Phân tích Chiến lược Marketing của Yves Saint Laurent (4Ps)

Phân tích Chiến lược Marketing của Yves Saint Laurent, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Yves Saint Laurent liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Sản phẩm (Product): YSL tập trung vào các sản phẩm thời trang cao cấp, mang tính biểu tượng và độc đáo, từ quần áo, phụ kiện đến mỹ phẩm. Thương hiệu này luôn đổi mới thiết kế, duy trì chất lượng thủ công tinh xảo, tạo nên sự khác biệt và đẳng cấp.

Giá (Price): YSL áp dụng chiến lược giá cao, phản ánh chất lượng và tính độc quyền của sản phẩm. Mức giá này cũng giúp định vị thương hiệu ở phân khúc cao cấp, thu hút khách hàng có khả năng chi trả cao và tìm kiếm sự sang trọng.

Phân phối (Place): YSL phân phối sản phẩm qua hệ thống cửa hàng độc quyền, các trung tâm thương mại cao cấp và kênh trực tuyến. Điều này đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hình ảnh thương hiệu và mang đến trải nghiệm mua sắm đẳng cấp cho khách hàng.

Truyền thông (Promotion): YSL sử dụng các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, hợp tác với người nổi tiếng và các sự kiện thời trang lớn để truyền tải thông điệp thương hiệu. Họ cũng tận dụng mạng xã hội và các kênh kỹ thuật số để tương tác với khách hàng và xây dựng cộng đồng.

Chiến lược Marketing của Yves Saint Laurent 1
Chiến lược Marketing của Yves Saint Laurent

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent SAS (YSL), còn được gọi là Saint Laurent, là một nhà mốt xa xỉ của Pháp được thành lập bởi Yves Saint Laurent và bạn đời của ông, Pierre Bergé. Công ty đã hồi sinh bộ sưu tập thời trang cao cấp của mình vào năm 2015 dưới thời cựu Giám đốc sáng tạo Hedi Slimane. Vào tháng 4 năm 2016, Anthony Vaccarello được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo.

Được thành lập vào năm 1962, ngày nay Saint Laurent Marketing một loạt các sản phẩm quần áo may sẵn của phụ nữ và nam giới, đồ da, giày dép và đồ trang sức. Yves Saint Laurent Beauté cũng có mặt trong thị trường làm đẹp và nước hoa, mặc dù bộ phận này thuộc sở hữu của L’Oréal. Yves Saint Laurent hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Kering.

Bây giờ bạn đã biết về Yves Saint Laurent, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Yves Saint Laurent.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Kering
Yves Saint Laurent hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Kering

2. Chiến lược sản phẩm của Yves Saint Laurent

Trong suốt những năm 1960 và 1970, những sản phẩm nổi tiếng của YSL là dòng thời trang mang phong cách beatnik bụi bặm, những chiếc áo khoác thợ săn, những đôi bốt cao quá gối, quần bó và cả những bộ vest tuxedo cho phụ nữ gây nhiều tranh cãi năm 1966. Một số bộ sưu tập tạo nên dấu ấn khó phai của YSL như Pop Art, Ballet Russes, Picasso và bộ sưu tập thời trang mang phong cách Trung Hoa.

YSL là người khởi xướng cho xu hướng thời trang may sẵn (ready to wear), qua dòng sản phẩm Rive Gauche. Ông lấy cảm hứng qua những nàng thơ, cũng là bạn bè thân thích, như: Loulou de La Falaise, con gái của một hầu tước Pháp; Betty Catroux, con gái một nhà ngoại giao Mỹ; Catherine Deneuve, nữ diễn viên nổi tiếng của Pháp… Họ đều là những gương mặt nổi bật trong giới thời trang và thượng lưu.

Ngoài ra, nữ triệu phú Diane Vandelli (nhũ danh công chúa Romanovsky) cũng trở thành đại sứ cho thương hiệu. Bà cũng đã góp phần làm cho YSL trở nên nổi tiếng trong giới quý tộc và giàu có ở châu Âu.

Sau khi cho ra dòng mỹ phẩm vào năm 1978, Yves Saint Laurent tiếp tục mở rộng phạm vi trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 với các loại nước hoa cho nam và nữ. Tuy nhiên, năm 1992 lợi nhuận của công ty bị giảm sút và giá trị cổ phiếu của nó cũng rớt mạnh.

