Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang, một trong những công ty dược lớn nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của công ty dược Hậu Giang.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974. Sau vài lần thay đổi tên gọi và hình thức hoạt động, ngày 02/9/2004, Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Ngày 21/12/2006, cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán DHG.

Với vai trò là doanh nghiệp Dược dẫn đầu cả nước, Dược Hậu Giang không ngừng nỗ lực phát huy những thế mạnh sẵn có về hệ thống phân phối sâu rộng, năng lực sản xuất, sản phẩm chất lượng, đội ngũ nhân sự chuyên môn cao và kinh doanh hiệu quả. Luôn giữ vững vị thế tiên phong, bản sắc và uy tín thương hiệu.

Bên cạnh đó, được tiếp thêm sức mạnh nhờ gói đóng góp hoạt động kỹ thuật, sản xuất từ cổ đông chiến lược Taisho tạo thuận lợi nắm bắt kịp thời các cơ hội trên chặng đường mới, làm chủ công nghệ và tạo ra các sản phẩm mới chất lượng, phục vụ thị trường nội địa và quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Tính đến nay, Dược Hậu Giang liên tục nhận được đánh giá cao và giải thưởng uy tín, tiêu biểu là 07 năm liền có mặt trong “Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất”, 04 năm liền “Top 50 Thương hiệu dẫn đầu”, “100 Công ty đại chúng lớn nhất” do Forbes Việt Nam đề cử. Vào Ngày 9/1/2020, Vietnam Report đã công bố “Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2019” và Dược Hậu Giang được vinh danh là doanh nghiệp dẫn đầu toàn ngành với tổng điểm đánh giá cao với 3 tiêu chí: Năng lực tài chính, Uy tín truyền thông, Khảo sát dược sĩ và doanh nghiệp.

Những giải thưởng uy tín này thêm một lần nữa khẳng định uy tín công ty cũng như giá trị cốt lõi “Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất” của Dược Hậu Giang với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng.

Bạn đã biết tổng quan về công ty dược Hậu Giang. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Durex

Dược Hậu Giang hiện là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam
Dược Hậu Giang hiện là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam

2. Strengths (Điểm mạnh) của công ty dược Hậu Giang

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của công ty dược Hậu Giang.

Là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam với tiềm năng nguồn lực tài chính chính mạnh, kinh doanh hiệu quả tạo nhiều điều kiện thực thi các chiến lược phát triển:

  • DHG là doanh nghiệp dược generic lớn nhất Việt Nam về hiệu quả hoạt động, hệ thống phân phối và năng lực sản xuất. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, DHG đã xây dựng được hệ thống phân phối sâu rộng và lớn nhất cả nước thông qua 34 chi nhánh phân phối hàng hóa từ thành thị đến nông thôn, với hơn 32.000 khách hàng.
  • Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là lợi thế vượt trội của DHG mà các doanh nghiệp khác trong ngành cũng muốn xây dựngnhưng không dễ thực hiện, không chỉ ở câu chuyện chi phí, thời gian, mà còn do thương hiệu sản phẩm DHG đã in sâu trong lòng người tiêu dùng.
  • Về năng lực sản xuất, DHG sở hữu nhà máy có công suất thiết kế lớn nhất Việt Nam, giúp Công ty chủ động sản xuất, tăng trưởng sản lượng từ thị trường hiện hữu, hướng đến xuất khẩu, đấu thầu tập trung.
  • Hiện DHG đang hoạt động với 2 nhà máy sản xuất dược phẩm có hệ thống máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, JAPAN-GMP, đây là những tiêu chuẩn khắt khe trong thực hành sản xuất thuốc trên thế giới. Trong kế hoạch của DHG, Công ty tiếp tục xem xét chọn lựa các sản phẩm chiến lược để nâng cấp lên tiêu chuẩn cao, đồng thời đẩy mạnh các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ với Taisho và các đối tác quốc tế.
  • Hướng đến tiêu chuẩn EU-GMP, JAPAN-GMP…, DHG đang xây dựng nền móng vững chắc, củng cố nội lực để hiện thực hóa tham vọng không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu ngành dược Việt Nam, mà còn tiên phong mở rộng cửa hơn nữa trong việc đưa thuốc Việt ra thị trường quốc tế.

Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và đặc biệt luôn có tinh thần trách nhiệm xã hội cao:

  • Ngoài thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng của Dược Hậu Giang cũng luôn được quan tâm. Đội ngũ nhân viên được huấn luyện để đạt được trình độ kỹ thuật, tay nghề cao và luôn có ý thức tuân thủ nghiêm các quy định. Tất cả đều nhằm mục tiêu cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất có chất lượng đảm bảo.
  • Một doanh nghiệp có hàng ngàn nhân sự, kênh phân phối rộng khắp, doanh thu vài ngàn tỷ đồng… nhưng giá trị cốt lõi của DHG lại nằm ở yếu tố con người. Và “Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động” chính là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng đội ngũ cũng như tìm và giữ những con người phù hợp nhất trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn của DHG gần nửa thế kỷ qua.
  • Để nhân viên có được sự hài lòng về công việc họ đang làm, DHG không ngừng phấn đấu tạo nên một môi trường làm việc tuyệt vời, giúp các nhân viên làm việc thoải mái, sáng tạo và phát huy hết khả năng của bản thân. Xác định nhân viên là “tài sản” quý giá nên DHG cũng chú trọng xây dựng “một mái nhà” hoàn hảo nhất cho người lao động của mình.
  • Vượt lên trên tất cả những giá trị vật chất là giá trị tinh thần mà DHG đã và đang thực hiện cho từng nhân viên. Đó là luôn kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động nhằm mang lại hạnh phúc cho nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với Công ty.
  • Bên cạnh việc đào tạo kỹ năng, trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề… DHG còn xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho CBCNV như: Nhà giữ trẻ, nhà tập thể, hồ bơi, sân bóng…. Đặc biệt chú trọng đến việc chăm lo đời sống cho từng cá nhân cũng như quan tâm đến Cha Mẹ, con em họ thông qua các chương trình Trải nghiệm mùa hè, Vu lan báo hiếu, Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ CBCNV, v.v.

 

Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và hệ thống quản trị hiện đại giúp DHG Pharma tiến những bước tiến xa hơn, vươn tầm khu vực và thế giới:

  • Là doanh nghiệp dược hàng đầu, với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Sản phẩm DHG luôn đảm bảo được hai yếu tố là tính hiệu quả và tính an toàn. Tuân theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu, sản xuất và quản lý chất lượng một cách nghiêm ngặt mang đến sự an tâm cho người dùng thuốc.
  • Không những vậy, các năm qua, với trọng tâm là các sản phẩm Non Betalactam, Dược Hậu Giang đã cung cấp những sản phẩm có chất lượng vượt trội nằm trong dây chuyền sản xuất theo hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu, với phạm vi chủ yếu là thị trường trong nước.
  • Năm 2022, Dược Hậu Giang đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.220 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 853 tỷ đồng. Riêng trong quý I, công ty đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đã lần lượt tăng tăng trưởng tốt, lần lượt hoàn thành 25% và 34% mục tiêu cả năm.
  • Kết quả này đạt được nhờ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm như Klamentin, Medlon hay Bocalex… tăng cao. Thành tích trên tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong sứ mệnh cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dân của Dược Hậu Giang.

Hệ thống phân phối sâu, rộng nhất Việt Nam so với cả đối thủ trong nước và nước ngoài. Quản lý bán hàng, phương pháp bán hàng và hoạt động Marketing ngày càng chuyên nghiệp:

