu hàng loạt. Gucci đã tấn công vào thị trường Trung Quốc . Đây là một thị trường đông dân nhất thế giới; một mỏ vàng thực sự đối với các thương hiệu nổi tiếng không chỉ riêng Gucci.
Gucci đã khôn khéo khi sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để Marketing rộng rãi cho sản phẩm của mình. Các công cụ trợ giúp đắc lực như phần mềm quản lý bán hàng; phần mềm thiết kế website đã giúp Gucci nhanh chóng tiếp cận được thị trường lớn nhưng cũng khó tính này.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Gucci trong các Chiến lược Marketing của Gucci.
5. Chiến lược chiêu thị của Gucci
Chiến lược Marketing của Gucci – Chiến lược chiêu thị của Gucci.
Dưới sự dẫn dẫn của Tom Ford – Giám đốc sáng tạo, Gucci đã đưa “sex sells” (Quảng cáo có yếu tố tình dục mạnh) lên một tầm cao mới. Không chỉ tái tạo các dòng sản phẩm trong Chiến lược Marketing của Gucci để ra mắt những trang phục quyến rũ, hiện đại mà còn làm việc với đội ngũ sáng tạo để làm nên những TVC gợi tình của Gucci.
Với chiến lược quảng cáo gây shock được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ về chủ đề nhạy cảm, Gucci nhanh chóng thu hút sự chú ý, thảo luận của giới mộ điệu thời trang cũng như người tiêu dùng. Lý do đằng sau sự thành công của chiến thuật đưa “sex sells” vào có thể đến từ nỗi ám ảnh với những nhân vật nổi tiếng trong văn hóa nhạc pop, pha trộn chút “pop moment” – thứ dùng để gọi đến “sự trở lại của sự quyến rũ” trong thời trang. Đây được xem là một trong những chiến lược marketing độc đáo của Gucci.
Mới đây, trong bộ ảnh quảng cáo Bộ sưu tập mùa xuân 2020, Gucci mang đến một không khí cổ điển nhưng cũng cực kì nổi loạn và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới mộ điệu. Với sự linh hoạt của mình, Gucci nhanh chóng hợp tác cùng những ngôi sao, “Showbiz Icons” nhằm quảng bá, giới thiệu và khẳng định vị thế của thương hiệu xa xỉ này.
Những biểu tượng phong cách thời trang nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng như Harry Styles, Kate Moss, Rihanna, Victoria Beckham… chính là những cái tên nổi tiếng đại diện cho thương hiệu Gucci trong nhiều chiến dịch quảng cáo.
Dưới thời của vị Giám đốc sáng tạo mới – Alessandro Michele, Chiến lược Marketing của Gucci này vẫn tiếp tục duy trì hợp tác cùng với các ngôi sao hàng đầu thế giới. Những “thần tượng giới trẻ” toàn cầu như Harry Styles, Lana Del Rey, EXO Kai, Jared Leto… đều được Gucci “chiêu mộ” và trở thành đại sứ thương hiệu của họ.
Ngay sau khi EXO Kai xuất hiện với tư cách khách mời để chiêm ngưỡng BST Cruise 2019 của Gucci tại Pháp, lượng thảo luận về Gucci nhanh chóng đạt đỉnh và trở thành xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội Twitter.
Tại Việt Nam, Chiến lược Marketing của Gucci cũng tích cực tổ chức các sự kiện dành cho ngôi sao, Fashionista với sự góp mặt của nhiều tên tuổi đình đám như Quỳnh Anh Shyn, Khánh Linh Cô Em Trendy, AMEE, Châu Bùi… góp phần đưa thương hiệu Gucci đến gần hơn với giới trẻ.
Chẳng ngại “bắt trend” và “đùa vui” bất chấp định vị thương hiệu xa xỉ và cao cấp của mình, Gucci đã thực hiện nhiều nội dung dí dỏm, những hình ảnh meme hài hước phù hợp với tập khách hàng Millennials (thế hệ Y). Các nội dung nhanh chóng được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang xã hội và đạt 120 triệu lượt tiếp cận (tính đến năm 2017).
Với Chiến lược Marketing của Gucci quảng bá đồng hồ mới của mình, chiến dịch “That Feeling When Gucci”, thương hiệu này đã sáng tạo một chuỗi các hình ảnh hài hước, thú vị, phù hợp với tâm lý khách hàng và không hề “kém sang”. Chiến lược Marketing của Gucci này được đánh giá gần gũi và tiếp cận gần hơn với các khách hàng trẻ tuổi của Gucci.
Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Gucci:
- The Performers Act III (2017)
- Of Course a Horse (2020)
- Gucci Bloom (2020)
- The Ritual (2020)
- Gucci Gift (2020)
- The North Face x Gucci (2021)
- In the Garden With Gucci & Gerald the ‘Veg King’ (2021)
- A Place Of Our Own (2021)
- The Gucci Aria (2021)
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Gucci trong các Chiến lược Marketing của Gucci.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Gucci, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Gucci.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Circle K
Brade Mar (Tổng hợp)