Yves Saint Laurent và Pierre Bergé
Yves Saint Laurent và Pierre Bergé

Năm 1993, Sanofi, một công ty y dược, đã mua lại hãng thời trang Yves Saint Laurent. Từ năm 1998 đến năm 1999, Alber Elbaz, người sau này được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Lanvin, đã thiết kế ba bộ sưu tập quần áo may sẵn cho YSL.

Năm 1997, Pierre Bergé bầu chọn Hedi Slimane làm giám đốc nghệ thuật và thiết kế các bộ sưu tập cho hãng. Cũng trong năm này, họ mở lại dòng thời trang dành cho nam YSL Rive Gauche Homme. Hai năm sau đó, Hedi Slimane quyết định rời khỏi YSL.

Năm 1999, tập đoàn Gucci mua lại YSL. Họ mời Tom Ford thiết kế dòng quần áo may sẵn. Còn Yves Saint Laurent tiếp tục thiết kế các bộ sưu tập thời trang cao cấp.

Năm 2002, Yves Saint Laurent sa vào ma túy, rượu chè, bị mắc bệnh trầm cảm và bị các nhà thiết kế phụ trợ tại YSL haute couture chỉ trích. Không thể đương đầu với stress, ông đã đóng cửa hãng thời trang cao cấp của YSL.

Năm 2004, Stefano Pilati thay thế Tom Ford làm giám đốc dòng thời trang may sẵn. Phong cách của ông mang âm hưởng của Pháp, kín đáo sang trọng khác với phong cách quyến rũ gợi cảm Tom Ford theo đuổi.

Năm 2008, Yves Saint Laurent qua đời. Đồng thời, sự thay đổi giám đốc sáng tạo đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều cửa hàng thời trang mấu chốt của YSL tại các thành phố lớn của Mỹ như San Francisco, New York, Chicago…

Năm 2012, Hedi Slimane thay thế vị trí giám đốc sáng tạo của Stefano Pilati.

Năm 2017, Anthony Vaccarello trở thành giám đốc sáng tạo mới của Saint Laurent. Còn Hedi Slimane thì chuyển sang nhà mốt Celine.

Dưới thời Anthony Vaccarello, thương hiệu Saint Laurent một lần nữa bùng nổ. Kết quả kinh doanh từ tập đoàn Kering cho thấy Saint Laurent cùng với Gucci là hai thương hiệu có sự phát triển vượt bậc nhất của tập đoàn trong những năm 2018 – 2019. Chỉ một năm sau khi Anthony Vaccarello đến với Saint Laurent.

Vào năm 2020, Saint Laurent đã mang về cho Tập đoàn Kering doanh thu 1,74 tỷ euro, leo lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng của tập đoàn sau thương hiệu Gucci. Trong đó, đồ da nằm trong khoảng 40% trong phạm vi sản phẩm của Saint Laurent, nhưng lại chiếm 71% tổng doanh số bán hàng của hãng.

Thay vào đó, các sản phẩm quần áo chỉ tạo ra chưa đến 12% doanh thu nhưng lại chiếm tới 21,6% phạm vi sản phẩm. Trong báo cáo tài chính năm 2020, Saint Laurent cho biết các mặt hàng đồ da như túi, ví, phụ kiện tạo ra 74% doanh thu, giày dép mang đến 16% và hàng may mặc chỉ chiếm 7%.

Nói cách khác, phụ kiện da và đặc biệt là túi xách, đóng vai trò rất quan trọng đối với thương hiệu. So với các tên tuổi hàng đầu khác, Saint Laurent có ít thiết kế túi xách mini và phụ kiện hơn nhiều, mặc dù cả hai loại sản phẩm này đều cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây (chỉ chiếm 29% phạm vi sản phẩm của hãng, trái ngược với mức 69% của Balenciaga và 51%. của Gucci).

Năm 2017, Anthony Vaccarello (trái) trở thành giám đốc sáng tạo mới của Saint Laurent
Năm 2017, Anthony Vaccarello (trái) trở thành giám đốc sáng tạo mới của Saint Laurent

3. Chiến lược giá của Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent dường như định vị thương hiệu ở phân khúc trung cấp so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: với quần áo, cụ thể là áo khoác – một trong những mặt hàng đặc trưng của Saint Laurent, được bán với giá € 1,990 (trong khi của Gucci thường bán với giá € 1,980, Prada là với giá € 2,500, Loewe với giá 2,900 €…).

Đối với túi xách, Saint Laurent để mức giá dao động từ € 245 đến € 5.500 thấp hơn hẳn so với Gucci.

