Tìm hiểu về SEO và SEM trong Digital Marketing

Search Engine hay công cụ tìm kiếm là một thuật ngữ phổ biết trong SEO và SEM. Các công cụ tìm kiếm chính là con đường kết nối giữa người dùng với các nền tảng khác của doanh nghiệp trên Digital. Hiểu về bản chất của Search cũng như SEO và SEM sẽ giúp người làm Marketing phát triển các kênh sở hữu một cách hiệu quả.

1. Thấu hiểu về Search

Người dùng Search là người đã có sẵn nhu cầu, vấn đề là họ có tìm thấy bạn hay không, nội dung của bạn có đủ hấp dẫn để bạn xem thêm hay không.

Keith Weed, cựu Giám đốc Marketing toàn cầu của tập đoàn Unilever có nói: “Search is increasingly significant in the way consumers are engaging in the whole path to purchase. If you’re not right in search, it is like not having your products on the supermarket shelves.”. Tạm dịch: “Tìm kiếm ngày càng có ý nghĩa trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Nếu bạn tìm kiếm không được sản phẩm trên Internet, chẳng khác nào sản phẩm không có mặt trên kệ hàng siêu thị“.

Search ngày càng có ý nghĩa trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng
Search ngày càng có ý nghĩa trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng

Kết quả Search có 2 loại:

  • Paid Search: Kết quả nằm ở phía trên và phía bên phải, là kết quả tìm kiếm doanh nghiệp phải trả phí để có được vị trí đó.
  • Organic Search: Kết quả nằm ở phía dưới. Trong đó 6 kết quả đầu chiếm tới 90% lượng truy cập. Đây là những kết quả tìm kiếm tự nhiên, có một mảng riêng để đẩy thứ hạng tìm kiếm tự nhiên này trong Digital, đó là SEO.

Cách các công cụ tìm kiếm (Search Engines), chẳng hạn như Google làm việc:

Crawling the Web
(Quét nội dung Web)
  •  Quét mã nguồn HTML
  • Theo dõi Links
  • Đọc Sitemap
Indexing Data
  • Title (Đầu mã nguồn)
  • Meta tags (Keywords, Description)
  • Text bên trong HTML
  • Links
  • Resources (Hình ảnh, Video)
Ranking results
  • Link Popularity (Mức độ phổ biến của Trang)
  • Keyword Popularity (Mức độ phổ biến của từ khóa)
  • Page-Rank (Kết quả xếp loại của Web)
  • Page Quality (Chất lượng lập trình)
  • Meta Data

Các loại Links cần chú ý:

  • Internal Link: Liên kết trong trang của một Web trên cùng một tên miền (VD: abc.com liên kết tới abc.com/xyz)
  • External Link: Liên kết ra các trang Web bên ngoài (VD: abc.com liên kết tới mmm.com)
  • Back-link: External Link trên trang gốc sẽ trở thành Back-link của các trang sẽ được trỏ đến. Back-link là điểm mấu chốt xây dựng mức độ phổ biến của trang. Google cho rằng, nếu càng có nhiều Web đặt External Link trỏ về Web của các bạn thì với 1 từ khóa nhất định, nghĩa là càng có nhiều Back-link, mức độ phổ biến của Web càng cao với từ khóa đó.
Phân loại Search
Phân loại Search

2. Phân loại Search

Branding Search
  • Nếu thương hiệu độc đáo và duy nhất sẽ rất dễ hiển thị, nếu không thì rất gian nan
  • Ví dụ: Xmen dầu gội sẽ trung và kém hạng so với Xmen phim.
  • Kết quả Branding Search nên dẫn về tới Web của doanh nghiệp
Content Search
  • Người dùng tìm kiếm theo chủ đề bài viết hoặc theo keywords
  • Trang kết quả trả về nên là trang bài viết đúng chứ không phải trang chủ (Deep-linking, not homepage)
PR Search
  • Quản trị khủng hoảng, quản trị danh tiếng của thương hiệu
  • Khi khủng hoảng xảy ra sẽ có rất nhiều bài viết liên quan đến hủng hoảng
  • Thương hiệu cần định hướng người đọc từ những thông tin tiêu cực thành tích cực, xây dựng Back-link tích cực để đẩy các bài viết tiêu cực xuống
  • Cần phủ đầy các kênh báo mạng các bài viết tích cực
  • Ngoài ra PR Search còn có hiệu quả trong việc tung sản phẩm mới với keywords lạ. Ví dụ Nivea tung sản phẩm sữa dưỡng thể mới có chiết xuất từ quả Camu Camu có lượng Vitamin C cao gấp 6 lần cam. Nhưng khi search trên Google thì hoàn toàn không có thông tin về trái Camu Camu. Vì vậy, trước khi tung sản phẩm 2 tháng, Brand đã thuê Agency chạy hàng loạt các bài viết về tác dụng của quả Camu Camu.
Product/ Ecommerce Search
  • Trả ra kết quả về chi tiết của sản phẩm, nhất là các trang TMĐT
  • Cuộc chiến khốc liệt giữa các công ty
Specialty Search
  • Tìm kiếm chuyên biệt như tìm kiếm địa điểm Google Maps, tìm kiếm Video trên Youtube, …
Phân biệt Internal Link và External Link
Phân biệt Internal Link và External Link

