Phân tích Chiến lược Marketing của Boeing, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Boeing liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Boeing
The Boeing Company là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và bán máy bay, tên lửa, vệ tinh, thiết bị viễn thông trên toàn thế giới. Công ty cũng cung cấp dịch vụ cho thuê và hỗ trợ sản phẩm.
Boeing là một trong những nhà sản xuất hàng không vũ trụ lớn nhất toàn cầu; nó là nhà thầu quốc phòng lớn thứ ba trên thế giới dựa trên doanh thu năm 2020 và là công ty xuất khẩu lớn nhất ở Hoa Kỳ tính theo giá trị USD. Cổ phiếu của Boeing nằm trong Chỉ số Công nghiệp Dow Jones. Boeing được thành lập tại Delaware.
Boeing được thành lập bởi William Boeing tại Seattle, Washington, vào ngày 15 tháng 7 năm 1916. Công ty hiện tại là kết quả của sự hợp nhất của Boeing với McDonnell Douglas vào ngày 1 tháng 8 năm 1997.
The Boeing Company có trụ sở chính tại Chicago, Illinois. Boeing được tổ chức thành bốn bộ phận chính: Boeing Commercial Airplanes (BCA); Boeing Defense, Space & Security (BDS); Boeing Global Services; và Boeing Capital. Năm 2019, Boeing đạt doanh thu 76.6 tỷ USD. Boeing được tạp chí Fortune xếp hạng 54 trong danh sách “Fortune 500” (2020), và xếp thứ 121 trong danh sách “Fortune Global 500” (2020).
Bây giờ bạn đã biết về Boeing, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Boeing.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Boeing

2. Chiến lược sản phẩm của Boeing
Chiến lược Marketing của Boeing – Chiến lược sản phẩm của Boeing.
Cuộc đối đầu giữa Airbus và Boeing bắt đầu từ thập niên 1990 sau nhiều cuộc sáp nhập và mua lại của các công ty sản xuất máy bay. Trong khi tập đoàn Airbus dần trở thành hãng sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu thì Boeing cũng trở nên nổi tiếng tại Mỹ. Cả Boeing và Airbus đều thuê ngoài sản xuất những phụ tùng, linh kiện lắp ráp máy bay của họ nhằm cắt giảm chi phí và tận dụng những cơ hội thương mại đi kèm.
Ví dụ, Boeing có mối liên hệ kinh doanh mật thiết với các hãng sản xuất linh kiện của Nhật Bản. Động thái này giúp hãng có ảnh hưởng chi phối trong ngành máy bay vận tải ở Nhật Bản. Airbus tập trung lấy linh kiện từ khu vực châu Âu.
Airbus luôn muốn sử dụng công nghệ để cạnh tranh với đối thủ Boeing trên thị trường. Vào thập niên 70, hãng Airbus cho ra mắt dòng máy bay A300 có sử dụng vật liệu tổng hợp, loại vật liệu chưa từng được dùng trong ngành sản xuất máy bay dân dụng. Đến thập niên 80, Airbus lại giới thiệu hệ thống điều hành không dây lần đầu tiên xuất hiện trong ngành máy bay dân dụng.
Trong khi Airbus nhắm vào yếu tố kỹ thuật, chất lượng, số lượng hành khách có thể chuyên chở mỗi chuyến bay thì Boeing lại nhắm đến hiệu suất cho các công ty hàng không. Chiến lược của Boeing nhắm đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu giá thành duy tu, bảo dưỡng, cũng như gia tăng tối đa lợi ích cho các hãng hàng không sau mỗi chuyến bay.
Dù chiến lược kinh doanh có khác biệt nhưng sự an toàn luôn là yếu tố được cả hai hãng đưa lên hàng đầu. Dòng 737 của hãng Boeing vô cùng được ưa chuộng khi ra mắt và liên tục thiết lập kỷ lục về tính an toàn trong mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, với dòng cải tiến 737 MAX, mọi sự lại trắc trở hơn rất nhiều khi 737 MAX liên tục là cái tên đứng sau những vụ tai nạn nghiêm trọng.
Đế chế Boeing được thống trị bởi các kỹ sư sẵn sàng chi tiêu bất cứ thứ gì cần thiết để vượt qua công nghệ mà các đối thủ cạnh tranh của họ đang cung cấp. Khi quân đội kêu gọi một máy bay ném bom “đa động cơ” vào những năm 1930, Boeing là công ty duy nhất cung cấp một chiếc máy bay với bốn động cơ thay vì hai – chiếc B-17 nổi tiếng.
Trong khi các công ty khác đang phải vật lộn để phù hợp với thành công của chiếc máy bay phản lực 707 trong những năm 1960, Boeing đã cung cấp chiếc 747 – chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới. Mặc dù đã phải đối mặt với những rủi ro lớn làm công ty thiệt hại nặng nề, nhưng hơn ai hết, những kỹ sư này hiểu kỹ thuật tốt hơn bất cứ ai và quyết tâm đẫn dầu thị trường nhờ những kỹ thuật đó.
Boeing luôn thích nghi khi thị trường thay đổi. Khi Bộ Chiến tranh tìm kiếm những chiếc máy bay ném bom hạng nặng trong Thế chiến thứ hai, Boeing đã chuyển từ chế tạo những chiếc máy bay nhỏ sang những chiếc máy bay lớn. Khi ngành hàng không dân dụng phát triển nhanh chóng sau chiến tranh, nó đã điều chỉnh công nghệ máy bay lớn của mình để chế tạo những chiếc phi cơ chở khách. Bất kể nhu cầu đã thay đổi như thế nào, Boeing luôn sẵn sàng áp dụng các kỹ năng của mình theo những cách mới để làm hài lòng thị trường.
Các dòng máy bay dân dụng trong Chiến lược Marketing của Boeing:
- Boeing 707
- Boeing 727
- Boeing 737
- Boeing 747
- Boeing 757
- Boeing 767
- Boeing 777
- Boeing 787
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Boeing trong các Chiến lược Marketing của Boeing.

3. Chiến lược giá của Boeing
Chiến lược Marketing của Boeing – Chiến lược giá của Boeing.
Chiến lược Marketing của Boeing và Airbus cũng đem lại nhiều rủi ro. Do chi phí sản xuất cao nên những máy bay của Airbus thường đắt đỏ hơn Boeing, kèm theo đó là việc quản lý dòng tiền không hiệu quả khiến nhiều lần Airbus phải nhờ cậy đến sự trợ giúp từ chính phủ nhằm tránh phá sản.
Trong 35 năm tính đến năm 2005, Airbus đã phải nhận 17 tỷ USD tiền vay cứu trợ từ chính phủ để có thể duy trì tiếp tục kinh doanh. Tất nhiên, Boeing cũng rất nhiều lần gặp phải khó khăn không kém. Họ đã nhận được 23 triệu USD trợ giúp từ Chính phủ trong suốt 13 năm tính đến năm 2005.
Ngược lại, việc quá chú trọng vào hiệu quả lợi ích cho các hãng hàng không khiến Boeing gặp khá nhiều rắc rối về chất lượng máy bay. Tất nhiên, Airbus cũng gặp phải nhiều vụ bê bối chất lượng chẳng kém.
Do là một công ty có trụ sở tại Mỹ nên hầu hết các máy bay của Boeing đều được định giá bằng đồng USD. Điều này dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cũng như giá bán của hãng gặp bất lợi hơn Airbus khi giá đồng USD tăng so với Euro.
Trong khi đó, hãng Airbus dù cũng bán sản phẩm bằng đồng USD nhưng có chính sách linh hoạt hơn. Một số thương vụ mua bán máy bay tại Châu Á và Trung Đông thậm chí được giao dịch bằng các loại ngoại tệ khác nhau.
Theo trang thống kê Statista (tính tới 20/8/2021), Boeing 777-9 thuộc dòng 777-X có giá 442 triệu đô la Mỹ, là một trong những chiếc máy bay đắt nhất của Boeing. Trong khi đó, dòng máy bay 737 của Boeing là dòng bán chạy nhất của công ty. Chiếc Boeing 737-700 thuộc dòng này chỉ dưới 90 triệu đô la Mỹ, là một trong những mẫu rẻ nhất của hãng.
Boeing bán sản phẩm của mình thông qua việc kết nối với nhiều hãng khác nhau trên toàn thế giới. Một số khách hàng của hãng bao gồm Air India, Lufthansa, Jet Airways. Phân phối có phần quan trọng nhất bao gồm phân phối phụ tùng thay thế. Các trung tâm phân phối nằm ở 10 địa điểm khác nhau.
Để giảm chi phí vận chuyển và giảm thiểu thời gian giao hàng, các trung tâm có vị trí chiến lược cụ thể và phụ hợp với chiến lược toàn cầu của thương hiệu này. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đặt hàng máy bay Boeing qua trang web cải tiến, và ở thời điểm của mình, Boeing là thương hiệu hàng không đầu tiên bán hàng qua mạng – một dịch vụ đã quá phổ biến trong thời điểm ngày nay.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Boeing trong các Chiến lược Marketing của Boeing.

