Siêu thị hay Supermarket là một mô hình bán lẻ có thể coi là phổ biến nhất trong hệ thống các kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Supermarket nghĩa là gì cũng như một số Supermarket tại Việt Nam nổi tiếng.
Mục lục
1. Supermarket nghĩa là gì?
Siêu thị (Supermarket) là những cửa hàng người tiêu dùng tự lựa chọn sản phẩm cần mua và thanh toán tại quầy. Đây là một loại hình bán lẻ thường lớn hơn Department Stores (cũng có khi bé hơn Department Stores), cung cấp đa dạng đủ loại sản phẩm. Có thể coi đây là một cửa hàng tạp hóa lớn. Ở Việt Nam, các chuỗi siêu thị (Supermarket) điển hình có thể kể đến là Vinmart, Bách Hóa Xanh, v.v.
Siêu thị thường có diện tích khoảng 1,900m2 – 3,700m2, chuyên sử dụng chiến lược định giá Hi-Lo (định giá cao sản phẩm hơn mức bình thường với nhiều chương trình khuyến mãi để hạ giá xuống), hoặc chiến lược định giá thấp hàng ngày mà không cần đợi dịp khuyến mãi (EDLP/ Everyday Low Price).
Cần phân biệt siêu thị với đại siêu thị (Hypermarkets). Đại siêu thị thường tập trung bán hàng giả rẻ hơn siêu thị, với khối lượng mặt hàng FMCG lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt nữa so với Supermarket đó là Hypermarkets thường không trang trí lộng lẫy vào các dịp lễ lớn, mục tiêu chính của họ là bán các mặt hàng giảm giá chứ không cố thu hút khách, cầu kỳ về mặt hình ảnh như Supermarket. Ở Việt Nam, Hypermarkets điển hình có thể kể đến là BigC (đã được đổi tên thành GO).
2. Phân biệt Supermarket và Hypermarket
- Supermarket (Siêu thị): Là một loại hình bán lẻ thường lớn hơn Department Stores (cũng có khi bé hơn Department Stores), cung cấp đa dạng đủ loại sản phẩm, đa dạng. Có thể coi đây là một cửa hàng tạp hóa lớn. Ở Việt Nam, Supermarket điển hình có thể kể đến là Vinmart.
- Hypermarkets (Đại siêu thị): Lớn hơn Supermarket, về cơ bản nó bao gồm cả Department Store và Supermarket. Ở đây thường tập trung bán hàng giả rẻ hơn Supermarket với khối lượng mặt hàng FMCG lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt nữa so với Supermarket đó là Hypermarkets thường không trang trí lộng lẫy vào các dịp lễ lớn, mục tiêu chính của họ là bán các mặt hàng giảm giá chứ không cố thu hút khách, cầu kỳ về mặt hình ảnh như Supermarket. Ở Việt Nam, Hypermarkets điển hình có thể kể đến là BigC (đã được đổi tên thành Go).
Xem thêm: Department Store là gì? Department Store tại Việt Nam
3. Chiến lược của Supermarket
Hầu hết hàng hóa đã được đóng gói khi đến Supermarket. Các gói sản phẩm được đặt trên kệ, sắp xếp theo lối đi và theo loại mặt hàng. Một số mặt hàng, chẳng hạn như sản phẩm tươi sống, được lưu trữ trong các tủ đông.
Mặc dù thương hiệu và chiến lược quảng cáo tại Supermarket sẽ khác nhau giữa các công ty, nhưng cách bố trí của siêu thị hầu như không thay đổi. Mặc dù các công ty lớn dành thời gian mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm thú vị, nhưng thiết kế của Supermarket được kết nối trực tiếp với hoạt động Marketing tại cửa hàng mà các siêu thị phải thực hiện để khiến người mua sắm chi nhiều tiền hơn khi ở đó.
Mọi khía cạnh của cửa hàng đều được vạch ra và có ý đồ tư màu sắc, từ ngữ và thậm chí cả kết cấu bề mặt. Bố cục tổng thể của Supermarket là một dự án bán hàng trực quan. Các cửa hàng có thể sử dụng một cách sáng tạo bố cục để thay đổi nhận thức của khách hàng về bầu không khí.
Ngoài ra, họ có thể nâng cao bầu không khí của Supermarket thông qua giao tiếp trực quan (bảng hiệu và đồ họa), ánh sáng, màu sắc và thậm chí cả mùi hương. Ví dụ, để tạo cảm giác siêu thị tốt cho sức khỏe, các sản phẩm tươi sống được cố tình đặt ở phía trước của cửa hàng. Về các mặt hàng bánh mì, các siêu thị thường dành 30 đến 40 feet không gian cửa hàng cho bánh mì.
Supermarket được thiết kế để “mang lại cho mỗi ngành hàng một cảm giác về sự khác biệt riêng biệt và điều này được thể hiện rõ ràng trong thiết kế của cái được gọi là cửa hàng chủ chốt; sản phẩm tươi sống, sữa, thịt và tiệm bánh “. Mỗi khu vực có trải sàn, kiểu dáng, ánh sáng khác nhau và đôi khi thậm chí cả các quầy dịch vụ riêng lẻ.
Các Marketers sử dụng các kỹ thuật được nghiên cứu kỹ lưỡng để cố gắng kiểm soát hành vi mua hàng. Bố cục của Supermarket bao gồm một vài quy tắc gọi là quy tắc ngón tay cái và các nguyên tắc bố trí. Các sản phẩm có độ hấp dẫn cao được đặt trong các khu vực riêng biệt của cửa hàng để tiếp tục thu hút người tiêu dùng thông qua cửa hàng. Các sản phẩm lợi nhuận cao được đặt trong các khu vực chiếm ưu thế nhất để thu hút sự chú ý.
4. Supermarket tại Việt Nam
Hai chuỗi Supermarket tại Việt Nam nổi tiếng nhất và cạnh tranh gay gắt nhất phải kể đến WinMart (trước đây là VinMart) thuộc tập đoàn Masan và Bách Hóa Xanh (thuộc tập đoàn Thế giới di động).
WinMart của Masan hiện tại tiền thân là VinMart thuộc Vingroup. Với tiềm lực mạnh của tập đoàn Vingroup, hệ thống VinMart “lớn nhanh như thổi” nhờ những thương vụ mua bán sáp nhập các siêu thị nhỏ khác như Ocean Mart, Maximark, FiviMart, Shop&Go, Queenland Mart. Song song với M&A, Vingroup cũng đầu tư rất mạnh giúp hệ thống VinMart tăng trưởng thần tốc trong suốt nhiều năm và trở thành chuỗi bán lẻ siêu thị có số lượng điểm bán lớn nhất thị trường.
Sau 5 năm dưới thời tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hệ thống VinMart sở hữu 2.600 siêu thị và cửa hàng trải dài khắp 50 tỉnh thành trên khắp cả nước tính đến tháng 11/2019 (trước khi chuyển giao cho Masan).
Cuối năm 2019, thị trường bán lẻ rúng động với thương vụ hoán đổi giữa CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), đơn vị ở hữu Vincommerce và VinEco với công ty thuộc sở hữu của Masan là Masan Consumer Holding (MCH). Thương vụ hoán đổi đình đám này được thực hiện thông qua pháp nhân mới mang tên Crown X, sở hữu vốn của VCM và MCH, trong đó Masan sẽ sở hữu 70% cổ phần Crown X thông qua công ty The Sherpa và phát hành quyền chọn 30% cho bên bán là Vingroup.
Ngược lại với sách lược “shopping” của Vingroup hay Masan, Thế giới di động ngay từ đầu đã xác định “tự làm” từ A-Z với chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh. Giai đoạn cuối 2015 – đầu 2016, chuỗi Thế Giới Di Động khi đó đang trong thời kì hoàng kim với mức tăng trưởng lên tới 60% về doanh thu và lợi nhuận.
Lo ngại thị trường điện thoại thông minh sẽ sớm bão hòa và điện máy tiêu dùng sẽ không thể duy trì tăng trưởng cao, ban lãnh đạo MWG bắt đầu tính đến một thị trường bán lẻ mới đủ lớn cho triển vọng tăng trưởng lâu dài của tập đoàn nhưng phải vẫn còn phân mảnh và chưa có người dẫn dắt.
Ngành bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là câu trả lời và Bách Hóa Xanh. Với sự hậu thuẫn từ dòng tiền dồi dào của Thế giới di động và Điện máy Xanh, Bách Hóa Xanh có nguồn lực để phát triển nhanh về số lượng. Tuy nhiên, chính vì tự làm với kinh nghiệm bằng 0 của Ban lãnh đạo trong việc phát triển mô hình bán lẻ hàng tiêu dùng nên trong quá trình phát triển của Bách Hóa Xanh người ta sẽ nhìn thấy 2 chữ S: S của Sai và S của Sửa.
Cho đến thời điểm hiện tại với những số liệu cụ thể Bách Hóa Xanh đang tỏ ra là một đối trọng phù hợp có thể so sánh với hệ thống Winmart về số lượng cửa hàng và doanh thu.
Xem thêm: Phân biệt 30 loại hình cửa hàng bán lẻ trong Trade Marketing
Brade Mar