  • DHG Pharma sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc với 12 Công ty con phân phối và 24 chi nhánh, được đầu tư mua đất – xây nhà, có kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP, phân phối xuống từng tuyến huyện, xã, ấp của các tỉnh thành trên toàn quốc.
  • Số hóa được coi là “chìa khóa” giúp Dược Hậu Giang vận hành trơn mượt giữa đại địch. Các phòng ban gắn kết chặt chẽ, thông tin đầy đủ qua hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Phòng Sản xuất kích hoạt chiến dịch “3 tại chỗ”, phân chia nguồn lực vừa cách ly vừa luân phiên sản xuất. Phòng Mua hàng dự trữ nguyên liệu đúng hạn, giá cả ổn định theo Kế hoạch Kinh doanh Liên tục (BCP). Hệ thống phân phối (DMS) và dữ liệu đồng bộ qua Đám mây (Cloud) tự động hóa mọi nghiệp vụ Kho đến Bán hàng.
  • Dược Hậu Giang thuộc số ít doanh nghiệp tăng trưởng mạnh kênh Nhà thuốc, khơi thông hàng hóa giữa thách thức chuỗi cung ứng của toàn ngành. Doanh nghiệp thậm chí còn mở rộng mạng lưới phân phối 28.000 nhà thuốc đại lý lên 30.000. Cùng lúc đó, phòng Bán hàng nỗ lực tương tác với nhà thuốc 64 tỉnh thành qua mọi mạng xã hội.
  • Trên kênh Bệnh viện, Dược Hậu Giang ghi nhận thành tựu đột phá khi có trên 100 sản phẩm từ 2 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, liên tục nâng cấp nhóm thầu từ N4 lên N2, doanh thu tăng trưởng giữa bối cảnh các hệ thống bệnh viện gặp nhiều khó khăn trong đại dịch.
  • Quảng bá thuốc đi đôi với các sự kiện, hội nghị khánh hàng song năm qua gần như không thể thực hiện được trọn vẹn. Để thông tin đầy đủ về Japan-GMP đến giới chuyên môn và người tiêu dùng, phòng Marketing đã tích cực tổ chức hội thảo online và tiếp thị kỹ thuật số sáng tạo, từ đó giúp bác sĩ lẫn dược sĩ có thêm kênh thông tin để tin tưởng, lựa chọn thuốc đạt tiêu chuẩn Japan-GMP cho người bệnh. Người tiêu dùng hiểu rõ hơn về Japan-GMP và ngày càng tin tưởng sử dụng sản phẩm của Dược Hậu Giang, theo một khảo sát trên Vnexpress.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Viettel Post

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang - Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang – Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn

3. Weaknesses (Điểm yếu) của công ty dược Hậu Giang

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của công ty dược Hậu Giang.

Nghiên cứu R&D của DHG Pharma hiện chỉ đang tập trung cho các sản phẩm generic, các sản phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền: DHG Pharma chưa dành nhiều ngân sách nghiên cứu cho các sản phẩm mới (nguyên liệu và công thức mới) do ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn bị hạn chế.

DHG Pharma đã xây dựng các quy định/quy chế/chính sách theo các quy định hiện hành về quản trị Công ty và tiệm cận đáp ứng các yêu cầu theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn còn nhiều điểm cần phải được hoàn thiện để đạt hiệu quả cao trong điều hành và phù hợp nhu cầu phát triển của Công ty.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Abbott

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang - Nghiên cứu R&D
Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang – Nghiên cứu R&D

4. Opportunities (Cơ hội) của công ty dược Hậu Giang

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của công ty dược Hậu Giang.

Kinh tế Việt Nam phát triển, thu nhập và trình độ văn hóa tăng nên người dân ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp dược phát triển, trong đó có DHG Pharma:

  • Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) cập nhật 2022, công bố ngày 21/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên triển vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023.
  • Chính sách tiền tệ thận trọng của Việt Nam và thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát giá xăng dầu, điện, thực phẩm, y tế và giáo dục sẽ góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 3,8% trong năm 2022 và 4,0% trong năm 2023. Đầu tư tăng, lạm phát được kiểm soát và các điều kiện tài khóa và tiền tệ mở rộng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phục hồi kinh tế đang diễn ra trong năm 2022.
  • Việt Nam không phải ngoại lệ khi chịu những tác động của đại dịch Covid-19 và những hệ quả khó khăn kèm theo. Trong đó, người dân không chỉ chịu những mất mát trực tiếp về sức khỏe, tinh thần, mà còn khó khăn về kinh tế. Chính sự thay đổi của thời cuộc đã khiến những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam có sự thay đổi, mà đáng chú ý bậc nhất là câu chuyện sức khỏe.
  • Theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn – đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Mặc dù Covid-19 rõ ràng là một trong những “cú huých” thúc đẩy việc người dân quan tâm hơn đến sức khỏe, nhưng ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, ý thức nâng cao sức khỏe của người dân cũng đã là một xu hướng. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt sẽ chuẩn bị tốt hơn và chủ động tìm kiếm sự bảo vệ cho bản thân và gia đình.

Nhà nước quản lý chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, sản phẩm chất lượng cao,… phát huy lợi thế. Chính sách Nhà nước, Luật Dược mới mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tự chủ trong sản xuất kinh doanh:

  • Xây dựng ngành dược phát triển bền vững, hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm người dân được tiếp cận kịp thời với thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý trên cơ sở nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước về dược.
  • Đó là mục tiêu chung Bộ Y tế đặt ra trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
  • Dự thảo nêu rõ, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc; đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc dược có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
  • Thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 80% số lượng sử dụng trong bảo hiểm y tế. Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực với giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỷ USD. Chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vaccine, sinh phẩm và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
  • Xây dựng được 8 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên và 2-5 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn. 100% nguyên liệu dược liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.
  • Đồng thời, dự thảo cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thuốc hóa dược, tiếp tục duy trì chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước đối với vaccine; 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm định vaccine và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GLP).
  • Hoàn thành chuyển đổi số ngành dược; số hóa 100% thông tin, dữ liệu thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, cập nhật vào Ngân hàng dữ liệu ngành dược; 100% cơ sở sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu và bán lẻ thuốc trên toàn quốc được kết nối liên thông; bảo đảm duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực dược được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
  • Bên cạnh đó, dự thảo đặt mục tiêu định hướng đến năm 2045 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao giá trị xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; chủ động sản xuất được các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc phát minh, vaccine, sinh phẩm và nguyên liệu làm thuốc; có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền.

 

Cơ hội phát triển R&D từ các mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết, nhận chuyển giao công nghệ, mua các đề tài khoa học, thuê nghiên cứu:

  • Xu hướng M&A ngành dược đã nở rộ trên thế giới gần thập kỷ nay, song tại Việt Nam, chỉ mới sôi động vài năm trở lại đây, trong đó có thương vụ Taisho (Nhật Bản) tăng sở hữu tại Dược Hậu Giang lên 51%.
  • Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), tính đến ngày 14/3/2019, cả nước hiện có 222 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, song chỉ có 18 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế PIC/S-GMP, EU-GMP, Japan-GMP. Trong đó, Công ty CP Dược Hậu Giang có đến 2 dây chuyền đạt chuẩn PIC/S-GMP và Japan-GMP.
  • Đại diện Dược Hậu Giang cho biết, PIC/S-GMP được cấp cho dây chuyền sản xuất thuốc bột sủi bọt và Japan-GMP được công nhận cho dây chuyền viên nén. Nhờ tiềm lực cơ sở hạ tầng tiên tiến, nhân sự tay nghề cao và sự hỗ trợ từ đối tác ngoại Taisho, doanh nghiệp chỉ mất 2 năm để được cấp các chứng nhận này.
  • Cái bắt tay của Taisho và Dược Hậu Giang là một trong những “case study” sớm nhất và thành công nhất hiện nay. Tối ưu hóa 5 năm đồng hành, công ty nhanh chóng học hỏi đối tác Nhật để trở thành doanh nghiệp sản xuất thuốc quốc tế. Trong khi các lãnh đạo nhanh chóng hòa nhập văn hóa địa phương. Hai bên vừa trao đổi chuyên môn hiện đại, vừa tôn trọng và dung hòa lẫn nhau để giữ những nét riêng truyền thống.

Dân số đông với tốc độ già hóa nhanh, môi trường ô nhiễm, tỷ lệ bệnh tật tăng cùng với chi tiêu cho thuốc và thực phẩm chức năng tăng mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp dược phẩm:

  • Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”.
  • Trên toàn quốc, cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, COPD chiếm 6%, đái tháo đường chiếm 4% và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Lavie

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang - Dân số đông với tốc độ già hóa nhanh
Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang – Dân số đông với tốc độ già hóa nhanh

5. Threats (Thách thức) của công ty dược Hậu Giang

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang cuối cùng là Threats (Thách thức) của công ty dược Hậu Giang.

Các nguyên liệu sản xuất chính của DHG Pharma cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu nhập khẩu (80% – 90%) nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu vào như: biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ.

Chính sách điều hành tỷ giá của nền kinh tế vĩ mô ưu tiên xuất khẩu ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu lớn (về nguyên liệu, thiết bị, công nghệ).

Việc duy trì hoạt động liên tục, nhanh chóng phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới sẽ là một trong những thách thức cho doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.

Doanh nghiệp Dược nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại là những nguyên nhân mà thuốc trong nước chỉ chiếm gần 50% thị phần cả nước. Con số này vừa thể hiện cơ hội, tiềm năng nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp dược trong nước để phấn đấu đưa giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% thị phần theo chủ trương của Chính Phủ.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Aquafina

Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang - Doanh nghiệp Dược nước ngoài
Phân tích mô hình SWOT của công ty dược Hậu Giang – Doanh nghiệp Dược nước ngoài

Brade Mar

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing