Phân tích Chiến lược Marketing của BIDV (4Ps)

Phân tích Chiến lược Marketing của BIDV, cụ thể là chiến lược Marketing Mix của BIDV liên quan đến 4Ps (Sản phẩm, Giá cả, Phân phối và Chiêu thị).

  • Product (Sản phẩm): Đa dạng sản phẩm, từ tài khoản, thẻ, cho vay đến bảo hiểm, đầu tư, đáp ứng nhu cầu toàn diện.
  • Price (Giá): Lãi suất cạnh tranh, phí dịch vụ hợp lý, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng thân thiết.
  • Place (Phân phối): Mạng lưới chi nhánh rộng khắp, ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử tiện lợi.
  • Promotion (Xúc tiến): Quảng cáo đa kênh, truyền thông thương hiệu, chương trình khuyến mãi, tài trợ cộng đồng.
Chiến lược Marketing của BIDV 1
Chiến lược Marketing của BIDV

1. Tổng quan về BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam) tên gọi tắt BIDV, là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019 và là doanh nghiệp đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, BIDV được xếp vào loại hình công ty cổ phần với cổ đông Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chiếm cổ phần chi phối. Ngày 8/4/2021, tạp chí The Asian Banker trao cho Ngân hàng này giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” năm 2020, đồng thời sản phẩm QuickLoan được giải “Sản phẩm cho vay tiêu dùng tốt nhất Việt Nam”.

BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại, thường được gọi là Bộ Tứ (Big 4), với các thành viên còn lại gồm có:

BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại, thường được gọi là Bộ Tứ (Big 4)
BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại, thường được gọi là Bộ Tứ (Big 4)

Tại thời điểm tháng 4 năm 2021, BIDV và các công ty con, công ty liên kết (hệ thống BIDV) hoạt động chủ yếu trong 4 lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Hệ thống BIDV hiện nay có 25.000 người lao động, 190 chi nhánh, hiện diện tại 63 tỉnh thành của Việt Nam và tại 6 nước khác. Các công ty con của BIDV gồm có:

  • Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoViet Bank)
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
  • Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (BIC)
  • Công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI)
  • Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV (BIDV-SuMi Trust Leasing)
  • Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC)
  • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC)

Ngày 18 tháng 3 năm 2021, tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s đã ra thông cáo về việc thay đổi triển vọng định hạng tín nhiệm của BIDV từ mức tiêu cực thành tích cực.

Xem chi tiết: Tìm hiểu về ngân hàng BIDV

BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019
BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019

2. Chiến lược sản phẩm của BIDV

Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chia thành bốn khối chính:

  • Khối Công ty con (sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp): Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoViet Bank), Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (BIC), Công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI), Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV (BIDV-SuMi Trust Leasing), Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).
  • Khối Ngân hàng: Các Ban/ Trung tâm tại Hội sở chính, các chi nhánh trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện (trong và ngoài nước), Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo Cán bộ BIDV, Ban Xử lý Nợ Nam Đô.
  • Khối Liên doanh: Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV (BIDV Tower), Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MetLife.
  • Khối Góp vốn: Công ty Cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam (VALC).
Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Phan Đức Tú Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm
Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Phan Đức Tú và Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm

Với trọng tâm lấy khách hàng làm kim chỉ nam hoạt động, trong những năm qua BIDV đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng cá nhân những sản phẩm dịch vụ, tiện ích phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như thanh toán hóa đơn định kỳ tiền điện, điện thoại, truyền hình cáp…

Dành cho khách hàng Cá nhân:

  • Tiền gửi
  • Sản phẩm vay
  • Dịch vụ thẻ
  • Ngân hàng số
  • Thanh toán & Chuyển khoản
  • Bảo hiểm
  • Ngân quỹ
  • Ngoại hối và Thị trường vốn
  • Chứng khoán

Dành cho khách hàng Doanh nghiệp:

  • Tiền gửi
  • Tín dụng
  • Bảo lãnh
  • Thanh toán và Quản lý tiền tệ
  • Tài trợ thương mại
  • Ngoại hối và Thị trường vốn
  • Ngân hàng số
  • Dịch vụ thẻ
  • Bảo hiểm
  • Ngân hàng đầu tư
  • Hướng dẫn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài
  • Tư vấn pháp lý cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dành cho khách hàng Định chế tài chính:

  • Quản lý tiền tệ
  • Dịch vụ thanh toán
  • Tài trợ thương mại
  • Ngoại hối và Thị trường vốn
Chiến lược sản phẩm của BIDV 1
Chiến lược sản phẩm của BIDV

3. Chiến lược giá của BIDV

BIDV với phí thường niên là loại phí dùng để duy trì tài khoản thẻ và các tiện ích thẻ mà khách hàng sử dụng trong 1 năm. Thông thường, phí thường niên sẽ được ngân hàng BIDV áp dụng tính cho khách hàng đang dùng các loại thẻ ATM (Thẻ tín dụng, thẻ thanh toán BIDV). Phí duy trì hay còn gọi là phí quản lý tài khoản, loại phí này được tính hàng tháng nếu số dư trong tài khoản của khách hàng dưới mức quy định.

BIDV với mỗi loại thẻ ATM ngân hàng BIDV cung cấp đều mang trong mình những chức năng riêng. Do đó, phí duy trì và phí thường niên thẻ ATM BIDV cũng được quy định khác nhau. Phí duy trì thẻ ATM BIDV ngân hàng đang áp dụng cho từng loại thẻ:

  • Phí thường niên thẻ ghi nợ nội địa BIDV
  • Phí thường niên thẻ ghi nợ quốc tế BIDV
  • Phí thường niên thẻ tín dụng BIDV
  • Phí duy trì quản lý tài khoản BIDV
Chiến lược giá của BIDV 1
Chiến lược giá của BIDV

4. Chiến lược phân phối của BIDV

Hệ thống BIDV hiện nay có 25.000 người lao động, 190 chi nhánh, hiện diện tại 63 tỉnh thành của Việt Nam và tại 6 nước khác.

Để thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Chiến lược Marketing của BIDV, tạo nền tảng chuyển đổi mô hình ngân hàng số, tháng 3/2019, BIDV đã chính thức ra mắt Trung tâm Ngân hàng số. Trung tâm Ngân hàng số ra đời với mục tiêu trở thành trung tâm sáng tạo của BIDV, là nơi thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ với điều kiện tối ưu và sản sinh các sản phẩm tiên tiến, hiện đại hướng tới khách hàng. Đây cũng chính là vườn ươm các sáng kiến từ nội bộ ngân hàng và các công ty khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, BIDV cũng đã tập trung nguồn lực đẩy nhanh chuyển đổi số trên các lĩnh vực:

  • (i) Xây dựng và phát triển đồng bộ các kênh phân phối hiện đại như: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Web Chat, Facebook, Youtube…; xây dựng đồng thời các kênh tự phục vụ (e-zone) tại phòng giao dịch
  • (ii) Chuyển đổi quy trình thủ công tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên các kênh ngân hàng số đối với hoạt động chuyển khoản, thanh toán, trả nợ vay, gửi tiền online, quản lý và trả nợ thẻ tín dụng
  • (iii) Phối hợp triển khai một số sản phẩm sáng tạo như: Samsung Pay, QR Pay, Chatbot trên ứng dụng Mobile Banking, Swift GPI, rút tiền ATM trên điện thoại; phát triển ứng dụng BIDV Home, ứng dụng Blockchain, công nghệ mới về Robotics và trí tuệ nhân tạo
  • (iv) Triển khai và xây dựng các mô hình khai thác dữ liệu lớn, dữ liệu phi cấu trúc, ứng dụng các mô hình phân tích để đánh giá giá trị vòng đời khách hàng, marketing, bán chéo sản phẩm đúng đối tượng khách hàng…
  • (v) Phát động chương trình chuyển đổi số cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME Digitrans) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
  • (vi) Tập trung triển khai Dự án Chuyển đổi hệ thống Core Banking, Dự án Trang bị giải pháp quản lý khoản vay (CROMS)… Đây là những bước đi mạnh mẽ của BIDV, phát huy sức mạnh tập thể trong nỗ lực chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Trên thực tế, việc phát động này đã ghi nhận được hơn 260 sáng kiến lớn tại các đơn vị trong ứng dụng các phần mềm quản lý.
Chiến lược phân phối của BIDV 1
Chiến lược phân phối của BIDV

5. Chiến lược chiêu thị của BIDV

Từ ngày 26/4/2022, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ đưa vào sử dụng nhận diện thương hiệu mới. Theo đó, ngân hàng vẫn tiếp tục giữ tên viết tắt BIDV và tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tuy nhiên, thiết kế logo và màu sắc thương hiệu có sự điều chỉnh so với nhận diện cũ. Biểu tượng mới của thương hiệu BIDV kết hợp hình ảnh ngôi sao và hoa mai. Hình ảnh ngôi sao là trung tâm được truyền cảm hứng từ Quốc kỳ Việt Nam song được cách điệu với những đường nét viền mở và chuyển động.

Ngân hàng cho biết đây là cách thể hiện sự dịch chuyển của BIDV, tinh thần đổi mới phát triển trong thời đại số của ngân hàng hướng tới sự thân thiện, hiện đại, lấy khách hàng – nguồn nhân lực – chuyển đổi số là trụ cột phát triển, luôn vận động vươn lên. Màu sắc thương hiệu chủ đạo của BIDV là màu xanh ngọc lục bảo (một trong tứ đại ngọc quý).

Màu xanh tượng trưng cho sự sống, trường tồn và khát vọng phát triển bền vững của BIDV. Màu bổ trợ là màu vàng hoa mai tạo diện mạo tươi mới, năng động, nhiệt huyết. Màu vàng cũng là màu sắc thể hiện bản sắc nghề tài chính ngân hàng.

Từ năm 2014, BIDV đã kết hợp cùng với Agency Ogilvy & Mather triển khai dự án “Tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Sự hợp này với mong muốn hiểu hơn nữa những đánh giá, cảm nhận và mong đợi từ phía khách hàng đối với BIDV.

Từ những nghiên cứu chi tiết, ngân hàng BIDV đã đặt mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng. BIDV hướng đến xây dựng tầm nhìn về một ngân hàng tận tâm, lắng nghe và kịp thời thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Đặc biệt trong năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, BIDV đã và đang tích cực triển khai tích một số chương trình an sinh xã hội.

Có thể kể đến như: “BIDV – Cho cuộc sống Xanh” bao gồm: chương trình “Trồng 1 triệu cây xanh”, xây dựng “Nhà cộng đồng tránh lũ” và “Nước ngọt cho cuộc sống Xanh; chương trình trao tặng 65 xe cứu thương có tổng giá trị 78 tỷ đồng cho các tỉnh/thành phố.

Các hoạt động vì cộng đồng của BIDV tập trung vào các lĩnh vực như Giáo dục, Y tế, Xoá nhà tạm cho người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, xây dựng các thiết chế văn hóa cộng đồng, cầu và đường dân sinh phục vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là chương trình tặng Quà Tết đồng bào nghèo BIDV đã thực hiện liên tục từ năm 2009.

Trước đó vào năm 2021, BIDV đã triển khai Chương trình tín dụng đặc biệt “Đồng hành cùng ngành Y” nhằm tri ân những cán bộ y tế tuyến đầu trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát đỉnh điểm trên toàn quốc. Tính đến hết tháng 02/2022, chương trình đã hỗ trợ 113.400 khách hàng.

Chiến lược chiêu thị của BIDV 1
Chiến lược chiêu thị của BIDV

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Agribank

Brade Mar (Tổng hợp)

5/5 - (5 bình chọn)

Cong-viec-Marketing