Kinh nghiệm du lịch An Giang và các địa điểm du lịch An Giang

Kinh nghiệm du lịch An Giang và các địa điểm du lịch An Giang là những thông tin rất cần thiết và hữu ích đối với những du khách cũng như “dân phượt”. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về An Giang cũng như du lịch An Giang để giúp khách du lịch có sự chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của mình.

Kinh nghiệm du lịch An Giang và các địa điểm du lịch An Giang
Kinh nghiệm du lịch An Giang và các địa điểm du lịch An Giang

1. Giới thiệu chung về An Giang

  • Quốc gia: Việt Nam
  • Tỉnh: An Giang
  • Vùng địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long
  • Phân chia hành chính: 2 thành phố (Long Xuyên, Châu Đốc), 2 thị xã, 7 huyện
  • Thành lập: 1832
  • Diện tích: 3.536,83 km2
  • Dân số (2022): 1.909.507 người
  • Dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm
  • Biển số xe: 67
  • Website: www.angiang.gov.vn

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát, v.v. Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km. An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai bờ sông Hậu.

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 28 phường, 18 thị trấn và 110 xã[8] được chia thành 879 khóm – ấp. Thị xã Tịnh Biên và huyện Tri Tôn được Chính phủ công nhận là huyện thị miền núi.

Năm 2018, An Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ sáu về số dân, xếp thứ 26 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 56 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 59 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.908.352 người dân, trong đó có 947.570 nam và 960.782 nữ, tỷ số giới tính 98,6 nam/100 nữ, diện tích bình quân đầu người là 612 người/km², tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết đọc, biết viết là 91,6%, GRDP đạt 74.297 tỉ Đồng (tương ứng với 3,2268 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 34,33 triệu đồng (tương ứng với 1.491 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,52%.

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đông thứ 8 tại Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng). Một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2. Giới thiệu chung về hoạt động du lịch An Giang

An Giang là một trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia có một số thắng cảnh tiêu biểu như:

  • Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (diễn ra hằng năm vào ngày 24, 25 tháng 4 Âm lịch là ngày vía chính) là địa điểm tâm linh thu hút rất đông khách du lịch cả trong và ngoài nước đến đây để hành hương. Năm 2001, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ được Chính phủ công nhận là Lễ hội dân gian cấp Quốc gia. Quần thể di tích dưới chân núi Sam có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo quan trọng như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, Chùa Phước Điền… Ngoài ra còn có các làng Chăm ven sông Hậu, làng bè Châu Đốc…
  • Thất Sơn (Bảy Núi): gồm 1 quần thể 37 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn, nhưng có 7 ngọn tiêu biểu là: Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) – ngọn núi cao nhất tỉnh An Giang cũng như cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cao 716m; Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn); Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn); Núi Dài (Ngọa Long Sơn); Núi Tượng (Liên Hoa Sơn); Núi Két (Anh Vũ Sơn); Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
  • Phú Tân: tại Chùa An Hòa và Tổ Đình Đức Giáo Chủ (Phật giáo Hòa Hảo) ở thị trấn Phú Mỹ hằng năm đều tổ chức hai đại lễ lớn. Là lễ 18/5 âl ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo và lễ 25/11 âl ngày đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH. Mỗi khi đến ngày lễ thì đồ ăn thức uống hoàn toàn miễn phí và có cả xe hoa diễu hành để kính mừng ngày đại lễ.
  • Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rất đa dạng về hệ động thực vật rừng thiên nhiên hoang dã, rộng khoảng 845 ha diện tích vùng lõi và 643 ha diện tích vùng đệm, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên và khu vực Thất Sơn, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.
  • Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp, cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943.
  • Búng Bình Thiên (Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú, quanh năm trong xanh dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa.
  • Cù lao Giêng (Chợ Mới) nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc.
  • Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Long Xuyên) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ngoài ra, An Giang còn có một số điểm du lịch về Văn hoá – lịch sử – tâm linh như: Dinh Ông Chưởng (Kiến An, Chợ Mới), Cột dây thép (Long Điền A, Chợ Mới), Trường dòng nhà thờ Cù lao Giêng (Tấn Mỹ, Chợ Mới), Đồi Tức Dụp (xã An Tức, Tri Tôn), chùa Linh Sơn (Thoại Sơn), chùa Tam Bửu (Tri Tôn), Bửu Hương tự (Châu Phú), chùa Ông Bắc (Long Xuyên), chùa Xà Tón (Tri Tôn), Tây An cổ tự (xã Long Giang, huyện Chợ Mới), Nhà Bưu điện Chợ Mới, Nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn), Lễ hội Đua bò Bảy Núi (Tri Tôn và Tịnh Biên), Khu Di tích văn hoá Óc Eo ở xã Ba Thê (đây là Di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Phù Nam) thuộc huyện Thoại Sơn, v.v.
An Giang là một trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia
An Giang là một trong 10 vùng du lịch trọng điểm quốc gia

3. Thời điểm thích hợp du lịch An Giang

Thời điểm thích hợp du lịch An Giang hay thời điểm lý tưởng du lịch An Giang là khi nào?

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%.

  • Từ tháng 3 đến tháng 5, An Giang trong mùa nắng khô ráo.
  • Tháng 10 và 11 nếu bạn muốn ngắm thảm bèo cũng như thế giới tự nhiên xanh mát ở rừng tràm Trà Sư vào mùa nước nổi.
  • Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, bạn có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa chín vào mùa gặt ở Tà Pạ.
  • Vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch là thời gian diễn ra hai lễ hội lớn gồm hội bà Chúa Xứ núi Sam (23 – 27/4 âm lịch) và lễ hội đua bò cuối tháng 8.
  • Các tháng 7 – 8 có mưa khá nhiều nên bạn cần mang theo ô và trang phục phù hợp.

Mùa nước nổi khoảng tháng 9, 10 là thời điểm du lịch An Giang đẹp nhất, khi con nước tràn về, mang theo sự trù phú và màu mỡ cho vùng đất này. Những cánh đồng ngập nước, các dòng sông no đầy phù sa, khu rừng tràm xanh thẳm và bông điên điển nở vàng rực tạo nên một bức tranh đặc sắc sẽ làm cho bạn đắm say.

Mùa nước nổi khoảng tháng 9, 10 là thời điểm du lịch An Giang đẹp nhất
Mùa nước nổi khoảng tháng 9, 10 là thời điểm du lịch An Giang đẹp nhất

4. Đến An Giang du lịch bằng cách nào?

4.1 Từ TP. Hồ Chí Minh đến du lịch An Giang

Khoảng cách Sài Gòn đi du lịch An Giang là khoảng 182km nên rất thích hợp để phượt xe máy vào cuối tuần. Bạn chỉ mất tầm 4 – 5 tiếng là đã có mặt tại tỉnh An Giang. Có 2 tuyến đường đi Sài Gòn du lịch An Giang để bạn có thể lựa chọn khi đi xe máy, ô tô hoặc xe khách.

Tuyến đường thứ nhất từ TP. Hồ Chí Minh đến du lịch An Giang:

  • Đây là tuyến đường đi từ Sài Gòn đến du lịch An Giang dành cho cả ô tô và xe máy. Điểm xuất phát là từ nội thành TP.HCM, bạn di chuyển đến Bình Chánh, tại cầu vượt nút giao thông Bình Thuận, rẽ sang quốc lộ 1A và tiếp tục đi khoảng 16km nữa là thấy cầu Mỹ Yên, Vĩnh Lộc.
  • Sau khi vượt qua cầu này bạn sẽ qua tiếp cẩu Bến Lức, từ điểm cầu Bến Lức bạn cho xe đi tiếp 14km nữa sẽ qua cầu Tân An, địa phận đầu tiên của tỉnh Tiền Giang. Từ đây, bạn chỉ cần chạy thêm 16km nữa thì sẽ tới được thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang.
  • Đường đi từ Sài Gòn tới du lịch An Giang bằng xe máy: Sau khi tới Mỹ Tho, bạn có thể dừng chân ăn uống, nghỉ ngơi sau đó chạy rẽ theo hướng quốc lộ 1A. Sau khi chạy 65km sẽ đi qua cầu Mỹ Thuận là đã tới được địa phận của tỉnh Vĩnh Long.
  • Tiếp đó, đi sang quốc lộ 80, tiếp tục lái xe đi tiếp 16km nữa là tới được thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp, từ thành phố này bạn tiếp tục đi theo quốc lộ 80 khoảng 35km nữa thì tới phà Vàm Cổng, chỉ cần đi qua địa điểm này là bạn đã có thể tới được tỉnh An Giang rồi.
  • Với tuyến đường này, bạn phải mất 4,5 tiếng đi ô tô và sẽ mất hơn 5h để đi xe máy. Chưa hết, đường đi có khá nhiều đoạn đường xấu, khó đi, cộng thêm việc nhiều chốt công an nên bạn cần phải hết sức chú ý. Hãy nghiêm chỉnh chấp hành an toàn giao thông nhé để tránh mất thêm chi phí.

Tuyến đường thứ 2 từ TP. Hồ Chí Minh đến du lịch An Giang:

  • Đường đi Sài Gòn du lịch An Giang thứ 2 dành riêng cho ô tô nên xe máy đừng dại mà tiến vào đây để bị phạt. So với tuyến đường thứ nhất, thì đường đi thứ 2 được nhận xét là dễ đi hơn, thuận tiện hơn. Tuy nhiên tuyến đường này chỉ dành cho xe ô tô, xe khách mà thôi.
  • Cũng cùng một điểm xuất phát từ khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh, bạn tiến tới quận Bình Chánh, tại điểm cầu vượt nút giao thông Bình thuận, bạn rẽ thẳng sang đường cao tốc thành phố Hồ Chí minh – Trung Lương.
  • Từ đây, bạn đi thẳng theo hướng này mất 50km là tới quốc lộ 1A. Tiếp theo, bạn chạy xe 5km để tới được thành phố Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang. Từ thành phố Mỹ Tho, bạn lái xe rẽ sang phía tay phải để tiếp tục đi theo quốc lộ 1A giống như lộ trình di chuyển của tuyến đường mà chúng tôi đã chỉ ra ở bên trên thì sẽ tới được địa phận của tỉnh An Giang.

Nếu không di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thì bạn có thể đến bến xe miền Tây (TP. Hồ Chí Minh) bắt xe khách đến thành phố Long Xuyên hoặc thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang với giá khoảng 150.000đ – 200.000 một lượt, thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 tiếng. Gợi ý cho bạn một số hãng xe khách chất lượng tốt:

  • Từ TP. HCM đi TP. Long Xuyên: Xe Hùng Cường ; Xe Phương Trang; Xe Huệ Nghĩa.
  • Từ TP. HCM đi TP. Châu Đốc: Xe Phương Trang; Xe Hùng Cường ; Xe Huệ Nghĩa; Xe Liên Hưng.

4.2 Từ TP. Cần Thơ đến du lịch An Giang

Từ TP. Cần Thơ đến du lịch An Giang, các bạn đến Bến xe khách Trung Tâm tại QL1A, Hưng Thạnh, Cái Răng để bắt xe khách đến An Giang giá vé dao động từ 100.000 – 150.000 VNĐ, thời gian di chuyển tầm 1 – 2 tiếng. Một số nhà xe uy tín như: Vạn Khoa Nguyên, Phương Trang, Thiên Thiên Xuân.

