Chiến lược Marketing của Shell

Phân tích Chiến lược Marketing của Shell, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Shell liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Chiến lược Marketing của Shell 1
Chiến lược Marketing của Shell

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Shell

Shell plc (trước đây là Royal Dutch Shell plc), là một công ty dầu khí đa quốc gia của Anh có trụ sở chính tại London. Đây là một trong những gã khổng lồ trong ngành dầu khí và là công ty lớn thứ 19 thế giới tính theo doanh thu năm 2020.

Shell là công ty lớn nhất có trụ sở tại Châu Âu. Trong danh sách Forbes Global 2000 năm 2020, Shell được xếp hạng là công ty đại chúng lớn thứ 21 trên thế giới. Shell đứng đầu trong danh sách Fortune Global 500 công ty lớn nhất thế giới năm 2013; trong năm đó, doanh thu của Shell tương đương 84% tổng GDP của Hà Lan (556 tỷ USD).

Những năm sau đó, Shell đã tụt xuống vị trí thứ năm trong danh sách Global 500, nhưng vẫn là tập đoàn năng lượng ngoài quốc doanh lớn nhất thế giới và là tập đoàn không phải của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, sau Walmart.

Bây giờ bạn đã biết về Shell, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Shell.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về Shell

Shell đứng đầu trong danh sách Fortune Global 500 công ty lớn nhất thế giới năm 2013
Shell đứng đầu trong danh sách Fortune Global 500 công ty lớn nhất thế giới năm 2013

2. Chiến lược sản phẩm của Shell

Chiến lược Marketing của Shell – Chiến lược sản phẩm của Shell.

Shell hoạt động mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của ngành dầu khí, bao gồm thăm dò và sản xuất, lọc dầu, vận tải, phân phối và Marketing, hóa dầu, sản xuất điện và giao dịch. Công ty cũng có các hoạt động năng lượng tái tạo, bao gồm nhiên liệu sinh học, gió và năng lượng mặt trời. Shell là nhà cung cấp dầu nhờn số một thế giới với lịch sử 70 năm không ngừng đổi mới. Tìm hiểu các loại dầu nhớt và dầu nhờn động cơ của Shell dành cho xe ô tô, xe gắn máy, xe tải và nhiều phương tiện khác.

Tại Việt Nam, Shell sản xuất, kinh doanh và tiếp thị các sản phẩm dầu nhớt cao cấp cho ô tô, xe máy cá nhân đến các phương tiện vận chuyển chuyên dụng như xe trọng tải nặng, tàu biển; cho các loại động cơ và máy công nghiệp, dưới các nhãn hiệu danh tiếng như Shell Advance, Shell Helix, Shell Rimula, Shell Tellus, Shell Alexia, vv.

Ngoài các dòng sản phẩm, Chiến lược Marketing của Shell còn cung cấp dịch vụ liên quan đến dầu nhớt bôi trơn, gồm có:

  • Shell LubeMatch – công cụ giới thiệu sản phẩm trực tuyến hàng đầu trên thị trường
  • Shell LubeAdvisor – giúp khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm bôi trơn qua sự hướng dẫn của các nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo bài bản cũng như các công cụ trực tuyến
  • Shell LubeAnalyst – hệ thống thông báo sớm giúp cho khách hàng có thể theo dõi tình trạng của thiết bị và dầu nhớt bôi trơn, làm giảm chi phí bảo trì và tránh các tổn thất thương mại bắt nguồn từ lỗi thiết bị.

Nhà máy sản xuất của Shell nằm tại KCN Gò Dầu (tỉnh Đồng Nai).

Shell là một trong những loại dầu động cơ có tuổi thọ cao nhất theo công bố mới nhất của các nhà khoa học. Ví dụ như dầu Shell Rimula R5 có tuổi thọ dầu cao hơn tới 30% so với các loại dầu tương đương của các hãng khác trên thị trường. Đây cũng là lý do vì sao mà Shell thường được các trung tâm sửa chữa xe cũng như các bác tài tin dùng.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Shell trong các Chiến lược Marketing của Shell.

Chiến lược sản phẩm của Shell 1
Chiến lược sản phẩm của Shell

3. Chiến lược giá của Shell

Chiến lược Marketing của Shell – Chiến lược giá của Shell.

Các sản phẩm của Shell đã được cung cấp tới hơn 100 quốc gia khác nhau. Và doanh số tại tất cả các nơi đều nằm trong top đầu những nhưng hiệu bán chạy nhất theo tổng hợp mới nhất năm 2020. Dù là ô tô, xe máy, xe bus hay xe tải thì Shell đều có các sản phẩm phù hợp.

Giá tham khảo một số loại dầu động cơ Shell:

  • Rimula R1 20W50: 60.830đ/ lít
  • Rimula R2 Extra 20W50: 68.376đ/ lít
  • Rimula R2 Extra 15W40: 68.376đ/ lít
  • Rimula R3 10W: 56.175đ/ lít
  • Rimula R4 15W40: 79.285đ/ lít
  • Rimula R4 20W50: 79.285đ/ lít
  • Rimula R1 CJ4: 88.289đ/ lít
  • Rimula R5E 10W40: 100.900đ/ lít
  • Rimula R5E 10W40: 87.214đ/ lít

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Shell trong các Chiến lược Marketing của Shell.

Chiến lược giá của Shell 1
Chiến lược giá của Shell

4. Chiến lược phân phối của Shell

Chiến lược Marketing của Shell – Chiến lược phân phối của Shell.

Shell có hoạt động tại hơn 99 quốc gia, sản xuất khoảng 3.7 triệu thùng dầu mỗi ngày và có khoảng 44,000 trạm dịch vụ trên toàn thế giới. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, Shell có tổng trữ lượng dầu là 11.1 tỷ thùng.

Shell Oil Company, công ty con của Shell tại Hoa Kỳ, là một trong những công ty lớn nhất của tập đoàn. Shell nắm giữ 44% cổ phần Raízen, một công ty liên doanh được niêm yết công khai cùng Cosan, là công ty năng lượng lớn thứ ba tại Brazil tính theo doanh thu.

Shell được thành lập vào năm 1907 thông qua sự hợp nhất của Royal Dutch Petroleum Company có trụ sở tại Hà Lan, và “Shell” Transport and Trading Company có trụ sở tại Vương quốc Anh. Công ty mới này nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu của American Standard Oil và đến năm 1920, Shell là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Shell được thành lập vào năm 1907 thông qua sự hợp nhất của Royal Dutch Petroleum Company và Shell Transport and Trading Company
Shell được thành lập vào năm 1907 thông qua sự hợp nhất của Royal Dutch Petroleum Company và Shell Transport and Trading Company

Shell lần đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp hóa chất vào năm 1929. Đây là một trong “Seven Sisters” (7 công ty dầu khí lớn nhất phương Tây), thống trị ngành dầu khí toàn cầu từ giữa những năm 1940 đến giữa những năm 1970.

Năm 1964, Shell là đối tác trong việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển đầu tiên trên thế giới. Năm 1970, Shell mua lại công ty khai thác Billiton, công ty này sau đó đã được bán vào năm 1994 và hiện tại là một phần của BHP. Trong những thập kỷ gần đây, khí đốt ngày càng trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Shell và tập đoàn đã mua lại BG Group vào năm 2016.

Trước khi được hợp nhất vào năm 2005, công ty hoạt động như một công ty niêm yết kép, theo đó các công ty tại Anh và Hà Lan vẫn duy trì sự tồn tại hợp pháp của mình nhưng hoạt động như một công ty hợp danh đơn lẻ vì mục đích kinh doanh. Vào tháng 11/2021, công ty đã công bố kế hoạch chấm dứt cơ cấu cổ phần kép, chuyển trụ sở chính sang Anh và đổi tên thành Shell plc.

Tính đến tháng 02/2020, cổ đông lớn nhất của Shell là Netherlands Central Institute for Cashless Securities Transactions với 21.19% cổ phần, theo sau là Guaranty Nominees Limited với 18.03% cổ phần, BlackRock với 7,14% cổ phần, và The Capital Group với 4,99% cổ phần.

Theo Báo cáo CDP Carbon Majors Report 2017, Shell là tập đoàn sản xuất khí thải nhà kính lớn thứ chín trong giai đoạn 1988 – 2015. Vào năm 2018, Shell tuyên bố họ sẽ đạt giảm mức phát thải khí nhà kính xuống bằng 0 vào năm 2050.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Shell trong các Chiến lược Marketing của Shell.

Shell là tập đoàn sản xuất khí thải nhà kính lớn thứ chín trong giai đoạn 1988 – 2015
Shell là tập đoàn sản xuất khí thải nhà kính lớn thứ chín trong giai đoạn 1988 – 2015

5. Chiến lược chiêu thị của Shell

Chiến lược Marketing của Shell – Chiến lược chiêu thị của Shell.

Cái tên Shell được liên kết với The “Shell” Transport and Trading Company. Năm 1833, cha của người sáng lập, Marcus Samuel Sr., thành lập một doanh nghiệp nhập khẩu để bán vỏ sò cho các nhà sưu tập ở London. Khi thu thập các mẫu vật vỏ sò ở khu vực Biển Caspi vào năm 1892, cậu bé Samuel nhận ra rằng có tiềm năng xuất khẩu dầu đèn từ khu vực này và đưa vào vận hành chiếc tàu chở dầu chuyên dụng đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1907 công ty đã có một đội tàu.

Logo của Shell là một trong những biểu tượng thương mại quen thuộc nhất trên thế giới. Logo này được biết đến với cái tên “pecten”, đặt theo tên của con sò biển Pecten maximus (con sò khổng lồ). Màu vàng và đỏ trong Logo được cho là có liên quan đến màu cờ của Tây Ban Nha, khi Shell xây dựng các trạm dịch vụ ban đầu ở California, trước đây là thuộc địa của Tây Ban Nha. Bản sửa đổi hiện tại của Logo được thiết kế bởi Raymond Loewy vào năm 1971.

Dấu gạch chéo đã được xóa khỏi tên “Royal Dutch / Shell” vào năm 2005, thể hiện các động thái hợp nhất hai công ty Royal Dutch và Shell thành một thực thể pháp lý duy nhất tồn tại ngày nay.

Vào ngày 15/11/2021, Royal Dutch Shell plc công bố kế hoạch đổi tên thành Shell plc,chấm dứt cơ cấu cổ phần kép của công ty, chuyển trụ sở sang London, mất đi danh hiệu “Hoàng gia Hà Lan” vốn có trong hơn một thế kỷ.

Logo của Shell qua các thời kỳ
Chiến lược Marketing của Shell – Logo của Shell qua các thời kỳ

Năm 2022, Shell Việt Nam đã tung chiến dịch “Bền bỉ cùng tinh thần Việt” với những câu chuyện trên mọi nẻo đường rộng khắp đất nước. Hành trình đi cùng người Việt là hành trình của muôn vàn cảm xúc nghẹn ngào với những cung bậc thăng, trầm khác nhau.

Không chỉ là sự bền bỉ trên mọi quãng đường, đó là còn sự bền bỉ trong tinh thần thể thao, bền bỉ trong nỗ lực chinh phục mọi khó khăn, thử thách. Tin tưởng vào các giá trị ấy, Chiến lược Marketing của Shell vinh dự là nhà tài trợ phát sóng 6 trận đấu của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tại SEA Games 31 trên kênh truyền hình VTC3 và các nền tảng kỹ thuật số VTC Now.

Với hoạt động này, Chiến lược Marketing của Shell mong muốn gửi lời cổ vũ nồng nhiệt nhất đến các cầu thủ và chúc cho đội tuyển Việt Nam luôn bền gan vững chí và nhiệt huyết đam mê.

Trên hành trình đồng hành cùng người Việt Nam, Shell thấy được sức mạnh của tinh thần bền bỉ – bền bỉ theo đuổi ước mơ, bền bỉ đón nhận thử thách, bền bỉ đi tới tương lai. Giống như Shell, bền bỉ trên hành trình 15 năm giữ vững vị trí Nhà cung cấp dầu nhờn số 1 thế giới. Và để dánh dấu cột mốc quan trọng này, thương hiệu Shell đã thực hiện chiến dịch với thông điệp ý nghĩa “Bền bỉ cùng tinh thần Việt“.

Hòa chung cùng tinh thần bền bỉ ấy, Chiến lược Marketing của Shell cho ra mắt sản phẩm mới là Shell Advance Fuel Save (Shell Advance Tiết kiệm xăng) với điểm mạnh là giúp xe tiết kiệm xăng. Theo công bố của Shell Việt Nam, dòng dầu Shell Advance Tiết kiệm Xăng có độ nhớt 10W-30 giúp tiết kiệm xăng và giảm ma sát 20% so với dầu gốc khoáng.

Điều này là nhờ việc sử dụng dầu gốc tổng hợp 100% được sản xuất từ khí tự nhiên hóa lỏng, tinh khiết và có đặc tính ma sát thấp. Với sản phẩm này, nhãn hàng mong muốn mọi bác tài đều có thể bền bỉ vững chân ga, không ngừng tiến bước về phía trước.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Shell trong các Chiến lược Marketing của Shell.

Chiến lược chiêu thị của Shell 1
Chiến lược chiêu thị của Shell

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Shell, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Shell.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Prada

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing