Phân tích Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Jollibee liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).
Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Jollibee
Jollibee Foods Corporation (viết tắt là JFC; còn được gọi là Jollibee – tên chuỗi nhà hàng chính của công ty) là một công ty đa quốc gia của Philippines có trụ sở tại Pasig, Philippines. JFC là chủ sở hữu của thương hiệu thức ăn nhanh Jollibee.
Với sự thành công của thương hiệu Jollibee, Jollibee Foods Corporation đã mua lại một số đối thủ cạnh tranh trong ngành thức ăn nhanh ở Philippines và nước ngoài như Chowking, Greenwich Pizza, Red Ribbon và Mang Inasal.
Tính đến tháng 10 năm 2020, Jollibee Foods Corporation có tổng cộng hơn 5,900 cửa hàng trên toàn thế giới, với doanh số bán lẻ toàn hệ thống đạt 82.1 tỷ peso cho năm tài chính 2011. Đây cũng là công ty thức ăn nhanh lớn nhất có trụ sở tại châu Á.
Bây giờ bạn đã biết về Jollibee, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Jollibee.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Jollibee Foods Corporation
2. Chiến lược sản phẩm của Jollibee
Các thương hiệu của Jollibee Foods Corporation:
- Jollibee: Nhà hàng thức ăn nhanh theo phong cách Philippines với các món ăn chịu ảnh hưởng của Mỹ chuyên về bánh mì kẹp thịt, spaghetti, thịt gà và một số món ăn Philippines địa phương.
- Greenwich: Nhà hàng thức ăn nhanh có nhiều món ăn của Ý chuyên về pizza và mì ống.
- Red Ribbon: Tiệm bánh nướng cung cấp một loạt các món nướng chuyên về bánh ngọt.
- Chowking: Thức ăn nhanh ẩm thực Trung Quốc chủ yếu bán phở, dim sum và cơm.
- Mang Inasal: Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên về thịt nướng.
- Burger King Philippines: JFC đang quản lý hoạt động của chuỗi thức ăn nhanh Burger King của Mỹ tại Philippines.
- Smashburger: Chuỗi nhà hàng hamburger bình dân của Mỹ.
- Yonghe King: Nhà hàng thức ăn nhanh Trung Quốc chuyên về mì.
- Hongzhuangyuan: Chuỗi thức ăn nhanh Trung Quốc.
- Tortas Frontera: Nhà hàng ẩm thực Mexico có trụ sở tại Mỹ của đầu bếp Rick Bayless, Jollibee Foods Corporation sở hữu 47% cổ phần.
- The Coffee Bean & Tea Leaf: Chuỗi cà phê của Mỹ được thành lập vào năm 1963, được Jollibee Foods Corporation mua lại vào năm 2019.
- Yoshinoya Philippines: Liên doanh với một chuỗi thức ăn nhanh của Nhật Bản, Yoshinoya thông qua Yoshinoya Jollibee Foods, Inc., sở hữu 50% cổ phần.
- Tim Ho Wan Asia-Pacific: Jollibee Foods Corporation nắm giữ 85% cổ phần.
Riêng về chuỗi chủ lực Jollibee, các sản phẩm chính của Jollibee bao gồm bánh ngọt, pizza, bánh bao, đồ ăn nhẹ cho bữa sáng, món tráng miệng, cà phê, khoai tây chiên, gà chiên và bánh mỳ kẹp thịt. Các công ty đối thủ cạnh tranh của Jollibee là Burger King, In-N-Out Burgers, White Castle, Whataburger, Chick-fil-A, A&W Restaurants, Jack in the Box, McDonald’s, Starbucks…
Tuy có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm như trên nhưng Jollibee vẫn có những thành công vang dội trong thị trường đồ ăn nhanh. Nguyên nhân do Chiến lược Marketing của Jollibee được đánh giá là rất độc đáo và hiệu quả, cũng như chất lượng sản phẩm vượt xa đối thủ. Ngoài ra, công đoạn sản xuất và quản lý hậu cần rất chuyên nghiệp của Jollibee cũng là nhân tố tạo nên thành công cho thương hiệu này.
Sản phẩm signature của Jollibee là gà rán Chickenjoy. “Chickenjoy được khéo léo tẩm bột để tạo độ giòn, vị ngon và thật tuyệt vời khi dùng với nước chấm pha chế từ công thức bí mật của chúng tôi”. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của Jollibee khi vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì đây là món ăn mà khách hàng tại mọi thị trường có thể dễ dàng chấp nhận nhất.
Ông Francis Flores – Giám đốc Giám đốc Marketing Toàn cầu của Jollibee cho biết: “Chickenjoy là sản phẩm đầu bảng của chúng tôi, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên tất cả các thị trường. Sản phẩm này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với đa dạng đối tượng khách hàng đến từ mọi lứa tuổi và các quốc gia khác nhau”.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Jollibee trong các Chiến lược Marketing của Jollibee.
3. Chiến lược giá của Jollibee
So với hai đối thủ trong mảng fast-food là KFC và McDonald’s thì giá cả sản phẩm của Jollibee thấp hơn nên tiếp cận được với nhiều đối tượng, nhóm khách hàng hơn như học sinh, sinh viên, dân công sở…
Ví dụ thực đơn Jollibee:
- 1 miếng gà giòn: 30.000đ
- 2 miếng gà giòn: 60.000đ
- 4 miếng gà giòn: 116.000đ
- 6 miếng gà giòn: 116.000đ
- 2 miếng gà giòn + khoai tây vừa + nước ngọt: 80.000đ
- 1 miếng gà giòn sốt cay: 32.000đ
- 1 miếng gà sốt cay + khoai tây + nước: 50.000đ
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Jollibee trong các Chiến lược Marketing của Jollibee.
4. Chiến lược phân phối của Jollibee
Năm 1975, Tony Tan Caktiong và gia đình ông đã mở một tiệm kem Magnolia ở Cubao, thành phố Quezon, được ghi nhận là cửa hàng Jollibee đầu tiên. Các cửa hàng Magnolia do gia đình Tan Caktiong điều hành bắt đầu cung cấp đồ ăn nóng và bánh sandwich theo yêu cầu từ khách hàng. Năm 1978, gia đình quyết định hủy bỏ nhượng quyền thương mại thương hiệu Magnolia và chuyển đổi các tiệm kem mà họ hoạt động thành các cửa hàng thức ăn nhanh.
Jollibee Foods Corporation được thành lập vào tháng 1 năm 1978. Họ đã mở cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài tại Đài Loan và sau đó đã đóng cửa.
Jollibee đã trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng. Hãng đã có thể vượt qua được sự cạnh tranh mạnh mẽ của McDonald’s tại Philippines vào năm 1981 bằng cách tập trung vào thị hiếu cụ thể của thị trường Philippines, khác với công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1993, Jollibee Foods Corporation được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Philippines.
Năm 2011, Jollibee Foods Corporation đã mở 260 cửa hàng mới, trong đó 167 cửa hàng ở Philippines mang thương hiệu Mang Inasal (86 cửa hàng) và Jollibee (40 cửa hàng). Điều này đã nâng tổng số cửa hàng của công ty lên 2,001 vào cuối tháng 12 năm 2011. Cùng năm đó, Jollibee đóng cửa chuỗi Manong Pepe để phát triển chuỗi Mang Inasal, bán Délifrance cho CaféFrance. Ở nước ngoài, Jollibee đã mở 93 cửa hàng, nhiểu nhất là Yonghe King ở Trung Quốc (70 cửa hàng) và Jollibee Việt Nam (11 cửa hàng).
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Jollibee trong các Chiến lược Marketing của Jollibee.
5. Chiến lược chiêu thị của Jollibee
Chiến lược Marketing của Jollibee bắt đầu thực hiện các sản phẩm quảng cáo trên truyền hình vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Cũng vào thời điểm đó, Jollibee tuyên bố sẽ tập trung vào mảng Marketing, quảng bá hình ảnh linh vật của công ty với mục tiêu biến hình ảnh chú ong trở nên nổi tiếng.
Những bức tượng chú ong với kích thước tương đương với một người lớn luôn được trưng bày trong tất cả các cửa hàng của thương hiệu đồ ăn nhanh này. Chính sự nổi tiếng của nhân vật hoạt hình chuột Mickey là nguồn cảm hứng cho kế hoạch này, Flores cho biết. “Tony luôn nỗ lực tìm ra hình ảnh đại diện cho thương hiệu Jollibee và Disney là cái tên nổi tiếng nhất lúc bấy giờ”.
Chiến lược Marketing của Jollibee cũng tham gia tạo ra các nội dung truyền thông, với sự ra đời của Jollitown vào năm 2008. Đây một series phim truyền hình dành cho trẻ em với sự góp mặt hết sức độc đáo và vui nhộn của nhân vật chú ong – linh vật của công ty. Tại thời điểm đó, Jollitown là chương trình dành cho trẻ em được yêu thích nhất tại quốc đảo này.
Chiến lược Marketing của Jollibee cũng hết sức quan tâm đến sức khỏe và giáo dục trẻ em khi tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Bên cạnh đó, Chiến lược Marketing của Jollibee chú trọng đến thực trạng phát triển kinh tế của người nông dân. Và sự ra đời của quỹ từ thiện Jollibee Group Foundation vào năm 2004 là điều có thể dự đoán trước.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Jollibee trong các Chiến lược Marketing của Jollibee.
Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Jollibee, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Jollibee.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Wendy’s
Brade Mar (Tổng hợp)