4. Chiến lược phân phối của Boeing
Chiến lược Marketing của Boeing – Chiến lược phân phối của Boeing.
Mặc dù có chiến lược chính là vậy, cả 2 hãng hàng không Airbus và Boeing đều sản xuất máy bay ở mọi phân khúc. Mỗi khi một hãng ra dòng máy bay mới thì phía còn lại cũng chào hàng sản phẩm mới để cạnh tranh. Hiện cả Boeing và Airbus đang cạnh tranh nhau về thị phần tại Trung Quốc và đều đang có những cải tiến về trọng lượng máy bay và hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Trong lĩnh vực động cơ máy bay, cuộc chiến Airbus và Boeing đã khiến các hãng sản xuất động cơ được hưởng lợi. Thông thường, các hãng sản xuất máy bay thường muốn có ít nhất 2 lựa chọn cho động cơ máy bay. Tuy nhiên, những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn như General Electric, Rolls Royce hay Pratt&Whitney lại muốn được trở thành nhà cung cấp duy nhất. Cuộc cạnh tranh giữa Airbus và Boeing đã gián tiếp khiến các hãng sản xuất động cơ máy bay này thường đạt được ưu thế mà họ mong muốn.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Boeing trong các Chiến lược Marketing của Boeing.

5. Chiến lược chiêu thị của Boeing
Chiến lược Marketing của Boeing – Chiến lược chiêu thị của Boeing.
Nếu đi máy bay dân dụng, 99% khả năng bạn sẽ leo lên máy bay của hãng Boeing hoặc hãng Airbus, hai “ông lớn” chế tạo máy bay kiểm soát hầu như toàn bộ bầu trời. Mới đây, việc hai chiếc máy bay của Boeing gặp sự cố dẫn đến tai nạn khiến hàng trăm người chết lại trở thành điểm nóng khi Airbus liên tục nhấn mạnh về chất lượng máy bay.
Chiến lược Marketing của Boeing quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu thông qua quảng cáo truyền hình và các phương tiện in ấn – được coi là xu thế của ngành công nghiệp quảng cáo lúc bấy giờ. Logo của hãng được in trên tất cả các tàu sân bay. Ngoài ra, Boeing cũng tài trợ nhiều sự kiện để gia tăng độ phủ thương hiệu trên các kênh truyền hình quốc gia.
Một điều tân tiến khác mà Boeing đã làm được so với các đối thủ lúc bấy giờ chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi nhắm tới các mạng di động. Hơn nữa, nhiều liên kết trên nhiều trang web khác nhau đem đến lượng traffic lớn cho lượng truy cập vào trang web chính của thương hiệu.
Cứ mỗi khi có sản phẩm mới, hãng cũng thông báo tên của máy bay trên khắp các phương tiện truyền thông giải trí nhằm đảm bảo rằng loại máy bay đó được người tiêu dùng quan tâm và để ý.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Boeing trong các Chiến lược Marketing của Boeing.

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Boeing, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Boeing.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Airbus
Brade Mar (Tổng hợp)