“Có thể nói, giá của những chiếc túi xách Saint Laurent ở mức hàng hiệu tầm trung. Đây có thể là một phần trong chiến lược của Kering nhằm tăng cường sự hấp dẫn của hãng với thế hệ trẻ. Định vị giá tầm trung của Saint Laurent là sự lựa chọn an toàn để đáp ứng nhu cầu về khả năng phục hồi của tiêu dùng xa xỉ cho Thế hệ Z và Millennial”

Bị đánh giá là không có giá trị sáng tạo, nhưng chính những món đồ trông bình thường của Yves Saint Laurent lại dễ mặc, dễ bán – yếu tố phân biệt cũng như quyết định thành công của Saint Laurent. Các món đồ như T-shirt, quần jeans skinny, trang phục dệt kim và nhất là đồ da là những thứ trang phục rất bình thường mà ai cũng phải có.

Một chiếc áo khoác biker bằng da kiểu dáng cổ điển có giá hơn 4000$ vẫn rẻ hơn rất nhiều so với cùng loại mặt hàng của các thương hiệu cao cấp khác. Tương tự với các mặt hàng phụ kiện đồ da như túi xách, thắt lưng, giày cũng là những món thu lại lợi nhuận chính của thương hiệu.

Chiến lược giá của Yves Saint Laurent 1
Chiến lược giá của Yves Saint Laurent

4. Chiến lược phân phối của Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent hiện được phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Quốc tế Tam Sơn, một thành viên của Tập đoàn Openasia – tập đoàn đầu tư đa ngành ra đời năm 1994 tại Việt Nam.

Đi tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ hàng xa xỉ, Tam Sơn được thành lập năm 2005, với mục tiêu ban đầu là mang những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như HermèsKenzo tới Việt Nam. Từ đó tới nay, Tam Sơn liên tục mở rộng danh sách các thương hiệu mà Công ty đại diện ở nhiều mảng sản phẩm cao cấp từ thời trang tới đồng hồ, trang sức và các sản phẩm phong cách sống.

Tam Sơn hiện đang quản lý gần 40 cửa hàng bán lẻ tại các vị trí trung tâm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Tập đoàn Openasia.

Công ty tự hào giữ vững vị trí đi đầu trong ngành bán lẻ hàng xa xỉ tại Việt Nam nhờ vào khả năng tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí chất lượng và dịch vụ, cam kết giữ vững những giá trị cốt lõi của thương hiệu và nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng.

Chiến lược phân phối của Yves Saint Laurent 1
Chiến lược phân phối của Yves Saint Laurent

5. Chiến lược chiêu thị của Yves Saint Laurent

Ngày 25 tháng 11 năm 2016, Yves Saint Laurent vừa tiết lộ chiến dịch dành riêng cho bộ sưu tập đầu tiên của mùa hè 2017 – Evening Part 1 – thực hiện bởi Anthony Vaccarello, Giám đốc Sáng tạo của hãng.

Được thực hiện vào tháng 10 năm 2021 tại New York, đoạn phim có sự tham gia của nhóm những người mẫu trẻ. Với tinh thần: “Không gì có thể dừng lại màn đêm”. Dàn người mẫu Freja, Jourdana, David, Josh, Hiandra, Cara, Selena, Sasha và Mileshka, trở nên vô cùng gợi cảm và quyến rũ trong những hình ảnh được chụp bởi Collier Schorr và quay bởi Nathalie Canguilhem.

Với giọng đọc của Freja Beha Erichsen trên nền nhạc Symphony 7 của Beethoven, thước phim càng ma mị hơn bao giờ hết.

Năm 2020, những chiến lược mới của nhà mốt Pháp xoay quanh việc đánh giá kỹ lưỡng phạm vi sản phẩm và định vị mức giá thành dễ tiếp cận hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Với minh chứng, thương hiệu đã chọn Rosé của Blackpink – ban nhạc nữ nổi tiếng đến từ Hàn Quốc làm đại sứ thương hiệu của mình.

Chiến lược chiêu thị của Yves Saint Laurent 1
Chiến lược chiêu thị của Yves Saint Laurent

Một số chiến dịch Marketing nổi bậtcủa Yves Saint Laurent:

  • Opium (2005)
  • Irresistable (2016)
  • The night never ends (2017)
  • The Light Box (2017)
  • On the road (2017)
  • Y (2017)
  • Black Opium (2018)
  • Why Not (2020)
Chiến dịch Why Not (2020)
Chiến dịch Why Not (2020)

Xem thêm: Chiến lược Marketing của New Balance

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing