Phân tích Chiến lược Marketing của Garnier, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Garnier liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Mục lục
1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Garnier
Garnier là một thương hiệu mỹ phẩm thị trường đại chúng của tập đoàn L’Oréal. Thương hiệu cung cấp các sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da.
Tiền thân của Garnier là Laboratoires Garnier, được thành lập tại Pháp vào năm 1904 bởi Alfred Amour Garnier. Sản phẩm đầu tiên của công ty được cấp bằng sáng chế là kem dưỡng tóc đầu tiên có nguồn gốc từ các thành phần thực vật tự nhiên. Công ty sau đó giới thiệu các sản phẩm kem chống nắng vào năm 1936, tiếp theo là các sản phẩm chăm sóc tóc vào năm 1960.
Bây giờ bạn đã biết về Garnier, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Garnier.
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Garnier

2. Chiến lược sản phẩm của Garnier
Chiến lược Marketing của Garnier – Chiến lược sản phẩm của Garnier.
Trong nhiều thập kỷ, Garnier đã mở rộng từ các sản phẩm chăm sóc tóc sang chăm sóc da kể từ khi mua lại vào năm 1970.
Hiện tại, Garnier được bán ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, với các dòng sản phẩm cụ thể được nhắm mục tiêu cho các loại da và nền văn hóa khác nhau.
Một dòng sản phẩm phổ biến, Fructis, tung ra vào năm 1996, là dòng sản phẩm chăm sóc và tạo kiểu tóc của Garner. Dòng sản phẩm nhuộm tóc của Garnier là Nutrisse, được tung ra vào năm 2002. Với 5 bộ phận khác nhau, Garnier hiện có nhiều dòng sản phẩm như:
- Fructis
- Ultimate Blends (Whole Blends tại Hoa Kỳ)
- Pure Active
- Nutrisse
- Olia
- Color Sensation
- SkinActive
- Original Remedies
- Hair Food
- Organic
Năm 2011, Garnier hợp tác với TerraCycle để giới thiệu các sản phẩm có bao bì phân hủy sinh học. Cuối năm 2019, họ đã hợp tác với một nhóm môi trường có tên GoodPlanet Foundation để tạo ra một dòng mỹ phẩm hữu cơ, tự nhiên mới là Garnier Bio/ Bio Garnier.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Garnier trong các Chiến lược Marketing của Garnier.

3. Chiến lược giá của Garnier
Chiến lược Marketing của Garnier – Chiến lược giá của Garnier.
“Phát triển dòng trung cấp (Masstige).” Đó là thuật ngữ L’Oréal sử dụng để mô tả các thương hiệu tạo nên Bộ phận sản phẩm tiêu dùng của mình (Garnier thuộc bộ phận sản phẩm tiêu dùng của L’Oréal). Racha Assi, Quản lý mảng kỹ thuật số, Bộ phận sản phẩm tiêu dùng tại Trung Đông của L’Oréal, cho biết: “Đó là sự kết hợp giữa “mass” (bình dân) và “prestige” (đẳng cấp).” “Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến vẻ đẹp sang trọng dễ tiếp cận cho tất cả người tiêu dùng.”
Đây là ý tưởng kết nối bốn thương hiệu khác nhau trực thuộc Bộ phận sản phẩm tiêu dùng của L’Oréal để phục vụ cho nhiều nhu cầu làm đẹp:
- Garnier chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng tóc và tạo màu tóc, tập trung vào vẻ đẹp xanh và bền vững.
- L’Oréal Paris là thương hiệu cao cấp hơn, tập trung vào việc nâng cao vị thế của phụ nữ thông qua các sản phẩm làm đẹp sang trọng.
- Maybelline New York là thương hiệu tập trung vào đối tượng Gen Z và Millennial, mong muốn mang tới các sản phẩm mỹ phẩm sáng tạo, hợp thời trang cho tất cả mọi người.
- NYX Professional Make Up, một thương hiệu năng động và trẻ trung, cung cấp sản phẩm trang điểm chuyên nghiệp với mức giá phù hợp.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Garnier trong các Chiến lược Marketing của Garnier.

4. Chiến lược phân phối của Garnier
Chiến lược Marketing của Garnier – Chiến lược phân phối của Garnier.
Các sản phẩm của Garnier đã có mặt ở khắp mọi nơi ở Việt Nam. Từ những cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm, siêu thị đến trung tâm thương mại,… Và đặc biệt hơn, Garnier còn được bán rộng rãi trên các website, các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,…
Đến nay tập đoàn mẹ L’Oréal đã đưa về thị trường Việt Nam 12 thương hiệu mỹ phẩm thuộc 4 ngành hàng:
- Ngành hàng Cao cấp (Lancôme, Yves Saint Laurent, Kiehl’s, shu uemura),
- Ngành hàng Tiêu dùng (Garnier, L’Oréal Paris và Maybelline New York),
- Ngành hàng Tóc chuyên nghiệp (L’Oréal Professionnel và Kérastase),
- Ngành hàng Dược mỹ phẩm (Vichy và La Roche-Posay and Skin Ceutical).
Tập đoàn L’Oréal đã chọn đi theo một chiến lược độc đáo: Toàn cầu hóa trên bối cảnh địa phương. Điều này có nghĩa là L’Oréal thực hiện chiến lược toàn cầu hóa để nắm bắt, thấu hiểu và tôn trọng sự khác biệt. Đó là những khác biệt về mong muốn, nhu cầu và truyền thống của mỗi quốc gia, nhằm mang đến những sản phẩm làm đẹp phù hợp và đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới. L’Oréal được thúc đẩy bởi tầm nhìn thế giới này.
Sản phẩm của L’Oréal Việt Nam có mặt trên khắp cả nước nhờ vào hệ thống phân phối đa dạng bao gồm siêu thị, nhà thuốc, salon tóc và các trang thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ.
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Garnier trong các Chiến lược Marketing của Garnier.

5. Chiến lược chiêu thị của Garnier
Chiến lược Marketing của Garnier – Chiến lược chiêu thị của Garnier.
Vào năm 2019, Garnier đã ra mắt công cụ xem màu tóc ảo, cho phép khách hàng thử một loạt các tùy chọn màu tóc của Garnier trước khi mua hàng. Công nghệ này có thể được sử dụng trực tuyến hoặc trong các cửa hàng bán sản phẩm của thương hiệu. Công nghệ này đã được thử nghiệm bởi Walmart và Walgreens.

Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Garnier:
- Garnier supports UNICEF for children (2017)
- Mask. Relax. Glow. (2018)
- Skin Violence (2019)
Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Garnier trong các Chiến lược Marketing của Garnier.

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Garnier, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Garnier.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Supreme
Brade Mar (Tổng hợp)