Louis Vuitton, biểu tượng thời trang xa xỉ, vận dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps bậc thầy:
- Product (Sản phẩm): Túi xách, vali, phụ kiện da cao cấp, thiết kế độc đáo, chất liệu thượng hạng, chế tác thủ công tinh xảo.
- Price (Giá): Định giá cao, khẳng định đẳng cấp, tạo sự khan hiếm, tăng giá trị thương hiệu.
- Place (Phân phối): Cửa hàng sang trọng, vị trí đắc địa tại các thành phố lớn, website trực tuyến, kiểm soát chặt chẽ kênh phân phối.
- Promotion (Xúc tiến): Quảng cáo nghệ thuật, hợp tác với ngôi sao hàng đầu, sự kiện thời trang đẳng cấp, truyền thông hình ảnh thương hiệu.
Louis Vuitton kết hợp 4Ps xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu xa xỉ, dẫn đầu xu hướng và duy trì vị thế trong ngành thời trang cao cấp.
Mục lục
1. Tổng quan về Louis Vuitton
LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, thường được gọi là LVMH, là một tập đoàn đa quốc gia của Pháp chuyên về hàng xa xỉ, có trụ sở tại Paris. Công ty được thành lập vào năm 1987 thông qua việc sáp nhập nhà mốt Louis Vuitton (thành lập năm 1854) với Moët Hennessy (được thành lập sau vụ sáp nhập năm 1971 giữa nhà sản xuất rượu sâm banh Moët & Chandon và nhà sản xuất cognac Hennessy).
Năm 2021 với mức định giá 329 tỷ USD, LVMH trở thành công ty có giá trị nhất ở châu Âu. LVMH kiểm soát khoảng 60 công ty con mà mỗi công ty quản lý một số lượng nhỏ các thương hiệu có uy tín, tổng cộng 75 thương hiệu. Chúng bao gồm Christian Dior, Fendi, Givenchy, Marc Jacobs, Stella McCartney, Loewe, Loro Piana, Kenzo, Celine, Fenty, Princess Yachts, TAG Heuer và Bulgari.
Các công ty con thường được quản lý độc lập, dưới sự giám sát của 6 bộ phận:
- Fashion Group
- Wines and Spirits
- Perfumes and Cosmetics
- Watches and Jewelry
- Selective Distribution
- Other Activities
Xem chi tiết: Tìm hiểu về Louis Vuitton (LVMH)
2. Chiến lược sản phẩm của Louis Vuitton
Chất lượng và Thủ công Tinh xảo: Louis Vuitton nổi tiếng với việc sử dụng những chất liệu cao cấp nhất, kết hợp với kỹ thuật thủ công truyền thống và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Da thuộc thượng hạng, kim loại quý, vải canvas đặc trưng cùng đường may tinh tế tạo nên những sản phẩm bền bỉ, mang tính thẩm mỹ cao.
Thiết kế Độc đáo và Biểu tượng: Các sản phẩm của Louis Vuitton mang đậm dấu ấn thương hiệu với những họa tiết monogram, damier biểu tượng. Thiết kế vừa cổ điển, vừa hiện đại, tạo nên sự sang trọng, tinh tế và khác biệt.
Đa dạng hóa Danh mục Sản phẩm: Bên cạnh những chiếc túi xách kinh điển, Louis Vuitton không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm, bao gồm vali, phụ kiện da, quần áo may sẵn, giày dép, trang sức, đồng hồ, nước hoa… Sự đa dạng hóa này giúp thương hiệu tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng, đáp ứng nhu cầu cao cấp và đa dạng.
Giới hạn Sản xuất và Tính độc quyền: Louis Vuitton kiểm soát chặt chẽ số lượng sản phẩm được sản xuất, tạo nên sự khan hiếm và tính độc quyền. Chiến lược này góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, khẳng định đẳng cấp thương hiệu và thu hút khách hàng thượng lưu.
