Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana

Phân tích Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của Dolce & Gabbana liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana 1
Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana

1. Tổng quan về Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana

Dolce & Gabbana là một nhà mốt xa xỉ của Ý được thành lập vào năm 1985 tại Legnano bởi hai nhà thiết kế người Ý Domenico Dolce và Stefano Gabbana.

Họ gặp nhau vào năm 1982 tại câu lạc bộ Milan và thiết kế cho thương hiệu thời trang Giorgio Correggiari. Năm 1983, họ thành lập một studio tư vấn thiết kế dưới tên “Dolce & Gabbana“. Họ giới thiệu bộ sưu tập nữ đầu tiên vào năm 1985 tại Milan, nơi một năm sau cửa hàng của họ được mở cửa.

Domenico Dolce và Stefano Gabbana
Domenico Dolce và Stefano Gabbana

Dolce & Gabbana bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của họ sang Nhật Bản và các quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, nơi họ thành lập showroom trưng bày của riêng mình vào năm 1990. Năm 1990, cùng năm họ giới thiệu bộ sưu tập nam giới cho 1991/1992, họ cũng ra mắt dòng nước hoa Dolce & Gabbana đầu tiên.

Đến cuối những năm 1990, doanh thu của công ty vào khoảng 500 triệu USD và năm 2003 doanh thu của họ đạt 633 triệu USD. Đến năm 2005, doanh thu của công ty là 600 triệu euro.

Bây giờ bạn đã biết về Dolce & Gabbana, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về Dolce & Gabbana

Cửa hàng Dolce & Gabbana tại Thượng Hải
Cửa hàng Dolce & Gabbana tại Thượng Hải

2. Chiến lược sản phẩm của Dolce & Gabbana

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana – Chiến lược sản phẩm của Dolce & Gabbana.

Dolce & Gabbana có hai dòng thương hiệu chính (D&G và Dolce&Gabbana) cho đến năm 2012, khi chúng được sáp nhập dưới cùng nhãn hiệu Dolce & Gabbana.

  • Dolce&Gabbana (không có khoảng trống như tên công ty) chuyên về các mặt hàng xa xỉ lấy cảm hứng từ các thiết kế cao cấp và trang trọng hơn, đáp ứng các xu hướng dài hạn cũng như thay đổi theo mùa.
  • D&G hướng tới đố tượng trẻ hơn, “rực rỡ” hơn. Không giống như Dolce&GabbanaD&G bán đồng hồ cũng như quần áo: đồng hồ được sản xuất bởi Naloni và Binda Group. Năm 2011, Dolce & Gabbana quyết định ngừng sản xuất D&G.

Dolce & Gabbana đã biến Logo hai chữ viết tắt “DG” thành một biểu tượng dễ nhận biết, nhưng họ không bao giờ có được địa chỉ tên miền tương ứng là DG.com. Trên thực tế, DG.com là một trong những tên miền Internet lâu đời nhất và đã được đăng ký vào năm 1986 bởi công ty máy tính Data General (công ty hiện không còn tồn tại). Sau khi công ty đó đóng cửa vào năm 1999, tên miền đã được chuyển đến EMC trước khi chuỗi bán lẻ Dollar General mua nó vào năm 2010 sau một cuộc chiến đấu thầu với Dolce & Gabbana.

Một bộ sưu tập cho trẻ em của Dolce & Gabbana
Một bộ sưu tập cho trẻ em của Dolce & Gabbana

Các dòng sản phẩm nổi bật trong Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana:

  • Thời trang may mặc của Dolce & Gabbana: Dolce & Gabbana chuyên về các dòng sản phẩm thời trang cao cấp dành cho nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các sản phẩm thời trang Dolce & Gabbana đều mang họa tiết hoa văn đặc trưng của thương hiệu, chất liệu cao cấp, mẫu mã đa dạng và thời thượng luôn được các tín đồ hàng hiệu ưa chuộng.
  • Kính mắt thời trang Dolce & Gabbana: Bên cạnh thời trang may mặc thì Dolce & Gabbana cũng nổi tiếng về các sản phẩm phụ kiện thời trang, nổi bật trong số đó là kính mắt. Các mẫu mắt kính Dolce & Gabbana được làm từ chất liệu rất tốt và đắt tiền, mang đến độ bền cao và kiểu dáng sành điệu.
  • Giày dép Dolce & Gabbana: Giày dép Dolce & Gabbana chính hãng có chất liệu tốt, kiểu dáng mắt mắt, họa tiết ấn tượng với các đường nét hoa văn đặc trưng. Phù hợp cho nhiều phong cách từ năng động cá tính cho đến thanh lịch sang trọng.
  • Mũ nón Dolce & Gabbana: Mũ nón là sản phẩm tiếp theo nằm trong dòng phụ kiện hàng hiệu cao cấp của nhà Dolce & Gabbana. Các mẫu mũ Dolce & Gabbana đa dạng kiểu dáng, màu sắc và chất liệu nên người dùng có thể thỏa thích lựa chọn.
  • Nước hoa Dolce & Gabbana: Những chai nước hoa Dolce & Gabbana cao cấp được ưa chuộng bởi hương thơm sang trọng, thanh lịch nhưng rất mới lạ và quyến rũ.

Sau đây là danh sách các sản phẩm nước hoa đã được tung ra thị trường dưới thương hiệu Dolce & Gabbana:

  • Dolce & Gabbana Classique dành cho nữ (1994)
  • Dolce & Gabbana Classique dành cho nam (1994)
  • By Man dành cho nam (1997)
  • D & G Masculine dành cho nam (1999)
  • D & G Femminine dành cho nữ (1999)
  • Light Blue dành cho nữ (2001)
  • SICILY dành cho nữ (2003)
  • The One dành cho nữ (2006)
  • Light Blue pour Homme dành cho nam (2007)
  • L’Eau The One dành cho nữ (2008)
  • The One for Men dành cho nam (2008)
  • Rose the One dành cho nữ (2009)

Ngoài ra Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana còn có các dòng sản phẩm khác như đồng hồ, thắt lưng, mỹ phẩm…đều rất nổi tiếng và được yêu thích sử dụng trên nhiều quốc gia.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược sản phẩm của Dolce & Gabbana trong các Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana.

Chiến lược sản phẩm của Dolce & Gabbana 1
Chiến lược sản phẩm của Dolce & Gabbana

3. Chiến lược giá của Dolce & Gabbana

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana – Chiến lược giá của Dolce & Gabbana.

Do là thương hiệu xa xỉ, vì vậy Dolce & Gabbana áp dụng chiến lược giá ngoại hạng. Các sản phẩm của hãng đều có giá khá cao đến rất cao đối với các phiên bản giới hạn. Giá tham khảo một số sản phẩm của Dolce & Gabbana tại Việt Nam:

  • Nước Hoa Dolce & Gabbana Light Blue Eau Intense For Women EDP, 100ml: 2.500.000đ
  • Nước Hoa Dolce & Gabbana (D&G) The One Dành Cho Nam Giới EDP, 100ml: 2.760.000đ
  • Giày Sneakers Dolce & Gabbana Crown Print Sorrento CS1595AU448HNR18 Màu Đen: 10.500.000đ
  • Giày Lười Dolce & Gabbana Black Leather Bee Crown Loafers Màu Đen: 16.000.000đ
  • Kính Mát Dolce & Gabbana DG 4364 502/13 D: 3.800.000đ
  • Áo Thun Dolce & Gabbana Short Sleeve T-Shirt Màu Xám Đen: 6.900.000đ

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược giá của Dolce & Gabbana trong các Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana.

Chiến lược giá của Dolce & Gabbana 1
Chiến lược giá của Dolce & Gabbana

4. Chiến lược phân phối của Dolce & Gabbana

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana – Chiến lược phân phối của Dolce & Gabbana.

Ghi dấu cho sự thành công trong Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana là chiến lược phát triển kinh doanh theo “chiều dọc”, bắt đầu vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Thương hiệu đã hợp tác cổ phần với các nhà sản xuất & phân phối, bao gồm Dolce Saverio SpA cho ngành hàng may mặc, DGS chịu trách nhiệm về phân phối bán hàng và Marcolin SpA trong lĩnh vực kinh doanh kính mắt.

Năm 1994, Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana cấp phép sản xuất bởi Ittierre SpA cho dòng sản phẩm D&G Dolce & Gabbana, với 2 nhà máy sản xuất chính nằm tại Legnano (đối với quần áo) và Incisa in Val d’Arno (dành cho các sản phẩm phụ kiện và hàng da). Đến năm 2007, Dolce & Gabbana Industria SpA chịu trách nhiệm quản lý việc sản xuất và phân phối của thương hiệu Dolce & Gabbana, đã thu hồi giấy phép này để đảm bảo chất lượng sản xuất và danh tính thương hiệu của mình.

Tháng 11/1994, dòng sản phẩm nước hoa Dolce & Gabbana lần đầu tiên được ra mắt, được sản xuất và phân phối bởi Euroitalia. Năm 1996, Dolce & Gabbana giành được giải Oscar des Parfums Award, một giải thưởng dành cho nước hoa đến từ Pháp nhưng lần đầu tiên được trao cho thương hiệu Ý.

Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2005, Dolce & Gabbana đã chính thức thông qua thỏa thuận cấp phép với tập đoàn nước hoa và mỹ phẩm đến từ Thụy Sĩ, P&G Prestige Products, trong việc hợp tác sản xuất và phân phối các dòng nước hoa dành cho nam và nữ của hãng.

Làn gió Phương Đông đã sớm thổi vào “khu vườn thời trang” của Dolce & Gabbana. Sự nhạy bén đối với thị trường Châu Á đã đưa Dolce & Gabbana đến với Nhật Bản chỉ ngay sau khi ổn định việc phân phối và sản xuất dòng sản phẩm Ready to wear tại Ý. Tháng 4/1989, Tokyo lần đầu tiên chào đón buổi trình diễn thời trang nữ mang tên Dolce & Gabbana, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu này tại thị trường Nhật Bản.

Đến tháng 4/1996, Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana hoàn tất thỏa thuận hợp tác (kéo dài đến năm 2002) với với tập đoàn Misaki Shoji trong việc phân phối 2 dòng sản phẩm D & GDolce & Gabbana. Từ 2002, hãng Dolce & Gabbana chính thức trình làng showroom thời trang mới và giới thiệu công ty đại diện mang tên Dolce & Gabbana Japan K.K. (ra đời vào tháng 8/2001) tại Tokyo, thông qua sự hợp tác với công ty Dolce & Gabbana S.r.l.

Hiện tại, Dolce & Gabbana có hơn 222 cửa hàng chính thức tại 41 quốc gia.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược phân phối của Dolce & Gabbana trong các Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana.

Chiến lược phân phối của Dolce & Gabbana 1
Chiến lược phân phối của Dolce & Gabbana

5. Chiến lược chiêu thị của Dolce & Gabbana

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana – Chiến lược chiêu thị của Dolce & Gabbana.

Quảng cáo cho nước hoa nữ đầu tiên trong Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana chạy trong nhiều năm ở Ý, được tạo ra bởi nhà làm phim Giuseppe Tornatore. Bộ phim kết thúc với hình ảnh của các chai nước hoa Dolce & Gabbana trên phông nền đen.

Năm 2003, nước hoa Dolce & Gabbana Sicily đã được quảng cáo trong một quảng cáo khác cũng được đạo diễn bởi Giuseppe Tornatore.

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana đã giành được hai giải Lead Awards cho các chiến dịch của họ từ các giải thưởng quảng cáo hàng đầu của Đức. Năm 2004, họ đã giành chiến thắng cho chiến dịch Thu Đông 2003/04 và năm 2006 họ đã giành chiến thắng cho chiến dịch Thu Đông 2005/06.

Dolce & Gabbana kết hợp cùng Giuseppe Tornatore vào năm 2019
Dolce & Gabbana kết hợp cùng Giuseppe Tornatore vào năm 2019

Dự kiến buổi trình diễn ra mắt bộ sưu tập mới của Dolce & Gabbana có tên The Great Show bắt đầu tại Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2018. Tuy nhiên, ngay trước giờ G, nhà mốt này đã vấp phải làn sóng tẩy chay từ cư dân mạng của quốc gia này vì những quảng cáo được cho là phản cảm, có ý nghĩa kỳ thị và nhất là bình luận của nhà thiết kế Stefano Gabbana (đồng sáng lập thương hiệu Dolce & Gabbana).