4.3 Từ các tỉnh thành khác đến du lịch An Giang

Từ các tỉnh thành khác đến du lịch An Giang, bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa, xe khách đến TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ sau đó di chuyển tới An Giang theo lộ trình như trên. Nếu di chuyển bằng đường hàng không, sân bay ở Cần Thơ là điểm đến gần nhất. Chuyến bay đến Cần Thơ do Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác bay từ Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Đà Lạt, Thanh Hóa có giá thấp nhất khoảng 1 triệu đồng một chiều.

Từ các tỉnh thành khác đến du lịch An Giang, bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa, xe khách đến TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ sau đó di chuyển tới An Giang
Từ các tỉnh thành khác đến du lịch An Giang, bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa, xe khách đến TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ sau đó di chuyển tới An Giang

5. Phương tiện đi lại ở An Giang

Du lịch An Giang bằng Xe gắn máy, xe ôm:

  • Đây là phương tiện thuận tiện và cơ động nhất cho du khách để di chuyển.
  • Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê hoặc các điểm thuê xe riêng. Giá thuê dao động 120.000 – 200.000 đ/ngày. Giá xe ôm đi lại tại Châu Đốc cũng tương đối rẻ.

Du lịch An Giang bằng Xe Bus:

  • Xe bus có lẽ là phương tiện di chuyển du lịch An Giang được nhiều du khách lựa chọn nhất bởi đơn giản đây là cách tốt nhất để di chuyển từ điểm du lịch này sang điểm du lịch khác trong tỉnh.
  • Từ thành phố Long Xuyên đến Châu Đốc, khám phá núi Sam rồi ngược lên cửa khẩu Tịnh Biên vào vùng Thất Sơn huyền bí. Xuôi về Tri Tôn qua di tích Óc Eo, huyện Thoại Sơn rồi về lại Long Xuyên. Giá xe bus giữa các chặng khoảng từ 15K – 30K.

Du lịch An Giang bằng Xe lôi:

  • An Giang là điểm đến hàng đầu trong các tour du lịch miền tây, nơi đây có những điểm tham quan hấp dẫn, độc đáo. Nhưng có một điều du khách nhớ mãi khi đặt chân đến Châu Đốc, đó chính là hình ảnh chiếc xe lôi. Chiếc xe lôi gắn bó rất mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây.
  • Tuy phải cạnh tranh với nhiều loại phương tiện khác nhưng xe lôi vẫn chiếm được cảm tình của rất nhiều du khách. Du khách có thể lên xe lôi để dạo một vòng ngắm cảnh phố phường, ghé thăm các điểm tham quan, đi chợ. Đi xe lôi với tốc độ vừa phải cho nên rất an toàn và có nhiều thời gian để ngắm nhìn cuộc sống nơi đây. Có thể nói xe lôi là phương tiện di chuyển ở An Giang rất độc đáo dành cho du khách.

Du lịch An Giang bằng Thuyền:

  • Đến du lịch An Giang bạn dễ dàng bắt gặp cảnh các vị khách di chuyển trên những con thuyền dềnh dàng trên sông nước.
  • An Giang cũng là nơi nước nổi về đầu tiên cho nên thuyền là phương tiện di chuyển khá phổ biến ở đây. Du khách lên thuyền đi tham quan làng cá bè ở Châu Đốc, tham quan cách nuôi và thu hoạch cá ở đây. Đi thuyền khám phá cảnh đẹp hữu tình của Búng Bình Thiên, hồ nước trời tại huyện An Phú và đặc biệt nhất là đi thuyền để khám phá rừng tràm Trà Sư, một điểm tham quan rất nổi tiếng của du lịch miền tây.
An Giang là nơi nước nổi về đầu tiên cho nên thuyền là phương tiện di chuyển khá phổ biến ở đây
An Giang là nơi nước nổi về đầu tiên cho nên thuyền là phương tiện di chuyển khá phổ biến ở đây

6. Du lịch An Giang nên ở đâu?

6.1 Khách sạn hạng sang

Ở Châu Đốc có hai khu nghỉ dưỡng hạng sang cho bạn lựa chọn. Victoria Nui Sam Lodge tọa lạc trên núi Sam, cách chợ Châu Đốc khoảng bảy km. Các phòng có kết cấu đơn giản nhưng tinh tế, sàn lát gạch, nội thất hầu hết là gỗ. Ở đây có bể bơi nổi tiếng với view ngắm nhìn toàn cảnh đồng lúa bình yên. Giá phòng đôi khoảng 1,4 triệu đồng; phòng gia đình khoảng 2,5 triệu đồng.

Victoria Chau Doc bên bờ sông Hậu, ngay trung tâm thành phố. Nơi đây có tầm nhìn ra sông và chợ nổi, làng nuôi cá trên bè cũng như các làng Chăm. Giá một phòng đôi từ 2 triệu đồng tùy diện tích.

6.2 Khách sạn bình dân

Châu Đốc và Long Xuyên có nhiều khách sạn trên các tuyến đường trung tâm. Ở Long Xuyên, gần đường Trần Hưng Đạo có nhiều lựa chọn, khách sạn ba sao Hòa Bình 1 khá tiện nghi, giá phòng đôi từ 800.000 đồng; hoặc các khách sạn Sao Mai, Phương Nam, Thắng Lợi, v.v. giá khoảng 300.000 – 500.000 đồng.

Ở Châu Đốc, khu vực đường Lê Lợi, Trưng Nữ Vương, gần chợ Châu Đốc, v.v. có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, giá 200.000 – 800.000 đồng.

6.3 Homestay

Ở An Giang, các homestay không nhiều nhưng đúng nghĩa, là ăn ở cùng người địa phương. Cù lao Ông Hổ, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên có năm hộ gia đình làm homestay trên các nhà sàn cổ Nam Bộ, giữ nếp sống kiểu miệt vườn. Du khách tham gia làm vườn, hái cây trái, bắt cá, v.v. cùng chủ nhà; đạp xe vòng quanh các miệt vườn, đi thuyền khám phá cù lao. Giá lưu trú và ăn sáng khoảng 300.000 đồng một người.

Xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, gần thắng cảnh rừng Trà Sư cũng có các hộ gồm cả người Khmer làm homestay, gắn với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nếu yêu thích, bạn có thể trải nghiệm, nghỉ lại đây sau khi tham quan Trà Sư, đặt bữa cơm với các đặc sản mùa nước nổi.

Xem thêm: Condotel là gì? Căn hộ Condotel là gì?

Ở An Giang, các homestay không nhiều nhưng đúng nghĩa, là ăn ở cùng người địa phương
Ở An Giang, các homestay không nhiều nhưng đúng nghĩa, là ăn ở cùng người địa phương

7. Các địa điểm du lịch An Giang

7.1 Rừng tràm Trà Sư

Địa chỉ: Xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang

Có lẽ trong các điểm du lịch An Giang, rừng tràm Trà Sư là một trong những địa danh nổi tiếng nhất. Không chỉ thu hút cánh “cuồng chân” tìm về check-in khám phá, khu rừng ngập mặn xinh đẹp này cũng đã từng lên nhiều mặt báo nổi tiếng bởi cảnh sắc có một không hai.

Đến rừng tràm Trà Sư, một hoạt động không thể bỏ qua là đi tắc ráng xuyên qua cánh rừng tràm ngập nước, lướt trên bào tai tượng xanh ngát và ngắm nhìn đàn cò bay trong ráng chiều. Vào sáng sớm, chúng ta có thể đón bình minh trên đầu ngọn tràm cực ấn tượng.

Ngoài ra, có rất nhiều tay máy cùng mẫu ảnh đến đây để check-in trên chiếc cầu tre “so deep” chạy trong cánh rừng. Khung cảnh ma mị mà cũng rất êm đềm nơi đây là cảm hứng cho nhiều bạn photo đó nha! Bên cạnh đi tắc ráng và cầu tre, thành phố chim bồ câu và nhà nghỉ Trống – Mái cũng là những điểm “sống ảo” không nên bỏ qua khi đến thăm rừng tràm.

 

7.2 Thánh đường Al-ehsan

Địa chỉ: Làng chăm Đa Phước, huyện An Phú, An Giang

Với những tín đồ yêu mền Dubai nhưng chưa có đủ kinh phí để xách balo lên và đi thì hãy về An Giang nhé! Vùng đất này có rất nhiều thánh đường hồi giáo mang sắc thái tiểu vương quốc Ả Rập cực kỳ chân thực đấy. Trong đó, thánh đường Al-ehsan là nơi thường xuyên được dân phượt check-in.

Toàn bộ kiến trúc của thánh đường Al-ehsan đều mang đặc trưng của Hồi giáo với thiết kế mái vòm hình củ hành, sắc trắng huyền bí bao phủ khắp toà nhà và những đường viền chạm trổ xanh lá đậm bắt mắt, rực rỡ. Bên trong khuôn viên thánh đường, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều tín đồ đạo Hồi mặc phục trang che mặt màu trắng, bưng đồ lễ hoặc đi cùng nhau – một khung cảnh khiến ta như đã đến Dubai!

Tại Al-ehsan, bạn có thể check-in ngay trước cổng toà nhà, bên trong vườn hoặc những khuôn viên mà thánh đường cho phép khách khứa đến tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên vì đây là một địa điểm tâm linh nên bạn hãy ăn mặc thật kín đáo, tuân thủ lễ tiết và tránh cười nói quá lớn ảnh hưởng đến người đi lễ nhé.

Địa điểm du lịch An Giang - Thánh đường Al-ehsan
Địa điểm du lịch An Giang – Thánh đường Al-ehsan

7.3 Núi Cô Tô

Địa chỉ: Thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Nếu bạn chưa từng leo núi, hãy đến thăm Cô Tô – địa điểm du lịch An Giang có tầm nhìn vào top đẹp nhất. Đứng trên đỉnh Cô Tô nhìn xuống dưới, dường như chúng ta có thể thả bay tất cả muộn phiền và ngắm nhìn toàn cảnh An Giang đẹp đến nao lòng.

Địa điểm đầu tiên nên check-in trên núi Cô Tô là Vồ Hội Lớn và Vồ Hội Nhỏ. Từ hai tảng đá này, bạn có thể chụp được view toàn cảnh cánh đồng Tà Pạ chín vàng đẹp tựa thiên đường, các ngọn núi đằng xa như chạm đến đỉnh trời, núi rừng và cây đối ở An Giang nằm gọn gàng dưới tầm mắt. Đây cũng là nơi ngắm bình minh và hoàng hôn nổi tiếng nhất của An Giang.

Nếu bạn không muốn cắm trại lại đây nhưng vẫn thích cảnh mặt trời mọc/lặn, hãy thuê khách sạn An Giang để nghỉ ngơi qua đêm nhé! Ngoài những bức ảnh toàn cảnh, hãy “sống ảo” thêm ở dòng chữ TRI TÔN để cho mọi người biết bạn đã đến ngọn núi Cô Tô này nhé. Đây là một trong những điểm check-in rất được tín đồ vi vu yêu thích đấy!

