Chiến lược Marketing của Airbus

Phân tích Chiến lược Marketing của Airbus, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Airbus liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Chiến lược Marketing của Airbus 1
Chiến lược Marketing của Airbus

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Airbus

Airbus SE là một tập đoàn hàng không vũ trụ đa quốc gia của Châu Âu. Airbus thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm hàng không vũ trụ dân dụng và quân sự trên toàn thế giới, đồng thời sản xuất máy bay ở châu Âu và các quốc gia khác ngoài châu Âu. Công ty có ba bộ phận: Commercial Aircraft (Airbus S.A.S.), Defence and Space, và Helicopters.

Hoạt động kinh doanh máy bay dân dụng chính của công ty được thực hiện thông qua công ty Airbus SAS của Pháp, có trụ sở tại Blagnac, ngoại ô Toulouse, với các cơ sở sản xuất và chế tạo hầu hết ở Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh nhưng cũng có ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và Canada.

Bộ phận sản xuất lắp ráp khâu cuối cùng có trụ sở tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức; Seville, Tây Ban Nha; Thiên Tân, Trung Quốc; Hoa Kỳ; và Montreal, Canada. Công ty sản xuất và Marketing chiếc máy bay kỹ thuật số khả thi về mặt thương mại đầu tiên, Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380.

Chiếc máy bay thứ 6,000, một chiếc A380, được giao cho Emirates vào ngày 19 tháng 1 năm 2010, trong khi máy bay thứ 10,000 của hãng, một chiếc A350-900ULR, được giao cho Singapore Airlines vào ngày 14 tháng 10 năm 2016. Chiếc máy bay thứ 12,000, chiếc A220, được chuyển giao cho Delta Air Lines vào ngày 20 tháng 5 năm 2019.

Chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380
Chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380

Đến tháng 10 năm 2016, đội bay Airbus toàn cầu đã thực hiện hơn 110 triệu chuyến bay, tổng quãng đường hơn 215 tỷ km và chuyên chở 12 tỷ hành khách. Tính đến năm 2019, Airbus là nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, lần đầu tiên vượt qua Boeing kể từ năm 2011, đối thủ mà hãng đang cạnh tranh gay gắt.

Trụ sở chính đã đăng ký của Airbus là ở Leiden, Hà Lan, nhưng trụ sở chính của nó được đặt tại Toulouse, Pháp. ‘SE’ trong tên công ty của có nghĩa là nó là Societas Europaea, cho phép nó được đăng ký với tư cách là công ty thuộc châu Âu thay vì thuộc một quốc gia. Cổ phiếu của công ty được giao dịch ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

Bây giờ bạn đã biết về Airbus, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Airbus.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về Airbus

Nhà máy sản xuất máy bay Lagardère ở Toulouse, Pháp
Nhà máy sản xuất máy bay Lagardère ở Toulouse, Pháp

2. Chiến lược sản phẩm của Airbus

Chiến lược Marketing của Airbus – Chiến lược sản phẩm của Airbus.

Các bộ phận kinh doanh của Airbus:

  • Commercial Aircraft: Máy bay thương mại tạo ra 66% tổng doanh thu cho tập đoàn trong năm 2013. Danh mục sản phẩm của loại máy bay này bao gồm các mẫu tầm ngắn như dòng A320 và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380. Cơ sở lắp ráp cuối cùng cho bộ phận này là cơ sở Airbus Toulouse.
  • Airbus Transport International: Airbus Transport International là một hãng hàng không vận hành đội bay gồm 5 chiếc Airbus Beluga. Những chiếc beluga vận chuyển các bộ phận máy bay từ nhà máy đến dây chuyền lắp ráp cuối cùng. Vào năm 2020, ba máy bay Airbus Beluga XL có thể mang hai cánh A350 thay vì một cánh Airbus A350. Chúng sẽ dần thay thế 5 chiếc beluga ban đầu trong những năm tới.
  • Defence and Space: Bộ phận Airbus Defense and Space được thành lập vào tháng 1 năm 2014 như một phần của quá trình tái cơ cấu tập đoàn từ các bộ phận trước đây của EADS là Airbus Military, Astrium và Cassidian. Bộ phận Airbus Military, nơi sản xuất máy bay tiếp dầu, vận tải và máy bay nhiệm vụ; Airbus Helicopters, nhà cung cấp trực thăng lớn nhất thế giới; Astrium, cung cấp các hệ thống cho các ứng dụng an ninh trên không, trên bộ, hải quân và dân sự bao gồm Ariane, Galileo và Cassidian. Thông qua Cassidian, EADS là một đối tác trong tập đoàn Eurofighter cũng như trong nhà cung cấp hệ thống tên lửa MBDA.
  • Helicopters: Airbus Helicopters, trước đây được gọi là Eurocopter, là một công ty sản xuất và hỗ trợ máy bay trực thăng.
Airbus Helicopters, Inc.
Airbus Helicopters, Inc.

Cuộc đối đầu giữa AirbusBoeing bắt đầu từ thập niên 1990 sau nhiều cuộc sáp nhập và mua lại của các công ty sản xuất máy bay. Trong khi tập đoàn Airbus dần trở thành hãng sản xuất máy bay hàng đầu châu Âu thì Boeing cũng trở nên nổi tiếng tại Mỹ. Cả BoeingAirbus đều thuê ngoài sản xuất những phụ tùng, linh kiện lắp ráp máy bay của họ nhằm cắt giảm chi phí và tận dụng những cơ hội thương mại đi kèm.

Ví dụ, Boeing có mối liên hệ kinh doanh mật thiết với các hãng sản xuất linh kiện của Nhật Bản. Động thái này giúp hãng có ảnh hưởng chi phối trong ngành máy bay vận tải ở Nhật Bản. Airbus tập trung lấy linh kiện từ khu vực châu Âu.

Airbus luôn muốn sử dụng công nghệ để cạnh tranh với đối thủ Boeing trên thị trường. Vào thập niên 70, hãng Airbus cho ra mắt dòng máy bay A300 có sử dụng vật liệu tổng hợp, loại vật liệu chưa từng được dùng trong ngành sản xuất máy bay dân dụng. Đến thập niên 80, Airbus lại giới thiệu hệ thống điều hành không dây lần đầu tiên xuất hiện trong ngành máy bay dân dụng.

Trong khi Airbus nhắm vào yếu tố kỹ thuật, chất lượng, số lượng hành khách có thể chuyên chở mỗi chuyến bay thì Boeing lại nhắm đến hiệu suất cho các công ty hàng không. Chiến lược của Boeing nhắm đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu giá thành duy tu, bảo dưỡng, cũng như gia tăng tối đa lợi ích cho các hãng hàng không sau mỗi chuyến bay.

Dù chiến lược kinh doanh có khác biệt nhưng sự an toàn luôn là yếu tố được cả hai hãng đưa lên hàng đầu. Dòng 737 của hãng Boeing vô cùng được ưa chuộng khi ra mắt và liên tục thiết lập kỷ lục về tính an toàn trong mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, với dòng cải tiến 737 MAX, mọi sự lại trắc trở hơn rất nhiều khi 737 MAX liên tục là cái tên đứng sau những vụ tai nạn nghiêm trọng.

Các dòng máy bay dân dụng trong Chiến lược Marketing của Airbus:

  • A220 (2016): 2 động cơ, một lối đi
  • A380 (2002): 4 động cơ, hai lối đi, hai tầng
  • A350 (2005): 2 động cơ, hai lối đi
  • A340 (1987): 4 động cơ, hai lối đi
  • A330 (1987): 2 động cơ, hai lối đi
  • A321 (1989): 2 động cơ, một lối đi, dài hơn A320 6.94 m
  • A320 (1984): 2 động cơ, một lối đi
  • A319 (1993): 2 động cơ, một lối đi, ngắn hơn 3.77 m so với A320
  • A318 (1999): 2 động cơ, một lối đi, ngắn hơn 6.17 m so với A320
  • A310 (1978): 2 động cơ, hai lối đi, cải tiến từ A300
  • A300 (1969): 2 động cơ, hai lối đi

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Airbus trong các Chiến lược Marketing của Airbus.

Chiến lược sản phẩm của Airbus 1
Chiến lược sản phẩm của Airbus

3. Chiến lược giá của Airbus

Chiến lược Marketing của Airbus – Chiến lược giá của Airbus.

Chiến lược Marketing của Airbus và Boeing cũng đem lại nhiều rủi ro. Do chi phí sản xuất cao nên những máy bay của Airbus thường đắt đỏ hơn Boeing, kèm theo đó là việc quản lý dòng tiền không hiệu quả khiến nhiều lần Airbus phải nhờ cậy đến sự trợ giúp từ chính phủ nhằm tránh phá sản.

Trong 35 năm tính đến năm 2005, Airbus đã phải nhận 17 tỷ USD tiền vay cứu trợ từ chính phủ để có thể duy trì tiếp tục kinh doanh. Tất nhiên, Boeing cũng rất nhiều lần gặp phải khó khăn không kém. Họ đã nhận được 23 triệu USD trợ giúp từ Chính phủ trong suốt 13 năm tính đến năm 2005.

Ngược lại, việc quá chú trọng vào hiệu quả lợi ích cho các hãng hàng không khiến Boeing gặp khá nhiều rắc rối về chất lượng máy bay. Tất nhiên, Airbus cũng gặp phải nhiều vụ bê bối chất lượng chẳng kém.

Do là một công ty có trụ sở tại Mỹ nên hầu hết các máy bay của Boeing đều được định giá bằng đồng USD. Điều này dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cũng như giá bán của hãng gặp bất lợi hơn Airbus khi giá đồng USD tăng so với Euro.

Trong khi đó, hãng Airbus dù cũng bán sản phẩm bằng đồng USD nhưng có chính sách linh hoạt hơn. Một số thương vụ mua bán máy bay tại Châu Á và Trung Đông thậm chí được giao dịch bằng các loại ngoại tệ khác nhau.

Đại diện truyền thông Airbus cho hay hiện giá niêm yết 1 máy bay A321neo năm 2018 có trị giá là 129,5 triệu USD. Tại Việt Nam, các hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar đã đưa vào khai thác dòng máy bay A320neo này để nâng cao năng lực khai thác và mở rộng đáng kể mạng bay.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Airbus trong các Chiến lược Marketing của Airbus.

Chiến lược giá của Airbus 1
Chiến lược giá của Airbus

4. Chiến lược phân phối của Airbus

Chiến lược Marketing của Airbus – Chiến lược phân phối của Airbus.

Mặc dù có chiến lược chính là vậy, cả 2 hãng hàng không AirbusBoeing đều sản xuất máy bay ở mọi phân khúc. Mỗi khi một hãng ra dòng máy bay mới thì phía còn lại cũng chào hàng sản phẩm mới để cạnh tranh. Hiện cả Boeing và Airbus đang cạnh tranh nhau về thị phần tại Trung Quốc và đều đang có những cải tiến về trọng lượng máy bay và hiệu quả sử dụng nhiên liệu.

Trong lĩnh vực động cơ máy bay, cuộc chiến AirbusBoeing đã khiến các hãng sản xuất động cơ được hưởng lợi. Thông thường, các hãng sản xuất máy bay thường muốn có ít nhất 2 lựa chọn cho động cơ máy bay. Tuy nhiên, những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn như General Electric, Rolls Royce hay Pratt&Whitney lại muốn được trở thành nhà cung cấp duy nhất. Cuộc cạnh tranh giữa AirbusBoeing đã gián tiếp khiến các hãng sản xuất động cơ máy bay này thường đạt được ưu thế mà họ mong muốn.

Vào năm 2021, Airbus đã nhận được gấp đôi tổng số lượng đơn đặt hàng so với năm 2020 với 771 đơn hàng mới (507 đơn hàng ròng) cho các chương trình phát triển và phân khúc máy bay, thể hiện năng lực của toàn bộ sản phẩm thuộc Airbus và báo hiệu sư tin tưởng thị trường sẽ phục hồi.

Máy bay A220 đã nhận được tổng cộng 64 đơn đặt hàng mới và một số cam kết đặt mua từ các hãng hàng không hàng đầu thế giới. Dòng máy bay A320neo đã nhận được tổng cộng 661 đơn đặt hàng mới.

Trong phân khúc máy bay thân rộng, Airbus đã nhận được tổng cộng 46 đơn đặt hàng mới bao gồm 30 chiếc A330 và 16 chiếc A350, trong đó có 11 chiếc máy bay vận tải A350F mới ra mắt, đồng thời nhận được thêm 11 cam kết đặt mua máy bay vận tải mới này.

Về số lượng đơn vị máy bay, Airbus đã ghi nhận tỷ lệ đơn hàng nhận được từ mỗi lần vận chuyển và được lập hóa đơn lớn hơn 1 con số. Tính đến cuối năm 2021, số lượng máy bay chờ giao của Airbus là 7.082 chiếc.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Airbus trong các Chiến lược Marketing của Airbus.

Chiến lược phân phối của Airbus 1
Chiến lược phân phối của Airbus

5. Chiến lược chiêu thị của Airbus

Chiến lược Marketing của Airbus – Chiến lược chiêu thị của Airbus.

Logo của Airbus Industrie GIE và Airbus SAS thể hiện biểu tượng tuabin cách điệu, màu đỏ của động cơ phản lực và phông chữ tương tự như Helvetica Black. Màu sắc Logo được phản ánh trong màu sơn tiêu chuẩn của máy bay Airbus trong từng thời kỳ.

Logo EADS từ năm 2000 đến năm 2010 kết hợp các Logo của các công ty đã hợp nhất, DaimlerChrysler Aerospace AG và Aérospatiale-Matra, sau đó các yếu tố này bị loại bỏ và một phông chữ mới với bóng 3D đã được chọn . Phông chữ này được giữ lại trong Logo của Airbus Group NV (2014 – 2015) và Airbus Group SE (2015 – 2017), sau đó là Airbus SE.

Logo của Airbus qua các thời kỳ
Logo của Airbus qua các thời kỳ

Nếu đi máy bay dân dụng, 99% khả năng bạn sẽ leo lên máy bay của hãng Boeing hoặc hãng Airbus, hai “ông lớn” chế tạo máy bay kiểm soát hầu như toàn bộ bầu trời. Mới đây, việc hai chiếc máy bay của Boeing gặp sự cố dẫn đến tai nạn khiến hàng trăm người chết lại trở thành điểm nóng khi Airbus liên tục nhấn mạnh về chất lượng máy bay.

Năm 2021, Công ty FPT Software ký hợp tác Skywise Applications Editors Partnership (phát triển, triển khai ứng dụng trên Skywise – nền tảng dữ liệu mở của ngành hàng không thế giới) với Airbus.

Theo thỏa thuận, FPT Software (Công ty Thành viên của Tập đoàn FPT) sẽ cung cấp, triển khai bộ giải pháp mới trên nền tảng dữ liệu mở Skywise của Airbus. Với bộ giải pháp này, các hãng hàng không trên toàn cầu có thể tối ưu hoá tiêu thụ nhiên liệu của máy bay; giảm chi phí vận hành; tích hợp nhiều chức năng khác nhau phục vụ logistic; chuỗi cung ứng, quản lý phi hành đoàn; bảo trì máy bay và lập kế hoạch đường bay… Dựa trên những công nghệ như: AI, Machine Learning, Cloud…,

FPT Software kỳ vọng giúp Airbus có lợi thế cạnh tranh tối đa trên hành trình phục hồi, phát triển kinh doanh trong bình thường mới. Bộ giải pháp dự kiến ra mắt muộn nhất vào đầu năm 2022. Sản phẩm hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hơn 140 hãng hàng không, 9.500 máy bay thương mại trên toàn thế giới.

Skywise là nền tảng công nghệ dữ liệu mở trong lĩnh vực hàng không được Airbus ra mắt tháng 6/2017. Với khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, Skywise sẽ giảm bớt sự gián đoạn của các chuyến bay, giảm chi phí bảo trì. Các hãng hàng không có thể lưu trữ, truy cập, quản lý, phân tích các dữ liệu này, không cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Airbus trong các Chiến lược Marketing của Airbus.

Chiến lược chiêu thị của Airbus 1
Chiến lược chiêu thị của Airbus

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Airbus, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Airbus.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của American Express

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing