Các đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á

Các đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Hòa Phát, VNSteel, Vina Kyoei, Pomina, PY Vina, TISCO, Vinausteel, Hoa Sen.

Các đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á
Các đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á

1. Tìm hiểu về Tôn Đông Á

  • Công ty: Công ty Cổ phần Tôn Đông Á
  • Thành lập: 1998
  • Trụ sở: Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
  • Lĩnh vực: Vật liệu xây dựng
  • Websitehttps://www.tondonga.com.vn/
  • Tìm hiểu thêm các công ty và thương hiệu khác tại đâyNetwork | Brade Mar

 

Công ty Cổ phần Tôn Đông Á là đơn vị chuyên sản xuất thép cán nguội, tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu, thép hộp mạ kẽm phục vụ cho ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, hạ tầng giao thông, thiết bị gia dụng.

Công ty thành lập ngày 5/11/1998 với tên gọi Công ty TNHH Đông Á, sau đó đổi thành Công ty TNHH Tôn Đông Á vào năm 2004. Năm 2009 được xem là một bước ngoặt lớn của Tôn Đông Á khi chuyển đổi từ hình thức công ty TNHH sang công ty cổ phần để phù hợp với tình hình mới, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước và thế giới.

Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của Tôn Đông Á

Công ty Cổ phần Tôn Đông Á
Công ty Cổ phần Tôn Đông Á

2. Các đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á

Các đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Hòa Phát, VNSteel, Vina Kyoei, Pomina, PY Vina, TISCO, Vinausteel, Hoa Sen.

2.1 Hòa Phát

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Hòa Phát.

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) – Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) – Nông nghiệp – Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc. Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

2.2 VNSteel

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm VNSteel.

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á – Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất những đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành thép Việt Nam là tổng công ty kim khí và tổng công ty thép. Sự ra đời của tổng công ty thép Việt Nam (VNSTEEL) gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyện kim, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp thép trong nước.

Hiện nay, VNSTEEL hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với hơn 50 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty liên kết.

VNSteel Logo PNG 1
Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm VNSteel

2.3 Vina Kyoei

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Vina Kyoei.

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á – Công ty TNHH Thép Vina Kyoei được thành lập vào tháng 01 năm 1994 giữa các đối tác Nhật Bản: Tập đoàn thép Kyoei, Tập đoàn Mitsui, Tập đoàn thép Marubeni- Itochu và Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP. Đi vào sản xuất từ tháng 01 năm 1996 và hiện Vina Kyoei đang sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm thép: Thép Gân (Vằn), Thép Gân Ren và Khớp Nối, Thép Tròn Trơn, Thép Cuộn, Thép Góc Cạnh Đều và Phôi thép với tổng công suất thiết kế gần 1 triệu tấn / năm.

Nhà máy thép Vina Kyoei đặt tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với diện tích hơn 17 ha, là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất trong khu vực cùng với trang thiết bị hoàn toàn mới và đồng bộ theo công nghệ hiện đại và tiên tiến của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Vina Kyoei còn luôn chú trọng đến việc đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị của công ty với tiêu chí sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh để cung cấp cho thị trường nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của khách hàng.

Vina Kyoei Logo PNG
Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Vina Kyoei

2.4 Pomina

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Pomina.

Được thành lập vào năm 1999, đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á – POMINA là một chuỗi ba nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất mỗi năm là 1,1 triệu tấn thép xây dựng và 1,5 triệu tấn phôi. Hiện nay, POMINA là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam và là doanh nghiệp dẫn đầu thị phần thép xây dựng tại khu vực phía Nam.

Pomina Logo PNG
Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Pomina

2.5 PY Vina

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm PY Vina.

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á – PY VINA đổi tên sau này từ Posco SS Vina, là công ty liên kết giữa POSCO và tập đoàn YAMATO, tọa lạc tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam Việt Nam.

Đặc biệt, PY Vina tự hào là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thép hình chữ H cỡ lớn. Ở Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam và một nước khác có thể sản xuất loại thép này. PY VINA có nhà máy luyện có công suất 1.000.000 tấn 1 năm. Để sản xuất ra bán thành phẩm, phế liệu sẽ được sản xuất qua 3 công đoạn chính: Qua lò EAF với công suất tối đa 120 tấn trên 1 mẻ, lò LF và máy đúc liên tục CCM.

PY Vina Logo PNG
Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm PY Vina

2.6 TISCO

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm TISCO.

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép. Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của Công ty ra lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của Công ty cũng như của ngành luyện kim Việt Nam.

Với bề dày truyền thống trải qua trên 55 năm xây dựng và phát triển; bằng ưu thế nổi trội về năng lực sản xuất phôi thép từ nguyên liệu quặng sắt trong nước; dây chuyền sản xuất có công nghệ và thiết bị tiên tiến; hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cùng với chiến lược đầu tư mở rộng và phát triển toàn diện; TISCO cam kết phương châm hành động “Chất lượng hàng đầu, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng”.

Đây là những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu TISCO, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của Công ty, để Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên luôn “Lớn mạnh cùng đất nước”.

TISCO Logo PNG 1
Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm TISCO

2.7 Vinausteel

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Vinausteel.

Thương hiệu “Thép Việt Úc” được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp và chiến lược kinh doanh linh hoạt theo định hướng khách hàng, Thép Việt Úc đảm bảo cung cấp ra thị trường sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Vinausteel Logo PNG
Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Vinausteel

2.8 Hoa Sen

Đối thủ cạnh tranh của Tôn Đông Á bao gồm Hoa Sen.

Được thành lập vào 08/08/2001, với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, Hoa Sen Group đã trở thành một trong những Doanh nghiệp điển hình nhất khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó, lĩnh vực trọng tâm của Hoa Sen Group là sản xuất và phân phối các sản phẩm vật liệu xây dựng thông qua chiến lược phát triển bền vững dựa trên chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi, song song với mục tiêu phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường.

Từ vị trí số 1 ngành tôn mạ với thị phần của năm 2012 là 40,9% thì năm 2016 chỉ còn hơn 30%. Tính đến quý III/2018, tổng dư nợ vay của Hoa Sen Group đã lên đến hơn 18.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn hơn 12.000 tỷ đồng, tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản lên gần 78%. Cuối năm 2018, cổ phiếu HSG của Hoa Sen Group liên tục giảm điểm, ghi nhận giảm hơn 80% so với đỉnh về chỉ còn hơn 6.000 đồng/cp. Sang đến cuối tháng 3/2020, giá cổ phiếu tập đoàn này thậm chí chỉ có khoảng 4.200 đồng.

Thế nhưng sau hơn 1 năm rưỡi, hiện giá cổ phiếu HSG ở mức 47.000 đồng, tăng hơn gấp 10 lần. Tập đoàn này trở lại vị trí số 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam với sản phẩm chính bao gồm các loại thép, tôn dày mạ, ống kẽm và ống nhựa. Theo số liệu 7 tháng đầu năm 2021, những sản phẩm này vừa được tiêu thụ trong nước (33%) vừa được xuất khẩu (67%).

Hoa Sen Group hiện sở hữu 11 nhà máy lớn và hệ thống hơn 400 chi nhánh phân phối – bán lẻ trải dài trên khắp cả nước, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Xem chi tiết: Chiến lược Marketing của tôn Hoa Sen

Nhận diện thương hiệu của Hoa Sen Group
Nhận diện thương hiệu của Hoa Sen Group

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing