Phân tích Chiến lược Marketing của Ballantine’s, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Ballantine’s liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Ballantine’s
Ballantine’s là thương hiệu rượu Blended Scotch Whisky được sản xuất bởi Pernod Ricard tại Dumbarton, Scotland. Ballantine’s đã giành được nhiều giải thưởng cho các sản phẩm của mình.
Ballantine’s là loại rượu Scotch Whisky bán chạy thứ hai thế giới, có lịch sử mạnh mẽ ở Nam Âu, nơi nó là một trong những thương hiệu rượu Scotch Whisky đầu tiên có được chỗ đứng trên thị trường.
Bây giờ bạn đã biết về Ballantine’s, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Ballantine’s.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về thương hiệu Ballantine’s
2. Chiến lược sản phẩm của Ballantine’s
Chiến lược Marketing của Ballantine’s – Chiến lược sản phẩm của Ballantine’s.
Chiến lược Marketing của Ballantine’s với các dòng sản phẩm:
- Finest: blended – “soft, sweet and complex”
- Limited: blended – “creamy soft and smooth”
- 12-year-old: blended – “fresh, soft, and nutty”
- 12-year-old “Pure Malt”: blended malt – “honey sweet, spicy and deep”
- 17-year-old: blended – “creamy, harmonious and oak-sweetness”
- 21-year-old: blended – “spig, aromatic and heather smoke”
- 30-year-old: blended – “rich, oak influenced and lingering”
- 40-year-old: blended – “incredible depth, complex and extremely fruity”
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Ballantine’s trong các Chiến lược Marketing của Ballantine’s.
3. Chiến lược giá của Ballantine’s
Chiến lược Marketing của Ballantine’s – Chiến lược giá của Ballantine’s.
Để đảm bảo phân bổ tối ưu nguồn lực cho các thương hiệu trên tất cả các thị trường, Pernod Ricard sử dụng công cụ lập kế hoạch thương hiệu của mình – House of Brands, phân loại các thương hiệu thành 5 nhóm.
- Strategic International Brands: Đây là những thương hiệu mang lại nguồn thu lớn trong danh mục thương hiệu, những thương hiệu này chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Đây là những thương hiệu ưu tiên hàng đầu trên toàn thế giới của tập đoàn.
- Prestige Brands: Đây là danh mục các thương hiệu xa xỉ toàn cầu, nhắm mục tiêu đến nhóm người tiêu dùng giàu có, được bán trong các cửa hàng sang trọng và mang tính biểu tượng trên toàn thế giới.
- Specialty Brands: Nhóm thương hiệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm ‘thủ công’. Những thương hiệu này cung cấp giá trị độc đáo và đáp ứng những kỳ vọng đặc biệt của người tiêu dùng.
- Wines: Các thương hiệu rượu vang, được dùng trong bữa ăn hoặc vào những dịp đặc biệt.
- Strategic Local Brands: Những thương hiệu này thường rất được ưa chuộng tại một hoặc một vài thị trường nhất định. Những thương hiệu này thường có lượng người dùng tại địa phương rất trung thành.
Chiến lược Marketing của Ballantine’s xếp thương hiệu này nằm trong nhóm Strategic International Brands, nhóm này bao gồm các thương hiệu:
- Ricard
- Mumm
- Perrier-Jouët
- Martell
- Malibu
- Ballantine’s
- Chivas Regal
- Beefeater
- Jameson
- Havana Club
- Royal Salute
- The Glenlivet
- Absolut
Chiến lược Marketing của Ballantine’s với việc là thương hiệu nằm trong nhóm kinh doanh chủ lực của tập đoàn mẹ Pernod Ricard, Ballantine’s có mức giá rất đa dạng, tùy thuộc vào mỗi dòng sản phẩm, giá tham khảo các dòng sản phẩm:
- Finest (700ml): 400.000đ
- Limited (700ml): 3.100.000đ
- 12-year-old (700ml): 590.000đ
- 17-year-old (700ml): 1.250.000đ
- 21-year-old (700ml): 2.250.000đ
- 30-year-old (700ml): 6.700.000đ
- 40-year-old (700ml): 200.000.000đ
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Ballantine’s trong các Chiến lược Marketing của Ballantine’s.
4. Chiến lược phân phối của Ballantine’s
Chiến lược Marketing của Ballantine’s – Chiến lược phân phối của Ballantine’s.
Rượu Scotch Whisky của Ballantine’s bắt đầu từ năm 1827, khi George Ballantine thành lập một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở Edinburgh, cung cấp các loại whisky cho khách hàng của mình.Năm 1865, George ủy quyền hoạt động cửa hàng cho con trai cả của mình, Archibald, trong khi ông mở một cơ sở lớn hơn ở Glasgow. Ở đây, ông tập trung vào việc buôn bán rượu vang và rượu mạnh.
Ông cũng bắt đầu tạo ra sự pha trộn của riêng mình. Những điều này đã truyền cảm hứng cho người con trai thứ hai, “George nhỏ”, tham gia kinh doanh. Giao dịch với tên gọi “George Ballantine and Son Ltd“, công ty đã bắt đầu xuất khẩu Scotch Whisky của họ.
Kinh doanh phát triển mạnh dưới thời “George nhỏ”, và gia đình đã bán công ty cho Barclay and McKinlay vào năm 1919. Dựa trên danh tiếng của thương hiệu Ballantine’s, các chủ sở hữu mới tập trung vào việc phát triển nó như một thương hiệu cho Blended Whisky của họ. Khi cần tăng nguồn lực để cạnh tranh, Hiram Walker Gooderham & Worts đã mua lại Ballantine’s vào năm 1937.
Nhiệm vụ đầu tiên của chủ sở hữu mới là kết thúc các nhà máy chưng cất Miltonduff and Glenburgie Distilleries, và một nhà máy chưng cất ngũ cốc khổng lồ mới, lớn nhất ở châu Âu, được xây dựng tại Dumbarton. Trong những năm 1960, công ty đã chuyển sang châu Âu – vào thời điểm đó là một thị trường chưa được khám phá cho rượu Scotch Whisky – và đến năm 1965 đã có một chỗ đứng vững chắc.
Phân phối mạnh mẽ và sự phổ biến của Scotch Whisky vào giữa những năm 1980 giúp công ty tăng trưởng nhanh. Ballantine’s được mệnh danh là thương hiệu số một ở châu Âu và lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1986 với sản phẩm lâu đời nhất Ballantine’s Finest. Tại Hàn Quốc, Chiến lược Marketing của Ballantine’s có danh mục cao cấp với Ballantine’s 17 cùng Ballantine’s 21 và Ballantine’s 30. Năm 1988, công ty trở thành một phần của tập đoàn đồ uống toàn cầu Allied Domecq.
Năm 2002, nhà máy chưng cất Dumbarton Grain lớn đã bị bỏ hoang, với việc sản xuất chuyển sang nhà máy chưng cất ở Gorbals của Glasgow. Năm 2005, Ballantine’s được mua lại bởi tập đoàn Pernod Ricard.
Năm 2006, Sandy Hyslop được bổ nhiệm làm Master Blender của Ballantine’s. Đây là Master Blender thứ 5 trong lịch sử 180 năm của Ballantine’s.
Tập đoàn mẹ sở hữu thương hiệu Chivas là Pernod Ricard, nổi tiếng với các loại rượu Pastis và rượu Aperitif. Đây là công ty rượu vang và rượu mạnh lớn thứ hai thế giới. Pernod Ricard bắt đầu có văn phòng đại diện tại Việt Nam từ gần 30 năm trước và tới năm 2011 đã mở công ty phân phối.
Pernod Ricard hiện có hàng trăm nhân viên làm việc tại ba văn phòng ở Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Sự hiện diện của Pernod Ricard tại Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn từ nhiều năm nay tại khu vực châu Á. Khu vực Đông Nam Á có vị trí đặc biệt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, trong bối cảnh đó Việt Nam đóng vai trò phát triển đầu tàu.
Rượu vang và rượu mạnh nhập khẩu chỉ chiếm 2% lượng đồ uống có cồn tiêu thụ tại Việt Nam, nguyên do là vì tại thị trường này bia chiếm tỉ trọng áp đảo. Pernod Ricard là công ty rượu dẫn đầu, đã khẳng định được vị thế trên thị trường, đặc biệt nhờ vào thương hiệu danh tiếng Chivas Regal.
Pernod Ricard có tiềm lực để duy trì vị trí này tại tất cả các phân khúc với một loạt thương hiệu phong phú như The Glenlivet Single Malt, Absolut, Royal Salute, Ballantine’s, Martell, Champagne Mumm… và một số nhãn hàng khác. Ngoài ra, để củng cố sự hiện diện của mình trên thị trường nội địa, Pernod Ricard còn tung ra sản phẩm whisky thượng hạng Imperial Blue dành cho tầng lớp trung lưu, được chưng cất từ đại mạch nhập khẩu và đóng chai tại Việt Nam, sản phẩm được bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu trong khu vực.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Ballantine’s trong các Chiến lược Marketing của Ballantine’s.
5. Chiến lược chiêu thị của Ballantine’s
Chiến lược Marketing của Ballantine’s – Chiến lược chiêu thị của Ballantine’s.
Năm 2020, Ballantine’s, thương hiệu rượu whisky Scotch bán chạy thứ hai trên thế giới, Chiến lược Marketing của Ballantine’s đã khởi động một chiến dịch mới tại 20 thị trường để thu hút nhóm khán giả trẻ hơn, đa dạng hơn.
Mặc dù là một trong những loại rượu mạnh bán chạy nhất thế giới, nhưng Chiến lược Marketing của Ballantine’s phải đáp ứng nhu cầu từ thế hệ người mua rượu whisky tiếp theo, những người có thể bắt đầu thể hiện sự quan tâm ngay bây giờ, hoặc trong 14 năm nữa khi một thùng rượu mạnh ngày hôm nay sẽ sẵn sàng để bán. Có một hành động cân bằng rất lớn trong việc xây dựng nhu cầu và đạt được nguồn cung phù hợp.
Josh McCarthy, người đứng đầu bộ phận truyền thông thương hiệu toàn cầu của tập đoàn mẹ Pernod Ricard, cho biết: “Mặc dù có mặt ở nhiều thị trường nhưng chúng tôi độ nhận biết thương hiệu của Ballantine’s không lớn. Vì vậy, chúng tôi muốn tìm một Agency có thể đưa ra một ý tưởng nhằm cải thiện điều này “.
Chẳng hạn, hầu hết mọi người đều biết rằng thương hiệu Jack Daniel’s gắn liền người Mỹ và kết hợp cực tốt khi uống với đá (hoặc Coca-Cola). Hay thương hiệu Jameson là một “thương hiệu Ailen tuyệt vời”. Nhưng câu chuyện đặc trưng của Ballantine’s là gì?
‘There’s no wrong way’ là tuyên bố chiến dịch mới trong Chiến lược Marketing của Ballantine’s. Và Pernod Ricard hy vọng Agency mới sẽ giúp thương hiệu của tập đoàn thu hút nhóm khán giả mới. Nhưng làm thế nào để bán rượu whisky cho một người 30 tuổi khi Whisky chủ yếu là dành cho nhóm người tiêu dùng trưởng thành hơn? Whisky đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian, thường là thứ đồ uống không có sự liên kết với thế hệ trẻ. Chiến dịch mới với sự ra mắt của đoạn quảng cáo “Stay True: There’s No Wrong Way”.
Và vì vậy, trong 5 năm trước đó, Chiến lược Marketing của Ballantine’s đã ra mắt để làm cho nhóm người tiêu dùng Gen Y (Millennials) nhận thức rõ hơn về lịch sử và di sản lâu đời của thương hiệu – những điều mà thế hệ này đánh giá cao.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Ballantine’s trong các Chiến lược Marketing của Ballantine’s.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Ballantine’s, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Ballantine’s.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Chivas Regal
Brade Mar (Tổng hợp)