Địa điểm du lịch An Giang - Núi Cô Tô
Địa điểm du lịch An Giang – Núi Cô Tô

7.4 Hồ Latina

Địa chỉ: Chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang

Nơi nào du lịch An Giang dễ cho bạn những bức ảnh đạt 1000 like nhanh nhất? Cùng đến ngay với Latina hay còn gọi là hồ Đá – hồ nước nhỏ trong vắt nằm ngay dưới chân núi Cấm. Được bao quanh bởi các cây bụi, đá tảng và vách đá, rừng Cấm hoang sơ, hồ Latina sở hữu làn nước xanh ngát đang ngưỡng mộ.

Mỗi cuối tuần, sẽ có rất nhiều bạn trẻ An Giang lên kế hoạch đến địa điểm này để picnic, “sống ảo”. Bên cạnh hồ Latina có rất nhiều tảng đá lớn view hồ để check-in. Hoặc, bạn có thể lấy background là vách đá dựng đứng cực kì ấn tượng phía sau để chụp choẹt. Nếu đi đúng mùa, các cánh đồng lúa vàng rực rỡ bên hồ cũng sẽ khiến shoot ảnh càng thêm ấn tượng!

Với những ai mê mẩn trekking, sao không kết hợp ngay chuyến “sống ảo” này với hành trình đi xuyên núi Cấm nhỉ? Đây là một kỷ niệm hiếm có, khó quên cho bạn đấy! Tuy nhiên hãy chuẩn bị đầy đủ hành trang cho mình và tìm một người dẫn đường tin cậy trước khi khởi hành nhé.

Địa điểm du lịch An Giang - Hồ Latina
Địa điểm du lịch An Giang – Hồ Latina

7.5 Chùa Giồng Thành

Địa chỉ: Xã Long Sơn, huyện Phú Tân, An Giang

Một địa điểm du lịch An Giang vừa nổi tiếng với kiến trúc đẹp, không khí thanh tịnh, vừa có các góc chụp ấn tượng chính là chùa Giồng Thành hay còn gọi là Long Hưng Tự. Kiến trúc lớn nhất của chùa là một toà nhà hình vuông phảng phất kiến trúc Ấn Độ, pha lẫn yếu tố Á – Âu hoàn mỹ.

Nhìn từ bên ngoài, ngôi chùa có màu hồng cam và vàng rất lộng lẫy. Trong khuôn viên sân chùa có một bức tượng rồng bay lên trời uy nghi. Đến chùa Giồng Thành, bạn có thể check-in trước tòa nhà chính, các hành lang bên ngoài gian thờ, khuôn viên cây xanh yên tĩnh,…

Ngoài ra, chùa Giồng Thành cũng là một điểm tham quan văn hoá, lịch sử rất có giá trị. Đây là nơi Phan Xích Long phát động các phong trào yêu nước và cũng là địa điểm cụ Nguyễn Sinh Sắc truyền bá tư tưởng vì nước nhà tân tiến. Nếu bạn vừa muốn vãn cảnh chùa, vừa muốn khám phá lịch sử văn hoá miền Nam, đừng quên ghé thăm ngôi chùa xinh đẹp này nhé!

Địa điểm du lịch An Giang - Chùa Giồng Thành
Địa điểm du lịch An Giang – Chùa Giồng Thành

7.6 Cánh cổng chùa Koh Kas

Địa chỉ: Ấp An Hoà, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang

Nhắc đến du lịch An Giang là nhắc đến các ngôi chùa tâm linh của nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài thánh đường đạo Hồi lộng lẫy đã nhắc đến phía trên, An Giang cũng là thủ phủ của các ngôi chùa dòng Khmer độc đáo, tinh tế và vô cùng nghệ thuật, trong đó có chùa Koh Kas ở Tri Tôn.

Gây chú ý từ ngay cánh cổng Thời Gian, Koh Kas đã khiến biết bao tín đồ vi vu “cháy máy” chụp ảnh mỗi khi bước vào. Giữa cánh đồng lúa chín thẳng cánh cò bay, cánh cổng này hiện lên với vẻ đẹp khác biệt – lung linh với ba toà tháp nhỏ trên mái, đi theo kiến trúc Phật giáo Nam Tông rõ rệt và được chạm khắc vị thần bốn mặt nổi danh trong tôn giáo Khmer.

Bước qua cổng và đi hết con đường ngoằn ngoèo, sau tầng tầng lớp lớp lúa chín và cây cối xanh mượt là chùa Koh Kas yên ả. Đến đây, bạn có thể check-in trước chánh điện được xây dựng cực kỳ tinh xảo, hoặc ra ngoài chụp cùng cánh đồng vào vụ thơm nồng, v.v.

Địa điểm du lịch An Giang - Cánh cổng chùa Koh Kas
Địa điểm du lịch An Giang – Cánh cổng chùa Koh Kas

7.7 Chùa Huỳnh Đạo

Địa chỉ: Khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Một địa điểm du lịch An Giang thuộc khối tâm linh là chùa Huỳnh Đạo. Trong khuôn viên rộng đến 12ha, ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa tinh xảo và bề thế, trong đó nổi bật là 2 ao sen khổng lồ. Đây cũng là địa điểm check-in ưa thích của nhiều tín đồ du lịch An Giang.

chùa Huỳnh Đạo, bạn có thể đến “sống ảo” bên lan can điêu khắc rồng phượng tuyệt đẹp, lấy view hồ sen cực chill. Nếu đến đây vào đúng mùa sen, chúng ta sẽ có ngay một bộ ảnh với hoa sen hồng rất lung linh đấy. Không chỉ có hồ sen, ở giữa đình thuỷ tạ còn xây dựng bức tượng chín đầu rồng uy nghi, vô cùng thích hợp để các tay máy không chuyên và mẫu ảnh tác nghiệp.

Địa điểm du lịch An Giang - Chùa Huỳnh Đạo
Địa điểm du lịch An Giang – Chùa Huỳnh Đạo

7.8 Thốt Nốt Trái Tim

Địa chỉ: Xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang

Trên đường ra hồ Tà Pạ, chúng ta sẽ bắt gặp ngay cây Thốt Nốt Trái Tim – cụm cây thốt nốt tạo hình tự nhiên cực so-deep mà dân phượt hay tìm tới để check-in. Cùng với khung cảnh hồ nước và cánh đồng vàng rực hai bên bờ, địa điểm này chưa bao giờ vắng mặt trong bộ sưu tập ảnh check-in của các tín đồ vi vu An Giang.

Địa điểm du lịch An Giang - Thốt Nốt Trái Tim
Địa điểm du lịch An Giang – Thốt Nốt Trái Tim

7.9 Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Địa chỉ: Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Miễu Bà chúa Xứ có thể xem là địa danh nổi tiếng nhất khi du lịch An Giang. Đây là ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng thu hút hàng triệu người dân tứ xứ đến phúng viếng hằng năm.

Nằm đối diện theo hai hướng tả hữu (trái, phải) của Miếu Bà còn có sự hiện diện của hai công trình kiến trúc khác là lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn lăng) và di tích Tây An cổ tự (chùa Tây An). Đây là hai công trình cùng với miếu Bà Chúa Xứ tạo nên một bộ ba điểm tham quan hấp dẫn nhất thành phố Châu Đốc ngay dưới chân núi Sam. Vì vậy, khi du lịch An Giang thì bạn nên tham quan trọn vẹn ba điểm này.

7.10 Các địa điểm khác

  • Chợ Nổi Long Xuyên
  • Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
  • Lăng Thoại Ngọc Hầu
  • Chùa Tây An
  • Chùa Phước Điền (Chùa Hang)
  • Làng nổi Châu Đốc
  • Thánh Đường Cù Lao Giêng
  • Hồ Tà Pạ
  • Con đường tầm vong Ô Tà Sóc
  • Cổng trời Koh Kas
  • Đường vào chùa Hàng Còng
  • Khu du lịch Núi Sập – Hồ ông Thoại

 

8. Ăn uống khi du lịch An Giang

8.1 Các món đặc sản của An Giang

Vậy ăn gì và mua gì khi du lịch An Giang về làm quà?

Đặc sản du lịch An Giang – Gỏi sầu đâu:

  • Món gỏi này được chế biến đơn giản, nhanh gọn. Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi cho bớt đắng, sau đó để ráo nước.
  • Dưa leo, thơm (dứa) và xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Người miền Tây thường làm món gỏi sầu đâu khô cá lóc hoặc khô cá sặc. Khô cá nướng xé nhỏ, thịt ba chỉ luộc xong thái mỏng, cho thêm ít tôm bóc vỏ.

Đặc sản du lịch An Giang – Cà na đập:

  • Chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một người bán cà na đập – món ăn được đặt tên theo cách chế biến. Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.
  • Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon.

Đặc sản du lịch An Giang – Tung lò mò:

  • “Tung lò mò” chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.
  • “Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Khi ăn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.

Đặc sản du lịch An Giang – Cốm dẹp:

  • Nếp trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày còn chưa già sẽ được gặt về trút lấy hạt ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo.
  • Ngâm nếp phải canh giờ nếu không ngâm lâu hạt nếp mềm cốm sẽ nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang rất mất thời gian và công sức chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất giúp việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.

Đặc sản du lịch An Giang – Bò cạp Bảy Núi:

  • Bò cạp hay còn gọi là “bù kẹp”, có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm. Thoạt nhìn bò cạp trông giống như con gián bò lổn ngổn. Về vùng Bảy Núi có thể thấy loại này được bán dọc hai bên đường. Để có được những con bò cạp thế này, những người chuyên săn lùng con vật này phải lên núi mới có. Họ trang bị một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô.
  • Tìm thấy tảng đá nào khả nghi, họ chỉ cần lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang thò kẹp vào.
  • Sau khi “thu hoạch” xong, họ mang bò cạp về bỏ vào thau vài ngày cho “sạch bụng”. Để nguyên con vậy và rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Khoảng vài phút sau, bò cạp chín, bốc mùi thơm lạ lùng. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò, chấm với muối tiêu chanh. Cắn một miếng, giòn rụm và vị beo béo. Theo những người sành ăn món này, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất.
  • Món bò cạp này còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột chiên bơ. Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu, uống để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp,…

Đặc sản du lịch An Giang – Mắm Châu Đốc:

  • Mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Hình thù mắm cũng vô cùng đa dạng. Vì tùy từng loại cá, cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt, v.v.
  • Những loại này ăn sống hay dùng chưng, nấu mắm (mắm kho, bún, lẩu) đều rất ngon. Nếu đến An Giang, du khách sẽ có thể thưởng thức được món “lẩu cá linh non nấu với bông điên điển” – một món ăn đặt sản nổi bật nơi đây. Đặc biệt khô cá tra ở đây là cá tra từ Biển Hồ (Campuchia), thịt ngọt tự nhiên, lại được phơi khéo, canh vừa nắng nên thịt thơm béo, không bị tanh.
  • Một loại mắm bán nhiều và cũng rất được ưa chuộng ở chợ Châu Đốc là mắm thái. Đó là con mắm lóc ngon được lạng bỏ da bỏ xương xé nhỏ trộn với đu đủ xắt sợi và thịt ba rọi ram, thêm thính gạo, đường, ớt vào. Ở xứ mắm Châu Đốc, đường dùng làm mắm cũng là đường thốt nốt đặc sản, pha thêm ít đường trắng nên mắm có vị ngọt mặn rất thanh, ăn kèm rau sống, chuối chát, thịt ba rọi luộc.

