Marketing một lĩnh vực rộng lớn. Việc hiểu rõ các khái niệm căn bản như khái niệm Marketing và khái niệm Quản trị Marketing là vô cùng cần thiết. Dưới đây, chúng tôi chỉ ra ngắn gọn những điều căn bản nhất về Quản trị Marketing
Mục lục
1. Khái niệm Quản trị Marketing
Quản trị Marketing theo Philip Kotler và Kevin Keller là nghệ thuật và khoa học nhằm chọn lựa, phục vụ, giữ vững và mở rộng thị trường mục tiêu bằng cách tạo ra, phân phối và truyền thông về giá trị khách hàng vượt trội
Các chức năng chính của việc quản trị Marketing:
- Xây dựng kế hoạch: Cấp công ty, Các SBUs, Sản phẩm/Thương hiệu, Các chương trình
- Triển khai thực hiện: Tổ chức, Thực hiện
- Kiểm tra đánh giá: Dự báo kết quả, Đo lường, Điều chỉnh
Đặc điểm quản trị Marketing:
- Là một quá trình diễn ra liên tục
- Là hoạt động quản trị theo mục tiêu nhằm tạo ra sự thỏa mãn cho cả công ty lẫn người tiêu dùng
- Nhiệm vụ của quản trị Marketing ứng với nhu cầu thị trường
Xem thêm: 15 Khái niệm Marketing căn bản nhất
2. Tổng quát quá trình quản trị Marketing
Bước 1: Phân tích cơ hội thị trường
- Các yếu tố vĩ mô
- Các yếu tố vi mô
Bước 2: Nghiên cứu và chọn lựa thị trường mục tiêu
- Phân khúc thị trường
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing
- Chiến lược định vị
- Chiến lược phát triển sản phẩm mới
- Chiến lược cho các giai đoạn vòng đời sản phẩm
- Chiến lược cạnh tranh
Bước 4: Hoạch định các chương trình Marketing
- Hoạt động Marketing Mix
- Ngân sách
Bước 5: Thực hiện các chương trình Marketing
- Xây dựng, tổ chức bộ máy Marketing để quản lý và thực hiện các hoạt động Marketing.
Bước 6: Kiểm tra các hoạt động Marketing
- Đo lường, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược và các chương trình Marketing.
3. Các quan điểm quản trị Marketing
Quan điểm trọng sản xuất (Production Orientation):
- Ý tưởng cho rằng người tiêu dùng sẽ thiên vị các sản phẩm phù hợp với túi tiền, do đó tổ chức sẽ tập trung vào sản xuất và phân phối
- Dễ dẫn đến cách nhìn thiển cận về Marketing (Không thỏa mãn nhu cầu khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng)
Quan điểm trọng sản phẩm (Product Orientation):
- Ý tưởng cho rằng người tiêu dùng sẽ thiên vị các sản phẩm chất lượng với tính chất đặc biệt, do đó tổ chức sẽ nỗ lực để hoàn thiện sản phẩm
- Dễ dẫn đến cách nhìn thiển cận về Marketing.
Quan điểm trọng bán hàng (Selling Orientation):
- Ý tưởng cho rằng người tiêu dùng sẽ không mua đủ lượng sản phẩm của doanh nghiệp trừ khi nó thể hiện nỗ lực bán hàng và chiêu thị ở quy mô lớn
- Thường áp dụng với những món hàng mà người tiêu dùng ít có nhu cầu (bảo hiểm, hiến máu).
Quan điểm Marketing (Marketing Orientation):
- Ý tưởng cho rằng việc đạt được mục tiêu tổ chức phụ thuộc vào sự nắm bắt nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu và chuyền tải sự thỏa mãn kỳ vọng 1 cách tốt hơn so với các đối thủ khác.
- Cần hiểu rõ nhu cầu khách hàng và đôi khi là dẫn dắt khách hàng khi chính họ không biết họ cần gì.
Quan điểm Marketing xã hội (Societal Marketing Orientation):
- Mang lại giá trị khách hàng theo cách duy trì hoặc cải thiện sự thịnh vượng của cả khách hàng lẫn xã hội
- Cân bằng giữa 3 điều là: Phúc lợi xã hội, Nhu cầu khách hàng và Lợi nhuận công ty.
Quan điểm Marketing toàn diện (Quan điểm Marketing toàn diện):
- Marketing nội bộ (Phòng Marketing, Các phòng khác)
- Marketing Mix (4Ps)
- Marketing quan hệ (Khách hàng, Kênh, Đối tác)
- Marketing cộng đồng (Đạo đức, Môi trường, Pháp lý, Cộng đồng)