Bảo vệ Di sản Thương hiệu: Louis Vuitton luôn trân trọng và bảo vệ di sản thương hiệu, lồng ghép lịch sử, truyền thống và giá trị cốt lõi vào từng sản phẩm. Điều này tạo nên sự kết nối cảm xúc với khách hàng, giúp thương hiệu vượt qua thử thách của thời gian. Tóm lại, chiến lược sản phẩm của Louis Vuitton là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng, thiết kế, tính độc quyền và di sản thương hiệu. Chính điều này đã tạo nên sức hút và vị thế vững chắc của Louis Vuitton trong ngành công nghiệp thời trang xa xỉ.
Danh mục sản phẩm Louis Vuitton:
Rượu vang và rượu mạnh: Ao Yun, Ardbeg, Belvedere, Bodega Numanthia, Cape Mentelle, Chandon, Château Cheval Blanc, Château d’Yquem, Cheval des Andes, Clos des Lambrays, Cloudy Bay, Colgin Cellars, Dom Pérignon, Glenmorangie, Hennessy, Krug, Mercier, Moët & Chandon, Newton Vineyard, Ruinart, Terrazas de los Andes, Veuve Clicquot, Volcan de mi Tierra, Woodinville.
Thời trang và đồ da: Berluti, Birkenstock, Celine, Christian Dior, Emilio Pucci, Fendi, Givenchy, JW Anderson, Kenzo, Loewe, Loro Piana, Louis Vuitton, Marc Jacobs, Moynat, Off-White, Patou, Phoebe Philo, Rimowa, Stella McCartney.
Nước hoa và mỹ phẩm: Acqua di Parma, Benefit Cosmetics, BITE Beauty, Cha Ling, Fenty Beauty by Rihanna, Fresh Beauty, Parfums Givenchy, Guerlain, Kenzo Parfums, KVD Vegan Beauty, Maison Francis Kurkdjian, Make Up For Ever, Marc Jacobs Beauty, Officine Universelle Buly, Ole Henriksen, Parfums Christian Dior, Perfumes Loewe.
Đồng hồ và đồ trang sức: Bulgari, Chaumet, Fred, Hublot, Repossi, TAG Heuer, Tiffany & Co., Zenith.
Bán lẻ: DFS, La Grande Epicerie, La Samaritaine, Le Bon Marché, Sephora, Starboard Cruise Services.
Khác: Belmond, Cheval Blanc, Connaissance des Arts, Cova, Investir, Jardin d’Acclimatation, Le Parisien, Les Echos, Radio Classique, Royal Van Lent.
3. Chiến lược giá của Louis Vuitton
Hầu hết khách hàng của Louis Vuitton đều thuộc tầng lớp thượng lưu và giới tinh hoa, những người không ngại bỏ ra số tiền cực khủng để mua những sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng. Vì vậy, các chiến lược tiếp thị và định giá của thương hiệu thời trang này đã đóng một phần quan trọng trong việc duy trì tên tuổi của mình.
Khác với nhiều thương hiệu khác, Louis Vuitton không đánh giá cao việc giảm giá thành sản phẩm để kích cầu người tiêu dùng, thay vào đó họ mong muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất. Chiến lược định giá của Louis Vuitton bao gồm:
- Chiến lược định giá sản phẩm Premium: Louis Vuitton không phải lo nghĩ quá nhiều tới giá thành, qua đó họ dành nhiều nguồn lực hơn trong việc đầu tư và phát triển sản phẩm mới chất lượng hơn. Tất nhiên điều này sẽ khiến mức giá bán sản phẩm được đẩy lên rất cao, nhưng bù lại nhà mốt này sẽ làm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng với chất lượng tuyệt vời, tính độc đáo của sản phẩm.
- Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị: Louis Vuitton thống nhất một mức giá duy nhất được áp dụng cho sản phẩm, điều này có nghĩa hãng sẽ không chạy bất kỳ chương giảm giá nào cho sản phẩm của mình. Ngay cả trong mùa lễ hội hay các đợt giảm giá thường thấy, giá các mặt hàng của nhà mốt này vẫn giữ nguyên.
4. Chiến lược phân phối của Louis Vuitton
LVMH có trụ sở tại Paris, Pháp. Công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Euronext Paris, và là một thành phần của chỉ số CAC 40. Tính đến năm 2010, tập đoàn có doanh thu 20.3 tỷ euro với thu nhập ròng hơn 3 tỷ euro. Đến ngày 29 tháng 2 năm 2016, công ty có giá trị cổ phiếu là 78.1 tỷ euro, được phân phối trong hơn 506 triệu cổ phiếu. Năm 2013, với doanh thu 21.7 tỷ USD, LVMH được xếp hạng là công ty hàng xa xỉ đứng số 1 trong báo cáo “Sức mạnh toàn cầu của hàng xa xỉ” của Deloitte.
Tập đoàn hiện đang sử dụng hơn 83,000 nhân viên. 30% nhân viên của LVMH làm việc tại Pháp. LVMH vận hành hơn 2,400 cửa hàng trên toàn thế giới. Kế hoạch kinh doanh hiện tại của nó nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các thương hiệu để duy trì và nâng cao nhận thức về sự sang trọng liên quan đến sản phẩm của họ. Ví dụ, các sản phẩm của Louis Vuitton chỉ được bán thông qua các cửa hàng Louis Vuitton được tìm thấy ở các địa điểm sang trọng ở các thành phố lớn.
5. Chiến lược chiêu thị của Louis Vuitton
Một điều hiển nhiên, hầu như tất cả mọi doanh nghiệp đều cần quảng bá bản thân theo cách nào đó để tiếp cận khách hàng. Quảng cáo truyền hình có thể là một cách hiệu quả để làm điều đó. Tuy nhiên, Louis Vuitton lại từ chối quảng cáo bằng loại hình phương tiện thông tin đại chúng này.
Thứ nhất, thực tế quảng cáo truyền hình không hoàn toàn phù hợp với thương hiệu cao cấp do sự giới hạn thời gian: chỉ từ 15-30 giây. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc truyền đạt tất cả thông tin chi tiết đến với đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, quảng cáo trên TV có thể làm hỏng quan niệm của khách hàng về danh tiếng của thương hiệu khi quảng cáo của Louis Vuitton có thể bị phát trộn lẫn một loạt các mặt hàng sản phẩm thông dụng khác như bột giặt hay thuốc cảm cúm.
Chỉ đến gần đây, nhãn hiệu Louis Vuitton mới bắt đầu tung ra chiến dịch quảng cáo trên thương mại điện ảnh và truyền hình đầu tiên với chủ đề “Cuộc sống sẽ đưa bạn đến đâu?” với độ dài 90 giây. Xem xét điểm này đưa ra kết luận rằng Louis Vuitton dường như thu hút nhận thức của khách hàng bằng cách sử dụng ấn phẩm có thể kéo dài hơn thời gian ít ỏi của quảng cáo truyền hình.
Vuitton thường hợp tác với các diễn viên, nhạc sĩ và người mẫu nổi tiếng để quảng bá cho sản phẩm của mình, qua đó gây sự chú ý mỗi khi tung ra bất kì chiến dịch quảng cáo nào trên thế giới. Một số nhân vật nổi tiếng gắn liền với sản phẩm Louis Vuitton là Jennifer Lopez, Kate Moss, Kim Kardashian, Angelina Jolie, David Bowie,… Trong số đó, có một vài người như Jennifer Lopez và Kate Moss đã tham gia vào chiến dịch quảng cáo cho Louis Vuitton.
Vuitton đã sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và YouTube để giới thiệu nội dung của mình. Những người theo dõi đã giúp thương hiệu tạo ra một tên tuổi riêng biệt cho chính mình trong ngành thời trang.
Vuitton sử dụng các phương tiện in ấn để quảng bá sản phẩm của mình và nâng cao hình ảnh thương hiệu tới khách hàng. Những ấn phẩm này được công bố trên các phương tiện truyền thông như các tạp chí thời trang nổi tiếng được giới thượng lưu ưa chuộng. Bên cạnh các tạp chí thời trang, quảng cáo in ấn cũng được đặt tại các bảng quảng cáo ở nhiều thành phố quốc tế.
Năm 2016, Louis Vuitton đã hợp tác với UNICEF trong chiến dịch “Make A Promise” để hỗ trợ trẻ em dễ bị tổn thương trên khắp thế giới. Qua đó, doanh thu đến từ vòng tay độc quyền đã được Louis Vuitton quyên góp cho UNICEF để hỗ trợ trẻ em trong thời điểm khó khăn.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Veuve Clicquot
Brade Mar (Tổng hợp)