3. Phân biệt SEO và SEM

SEO (Search Engine Optimization) SEM (Search Engine Marketing)
Kết quả tìm kiếm tự nhiên Kết quả tìm kiếm phải trả tiền
Kế hoạch lâu dài Chạy ngắn hạn
Hiệu quả cần thời gian mới đo được Hiệu quả tức thời
Tạo ra nhiều niềm tin hơn từ NTD Làm những điều SEO không làm ngay được
Chi phí quản lý tốn kém hơn Dễ quản lý
Hiệu quả kéo dài lâu sau chương trình Hiệu quả kết thúc khi kết thúc SEM

4. Chiến lược Keywords

  • Xác định chiến lược Search Terms: Từ khóa nào người dùng có thể có nhu cầu Search
  • Keywords phải cụ thể và phù hợp vói thương hiệu: Keywords có tên Brand hoặc Category; brainstorm những Keywords liên quan đến Brand Key, định vị thương hiệu
  • Research những Keywords phổ biến và đáng chú ý: Sử dụng công cụ Keywords Tool của Google
  • Keywords lựa chọn: Cân bằng giữa mức độ phổ biến và lượng tìm kiếm

5. Chất lượng Content

  • Nguyên thủy: Không được copy bài từ các Web khác
  • Content xoay quanh Keywords: Đặc biệt Content trong Title hoặc Lead Paragraph; không nhét quá nhiều Keywords vào trong bài
  • Cần được Updated thường xuyên: Nội dung có thể không cần quá chất lượng nhưng cần đăng bài thường xuyên
  • Kích thích thảo luận: Comment, Share, …
Chất lượng Content cần nguyên thủy
Chất lượng Content cần nguyên thủy

6. Chất lượng Back-links

Research những Web liên quan, chất lượng tốt cho Back-links
  • Web báo chí
  • Forum, Hot Blogger
  • Agency, Supplier
  • Category-related Web
  • Web giao vặt Các công cụ kiểm tra Web: SimilarWeb.com, CheckPageRank.net, BacklinkWatch.com, …
Tùy biến nội dung theo từng nhóm Web để tạo ra những chủ đề khuyến khích người dùng click vào Back-links
  • Đây là lúc vai trò của Forum Seeding phát huy hiệu quả khi không thể sử dụng PR Articles, …
  • Các Forum sẽ Seeding các nội dung liên quan đến chiến dịch của thương hiệu
Kích thích thảo luận trên Social Media
  • Seed các nội dung liên quan
  • Tuy nhiên các Link đăng trên Social không phải Back-links vì vậy không ảnh hưởng lên kết quả của Search.
Tận dụng các Web cùng ngành
  • Web hiệp hội, …
Ẩn liên kết vào từ khóa
  • Thay vì “Kích vào đây để xem” thì nên để Back-link là Keywords (Anchor Text)

7. Chuẩn On-page SEO

Để làm chuẩn On-page SEO, người làm Marketing cần có một quá trình bài bản học về cách viết SEO, các kỹ thuật trong SEO, một số kỹ thuật có thể áp dụng:

  • Sử dụng công nghệ Search-engine thân thiện: HTML thay vì Flash
  • Điền tất cả các thẻ Meta Tags: Title, Description, Keywords, …
  • Điền mô tả cho các hình ảnh
  • Heading cần tags đúng: H1, H2, H3, H4 Tags
  • Kiểm tra tốc độ Page
  • Phối hợp cả SEO và SEM
  • Branding Search và Product Search nên được đầu tư trước, dài hạn
  • PR Search và Content Search có thể đầu từ sau chiến dịch
  • Một số Keywords khó, sử dụng SEM để phát huy hiệu quả ngay
On-page SEO đòi hỏi thời gian tìm hiểu và học hỏi
On-page SEO đòi hỏi thời gian tìm hiểu và học hỏi

Như vậy, Search có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc người tiêu dùng tìm kiếm và nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp trên Digital. Việc mua một vị trí để sản phẩm quầy kệ ngoài siêu thị giống như việc đẩy thứ hạng từ khóa tìm kiếm lên TOP các công cụ tìm kiếm. Người làm Marketing cần chú ý kết hợp cả SEO và SEM để giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với thương hiệu, đặc biệt trên nền tảng di động (Mobile) – một nền tảng đang phát triển với tốc độc rất nhanh.

Xem thêm: Tìm hiểu về Mobile trong Digital Marketing

5/5 - (2 bình chọn)

Cong-viec-Marketing