 

8.2 Các địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Bún Cá Châu Đốc:

  • TP Long Xuyên: số 22 – 24 Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên. Ở đây có giá từ 25.000 – 35.000 /tô, có bán cả bún mắm.
  • Châu Đốc: Bún cá Lê Công Thành, P. Châu Phú A, Châu Đốc và Bún cá Bé Hai đường Chi Lăng, P. Châu Phú A, Châu Đốc. Hoặc các gánh hàng rong trước chùa Bà cũng bán bún cá rất ngon, giá tầm 15.000 VND/tô.
  • Tân Châu: khu vực chợ Tân Châu và các quán ven đường lên Châu Phong, gần phà Châu Giang. Bún cá có giá 10.000/tô.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang –  Cơm Tấm Lý Tự Trọng, An Giang:

  • Địa chỉ: 67 Lý Tự Trọng, Tp.Long Xuyên, An Giang
  • Cơm tấm trên đường Lý Tự Trọng là quán cơm ngon bậc nhất thành phố Long Xuyên. Buổi sáng thanh bình đầu tiên của tôi tại An Giang trở nên đáng nhớ và dễ thương xiết bao nhờ đĩa cơm tấm ngon trứ danh này.
  • Không giống như một số quán cơm tấm ở Sài Gòn, thịt nướng ở đây được thái lát dài và mỏng, không tạo cảm giác “choáng ngợp” cho người ăn mà rất lạ lẫm. Ngoài thịt, đĩa cơm tấm ở đây còn có trứng kho màu gạch trông rất ngon nữa. Đĩa cơm tấm khá đơn giản khi không có nhiều nguyên liệu ăn kèm, chỉ có sườn, trứng, bì và đồ chua thôi.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang –  Xôi Phồng Chợ Mới:

  • Xôi phồng Chợ Mới sau khi quết thường được cho vào khay hoặc quấn lại thành cuốn tròn. Khi thực khách muốn dùng, người bán sẽ cắt từng khoanh vừa ăn rồi chiên với dầu nóng cho căng phồng lên. Chiên xôi phải dùng chảo gang dành riêng cho món này.
  • Vá được sử dụng để dằn và xoay, lật xôi trong quá trình chiên cũng là loại làm bằng gang, lưỡi vá bằng. Người chiên xôi phải kiên nhẫn, khéo léo. Khi chiên phải đều tay thì mới tạo được độ phồng tròn đều, chín vàng cả phần ngoài lẫn bên trong. Xôi chiên xong phồng lên như quả bóng màu vàng ươm, cắt ra miếng xôi mỏng, thơm, ăn rất ngon. Du khách có thể ăn xôi phồng chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn ngon miệng.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang –  Bún Nước Kèn Châu Đốc Phan Văn Vàng:

  • Vị trí: nằm ngay ngã tư Phan Văn Vàng. Gần kế Mobifone Châu Đốc. Đối diện cafe Góc Phố há. Sáng nào bà cũng bán sớm từ 5h.
  • Hương vị là lạ của món bún nước kèn đến từ nhiều thành phần tươi ngon như thịt cá rô đồng săn chắc để tạo ra độ ngọt cho nước, hành phi, các loại gia vị như bột cà ri, đinh hương, quế, bột cá và bột kroeung – một loại gia vị của người Khmer. Một ít xà lách, bắp chuối, giá, quế sẽ làm tô bún càng thêm đặc sắc hơn, ăn mãi vẫn thấy thèm.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Thốt Nốt Ướp Lạnh:

  • Nước thốt nốt tươi nguyên chất có vị ngọt thanh tao, vừa uống vừa vớt cơm thốt nốt béo bùi, thơm hấp dẫn. Nước ngọt dịu, thơm đặc trưng cùng với cơm của trái thốt nốt với tôi như một món vừa có công dụng tăng lực lại giải khát cực hay nữa.
  • Các địa điểm ăn món Thốt nốt ướp lạnh An Giang: Tại vùng Bảy Núi, chợ Châu Đốc hầu hết các quán giải khát đều có bán thốt nốt ướp lạnh, mỗi ly có giá 5.000 – 7.000 đồng.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Lẩu Mắm Châu Đốc:

  • Giá của một nổi lẩu mắm 4 người ăn tầm 80.000 – 150.000 VND tùy vào loại cá và từng quán ăn.
  • Lẩu mắm Hiếu Miên: 5D Lê Lai, P. Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, An Giang
  • Quán lẩu mắn số 1 ở chợ Châu Đốc
  • Quán Đồng Quê 108 Trưng Nữ Vương, Phường 8, TP Châu Đốc.
  • Quán ăn Bảy Bồng 2, số 46 Trưng Nữ Vương, Phường Châu Phú B, TP Châu Đốc.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Bò Bảy Món Núi Sam:

  • Giá trung bình 100.000 VND/ phần ăn lẻ.
  • Quán ăn Tứ Thiêng nằm trên quốc lộ 91, phường Núi Sam, TP Châu Đốc
  • Quàn bò Tony thuộc tổ 10, khóm Vĩnh Tây, phường Núi Sam, TP Châu Đốc.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Bánh Xèo Rau Rừng:

  • Giá trung bình 20.000 – 35.000 VND/ phần bánh kèm với đĩa rau khủng ăn thả ga.
  • Địa chỉ bánh xèo rau rừng: Dọc đường lên núi Châu Đốc có nhiều quán bánh xèo rau rừng.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Bánh Tằm Bì Tân Châu:

  • Giá của mỗi đĩa bánh tằm tầm 15.000 – 20.000 VND/đĩa tùy chỗ bán.
  • Địa chỉ bánh tằm: chợ Tân Châu từ 6h – 10h sáng.

Địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang – Xôi Xiêm:

  • Xôi xiêm có giá từ 5.000 – 10.000 VND/hộp
  • Ở bìa trên chợ Tân Châu (khu ăn uống, chỉ bán từ 6h chiều đến 9h tối);
  • Khu quảng trường Tân Châu (gần cầu sắt cũ), đối diện với Bưu điện cũ, thường bán vào 6h – 8h tối.
Các địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang
Các địa điểm ăn uống khi du lịch An Giang

9. Gợi ý lịch trình du lịch An Giang

9.1 Lịch trình du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm

Lịch trình du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm – Ngày 1:

  • Đi thuyền tham quan Làng Cá Bè: tìm hiểu nguồn gốc nghề nuôi cá bè trên sông, cách thức nuôi cá bè của người dân Châu Đốc.
  • Làng Chăm Châu Giang: cảm nhận khung cảnh làng quê yên bình thanh tĩnh mang đậm văn hóa dân tộc Chăm.
  • Thánh Đường Hồi Giáo: một thánh đường đặc trưng của người Chăm Hồi giáo tại Châu Đốc có lịch sử hàng trăm năm tuổi.
  • Lăng Thoại Ngọc Hầu: là một công trình kiến trúc hiếm hoi vẫn nguyên vẹn và tiêu biểu của nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam thờ Thoại Ngọc Hầu, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn.
  • Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam: đây là điểm du lịch tâm linh tín ngưỡng nổi tiếng bậc nhất của người dân Nam Bộ với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy.
  • Chùa Tây An: hay còn gọi là Tây An cổ tự từ lâu đã được xem như là một biểu tượng nghệ thuật cho sự kết hợp giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ.
  • Đi mua sắm tại Chợ Châu Đốc nơi gọi là Vương Quốc Mắm Của Miền Tây: với những đặc sản mắm, đường thốt nốt, trái thốt nốt, v.v.

Lịch trình du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm – Ngày 2:

  • Tham quan Rừng Tràm Trà Sư: với sinh cảnh rừng tràm ngập nước và hệ thống thực vật phong phú. Quý khách sẽ được đi Tắc ráng len lõi trong rừng tràm ngắm các loài chim tự nhiên, hòa mình vào không gian tĩnh lặng mát rượi của khu rừng. Hoặc đi khu du lịch Núi Cấm.
  • Khởi hành đi về Tp.HCM. Trên đường ghé mua sắm Đặc sản Nem Lai Vung, bánh tráng sữa, v.v.

9.2 Lịch trình du lịch An Giang 3 ngày 2 đêm

  • Lịch trình du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm – Ngày 1: Núi Sam – Búng Bình Thiên – Thánh Đường Hồi Giáo Mas Jid Khoy Ri Yah – Chợ Châu Đốc – Miếu Bà Chúa Xứ
  • Lịch trình du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm – Ngày 2: Làng nổi Châu Đốc – Rừng tràm Trà Sư – Chợ Tịnh Biên
  • Lịch trình du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm – Ngày 3: Núi Ba Thê – Thành Phố Long Xuyên – Sài Gòn
Gợi ý lịch trình du lịch An Giang
Gợi ý lịch trình du lịch An Giang

10. Lưu ý – Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc

Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc:

  • Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc nên chọn thời gian hợp lý để đi du lịch An Giang. Nếu đi vào những tháng mưa, hãy nhớ mang theo áo mưa, dù và nhiều quần áo để thay.
  • Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc thì kem chống nắng là vật phẩm cần thiết cho bất kỳ chuyến du lịch nào.
  • Bạn cũng nên mang theo nón, áo khoác hoặc dù để tránh nắng khi du lịch An Giang tự túc
  • Kinh nghiệm du lịch An Giang tự túc – Hãy cùng với người dân bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác bừa bãi.
  • Khi mua những món quà đặc sản, bạn nên tham khảo giá ở nhiều nơi. Đừng vội mua để tránh bị “hớ”.
  • Du lịch An Giang có rất nhiều địa điểm nổi tiếng để bạn tham quan. Nhưng bạn hãy chọn ra những điểm gần với nơi bạn lưu trú nhất để thuận tiện di chuyển.
  • Thuê xe máy theo ngày sẽ thuận tiện và dễ dàng tham quan hơn nếu bạn đi du lịch An Giang tự túc một đến hai người.
  • Nếu bạn đến với các địa điểm du lịch thờ phụng. Bạn nên mặc những trang phục lịch sự và nghiêm túc.
  • Bạn nên lựa chọn địa điểm lưu trú gần với các địa điểm du lịch bạn muốn.
  • Việc “vẽ” bản đồ du lịch An Giang là rất cần thiết, điều này là để thuận tiện cho việc di chuyển dễ dàng.
  • Theo kinh nghiệm du lịch An Giang, bạn nên chuẩn bị vừa đủ số tiền mặt cần dùng. Không nên mang theo quá nhiều để tránh rơi rớt hay mất cắp.
  • Hãy nhớ mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như: CMND, bằng lái xe, v.v.
Theo kinh nghiệm du lịch An Giang, bạn nên chuẩn bị vừa đủ số tiền mặt cần dùng. Không nên mang theo quá nhiều để tránh rơi rớt hay mất cắp
Theo kinh nghiệm du lịch An Giang, bạn nên chuẩn bị vừa đủ số tiền mặt cần dùng. Không nên mang theo quá nhiều để tránh rơi rớt hay mất cắp

Brade Mar

5/5 - (10 bình chọn)

Cong-viec-Marketing