Chiến lược quảng cáo của Apple – Nếu bạn đang đọc bài viết này, chắc chắn bạn đã nghe nói về công ty công nghệ đa quốc gia Apple, và bạn có thể sở hữu hoặc đã sở hữu ít nhất một trong những sản phẩm của họ.
Mục lục
1. Steve Jobs là một Marketer đỉnh cao
Steve Jobs không phát minh ra iPhone, iPad hay Mac. Ông đã phát minh ra những câu chuyện về iPhone, iPad và Mac. Nhà lãnh đạo công nghệ nổi tiếng này không được biết đến là một lập trình viên mà là một nhà Marketer nổi tiếng. Chiến lược quảng cáo của Apple dưới thời Steve Jobs đã trở thành một nền tảng bất diệt sau này.
Một trong những công ty điện tử tiêu dùng nổi tiếng nhất đã duy trì hoạt động bằng các chiến lược quảng cáo và Marketing của họ cùng những đổi mới đột phá liên tục trong thế giới công nghệ.
Bước ngoặt của công ty bắt đầu vào năm 1984 với quảng cáo cho dòng sản phẩm Macintosh do Ridley Scott đạo diễn, khởi động ba thập kỷ quảng cáo mạnh mẽ kế tiếp, khẳng định Chiến lược quảng cáo của Apple là độc đáo như chính sản phẩm của nó.
Xem thêm: Tìm hiểu về Apple
2. Chiến lược quảng cáo của Apple
Cách mà Apple có thể có được và duy trì sự “đáng thèm muốn” của họ là bằng cách tung ra các tính năng và nâng cấp đổi mới liên tục, làm cho các thiết bị tốt hơn so với những bản phát hành trước đó.
Nghiên cứu cho thấy quảng cáo của Apple làm tốt hơn trong việc thúc đẩy tiếng vang về sản phẩm của họ hơn là trực tiếp xây dựng độ nhận biết về thương hiệu. Chiến lược quảng cáo của Apple như vậy đã tạo ra truyền miệng và việc truyền miệng đó giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu của công ty.
Gã khổng lồ công nghệ, thay vì chi hàng ngàn đô la cho Quảng cáo Google Ads hay Quảng cáo Facebook, chiến lược quảng cáo của Apple lại tập trung vào việc đặt sản phẩm vào những bối cảnh khác nhau (đặc biệt là với những người nổi tiếng và xuất hiện trong các chương trình truyền hình phổ biến) và tiếng vang được tạo ra bởi các đánh giá tích cực trên các phương tiện truyền thông.
Một chiến lược quảng cáo của Apple khác là giá cả, tập trung vào UVP (Unique Value Proposition – Định vị giá trí độc nhất), đó là một thiết kế đẹp mắt ngay bên ngoài hộp với bao bì ngày càng nhỏ hơn. Chiến lược này trở nên rầm rộ trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội và trở thành một lợi thế cạnh tranh cho Apple.
Apple không xem các thương hiệu máy tính khác là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trong khi những đối thủ khác tập trung vào một tính năng khác biệt duy nhất (USP) thông qua một loạt các hoạt động Content Marketing, Apple lại tập trung vào toàn bộ sản phẩm của họ.
Apple có quyền làm chủ mức định giá cao hơn với các tính năng và công nghệ tân tiếng hàng đầu. Cho dù bạn đang bán sản phẩm hay dịch vụ, chìa khóa để triển khai chiến lược này là đảm bảo chất lượng sản phẩm phải xứng đáng với mức giá đã định.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple
3. Đơn giản hóa chính là chìa khóa
Chiến lược quảng cáo của Apple dựa vào Insight rằng người tiêu dùng công nghệ thường bị “choáng ngợp”. Điều đó cũng đúng với các ngành công nghiệp khác. “Choáng ngợp” ở đây nghĩa là họ bị bủa vây bởi hàng nghìn thông điệp truyền thông mỗi ngày.
Apple đã rất khôn ngoan khi nhận biết được điều này bằng cách đơn giản hóa Website và thông điệp truyền thông của họ. Họ tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong các quảng cáo. Thay vào đó, họ sử dụng những từ đơn giản, không vòng vo và nhấn mạnh những lợi ích mà người tiêu dùng cần. Đây là một chiến lược Content Marketing đỉnh cao; Apple với “công nghệ phức tạp” nhưng thông điệp lại “đơn giản hóa”. Cách tiếp cận này lại càng thể hiện sức mạnh của nó trong ngành công nghệ.
Chiến lược quảng cáo của Apple không quá tập trung vào thông số kỹ thuật và tính năng, mà là cách sản phẩm có thể thay đổi cuộc sống của người dùng và làm cho cuộc sống của họ tốt hơn. Tuy nhiên, Apple không dừng lại ở đó. Đây chỉ là bước đầu trong chiến lược Marketing của họ.
Apple mang triết lý “Simpler is Better” thông qua các dòng sản phẩm của họ. Họ không “bủa vây” khách hàng bằng hàng loạt các lựa chọn, thông số hay phiên bản sản phẩm. Một cửa hàng bán sản phẩm của Apple được thiết kế chuyên về trải nghiệm thay vì chỉ để mua hàng.
Nhìn chung, mặc dù nền tảng các sản phẩm của Apple có chất lượng tuyệt vời, nhưng chính chiến lược quảng cáo của Apple đã khiến khách hàng của họ muốn trở thành một phần của cộng đồng này, trở thành một “fan” chính hiệu của “nhà táo”.
Xem thêm: Chiến lược quảng cáo của Huawei
Brade Mar (Tổng hợp)