Trong các video quảng bá trong chiến dịch truyền thông trực tuyến “DG Loves China” (tạm dịch: DG yêu Trung Quốc), Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana lấy chủ đề về việc dùng đũa, một thứ đồ dùng truyền thống tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc. Người mẫu xuất hiện trong các thiết kế mới của Dolce & Gabbana và thưởng thức những món ăn của Italia như pizza, bánh cannoli (một loại bánh tráng miệng truyền thống), và spaghetti bằng đũa.

Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana muốn mang đến một đoạn quảng cáo có tính hài hước để thu hút khách hàng người Trung Quốc. Tuy nhiên, cách truyền tải thông điệp có vẻ đã đi chệch hướng.

Ngoài biểu cảm khá khó hiểu của người mẫu, điều đáng nói nhất ở đây là phần lời dẫn bị cho là phản cảm và có tính kỳ thị. Trong đoạn quảng cáo, người mẫu dùng đũa gắp bánh cannoli và sau đó là giọng của người dẫn truyện với câu hỏi: “Có phải nó quá nhỏ hay không?”.

Thay vì nói về nét đẹp truyền thống của một quốc gia Á Đông khi dùng đũa thì quảng cáo của Dolce & Gabbana lại nhấn mạnh thông điệp cho rằng “đũa quá nhỏ” và khó sử dụng cho các món ăn phương Tây. Lời dẫn bị cộng đồng mạng phản đối gay gắt bởi nó có thể khiến cả thế giới có cái nhìn sai lệch về nghệ thuật ẩm thực của quốc gia phương Đông này.

Các đoạn video đã bị gỡ xuống sau 24 giờ đăng tải trên Weibo song hiện vẫn còn trên tài khoản Instagram của nhà mốt này, nơi cộng đồng dùng mạng Trung Quốc đang tức giận bình luận và lên án. Sau đó là những màn tranh cãi tay đôi của một trong hai người đồng sáng lập thương hiệu Stefano Gabbana với người dùng mạng.

Mọi chuyện lên tới đỉnh điểm khi tài khoản Instagram có tên Michael Atranova công bố đoạn tin nhắn với tài khoản được cho là của Stefano Gabbana. Trong đoạn hội thoại, người được cho là Gabbana đã sử dụng hình ảnh xấu xí để miêu tả về người bản xứ.

Làn sóng tẩy chay gay gắt nhanh chóng bùng lên cả trên mạng và trong đời thực. Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana có lẽ đã không lường trước được hậu quả của sai lầm này. Nhà mốt đến từ Italia ngay lập tức phải hủy buổi trình diễn ở Thượng Hải.

Công ty quản lý người mẫu cho biết toàn bộ 24 người mẫu của họ rút trình diễn và gắn nhãn “Not me” cho ảnh đại diện trên mạng như một cách bày tỏ sự phẫn nộ. Có người còn tuyên bố không tham dự sàn diễn nào của Dolce & Gabbana trong tương lai.

Tiếp đó, Dolce & Gabbana gửi lời xin lỗi tới “đất nước và người dân Trung Quốc” và tuyên bố sẽ vào cuộc điều tra. Nhiều người không hài lòng với lời xin lỗi từ nhà mốt Italia. Estelle Chen, một người mẫu mang hai dòng máu Trung-Pháp, đã rút khỏi The Great Show, viết trên Instagram: “Các người không yêu Trung Quốc, các người chỉ yêu tiền”.

Việc bị khách hàng quay lưng là điều cực kỳ tồi tệ trong kinh doanh, và đối với những nhãn hàng xa xỉ như Dolce & Gabbana, việc đẩy người tiêu dùng Trung Quốc ra xa có thể xem là thảm họa.

Như vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính về chiến lược chiêu thị của Dolce & Gabbana trong các Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana.

Chiến lược chiêu thị của Dolce & Gabbana 1
Chiến lược chiêu thị của Dolce & Gabbana

Brade Mar hy vọng bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về phân tích Chiến lược Marketing của Dolce & Gabbana, cụ thể là Chiến lược Marketing Mix của Dolce & Gabbana.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Porsche

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing