Sales Volume là gì? Phân biệt Sales Value và Sales Volume

Trong kinh doanh, doanh thu bán (Sales) có thể được phân loại thành Sales Value và Sales Volume. Vậy Sales Volume là gì, nó khác biệt gì so với Sales Value. Đây là hai chỉ số quan trọng trong việc phân tích kết quả kinh doanh cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

1. Sales Volume là gì?

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Brand Manager phải biết cách đặt mục tiêu cho thương hiệu, trả lời được các câu hỏi:

  • Marketing có chịu trách nhiệm về Brand Sales (Doanh số) hay không?
  • Brand Sales Target (Mục tiêu doanh số) của nhãn hàng bạn đang phụ trách năm nay là bao nhiêu?
  • Growth Rate (Tăng trưởng doanh số) năm nay như thế nào so với năm ngoái?
  • Nếu cấp trên giao cho bạn Brand Sales Target, bạn có biết như thế nào là tăng trưởng hợp lý hay không?
  • Bạn dự tính sẽ xin Marketing Budget như thế nào?
  • Brand Share bạn đang phụ trách như thế nào so với đối thủ?
  • Ngành hàng bạn đang phụ trách lớn thế nào, cả về độ lớn và tăng trưởng?
  • Bạn có biết Category Penetration (Mức độ thâm nhập thị trường của ngành hàng) không?
  • Bạn có biết thói quen tiêu dùng của NTD trong ngành hàng không? Họ đang sử dụng với tần suất và lượng tiêu thụ như thế nào?
  • Làm thế nào để chuyển đổi từ Brand Sales Target thành Marketing Objectives và từ Marketing Objectives thành Communication Objectives? Các mục tiêu này có mối liên hệ như thế nào?
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Brand Manager phải biết cách đặt mục tiêu cho thương hiệu
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Brand Manager phải biết cách đặt mục tiêu cho thương hiệu

Như vậy, có thể thấy Sales Volume là một yếu tố quan trọng trong quá trình đặt mục tiêu cho thương hiệu. Theo đó, Sales Volume hay Doanh số Sản lượng là tổng doanh thu về mặt sản lượng mà doanh nghiệp bán được, tính theo đơn vị tùy vào mỗi ngành hàng:

  • Đơn vị tính ngành hàng giải khát: liter, hectoliter
  • Đơn vị tính ngành hàng Home Care: kg, ton
  • Đơn vị tính ngành hàng Công nghệ: pcs, unit, customers

Ví dụ Sales Volume trong một số ngành hàng:

  • Ngành hàng giải khát: 10,000 lít
  • Ngành hàng bột giặt: 20,000 kg
  • Ngành hàng điện thoại di động: 5,000 chiếc

Xem thêm: Marketing Mix là gì? Marketing Mix 4P là gì?

Các đơn vị tính Sales Volume
Các đơn vị tính Sales Volume

2. Phân biệt Sales Value và Sales Volume

Sales Value (Doanh số sản lượng)Sales Volume (Doanh số giá trị) tuy đều là những chỉ số đo lường Sales của doanh nghiệp nhưng vẫn có sự khác biệt:

Volume Sales

(Doanh số Sản lượng)

  • Tổng doanh thu về mặt sản lượng mà doanh nghiệp bán được
  • Đơn vị tính ngành hàng giải khát: liter, hectoliter
  • Đơn vị tính ngành hàng Home Care: kg, ton
  • Đơn vị tính ngành hàng Công nghệ: pcs, unit, customers

Value Sales

(Doanh số Giá trị)

  • Tổng doanh thu về mặt giá trị
  • Đơn vị tính: VND, USD, Euro

Ví dụ: Brand A bán được 10,000 chai dầu gội 180-gram với giá bán lẻ là 30,000 đồng/chai. Doanh số Sản lượng (Volume Sales) và Doanh số Giá trị (Value Sales) của Brand A là:

Volume Sales = 10,000 * 180 = 1,800,000 gram = 1.8 tấn dầu gội

Value Sales = 10,000 * 30,000 = 300,000,000 VND

Như vậy, Doanh số Sản lượng (Volume Sales)Doanh số Giá trị (Value Sales) có sự khác nhau chính là ở đơn vị tính.

 

3. Những lưu ý khi đặt mục tiêu Sales Value và Sales Volume

Những lưu ý trong thị trường FMCG (Tiêu dùng nhanh):

  • Đơn vị tính Sales Volume không thể là bottle, box, pack, v.v (chai, hộp, gói, v.v). Bởi khi phân tích doanh thu của các thương hiệu trên thị trường thì sẽ xảy ra tình trạng cùng 1 chai nhưng khác thể tích, dung lượng. Đơn vị tính lúc này phải là kg hay tấn.
  • Một thương hiệu có thể dẫn đầu về Sales Volume chưa chắc đã dẫn đầu về Sales Value hoặc ngược lại.

Khi đặt mục tiêu bán hàng, thương hiệu cần tuân theo 2 quy tắc sau:

  • Bán nhiều nhất có thể: Bán hết số lượng hàng có thể sản xuất (Maximum Production Capability)
  • Bán nhiều hơn năm trước
Đơn vị tính Sales Volume không thể là bottle, box, pack
Đơn vị tính Sales Volume không thể là bottle, box, pack

Tuy nhiên trên thương trường, đặt Sales ValueSales Volume cho thương hiệu không đơn giản như vậy. Giả sử chúng ta có thể đầu tư để nâng cao năng suất của công ty thì độ lớn thị trường chúng ta có thể phục vụ lớn đến cỡ nào? Bán hết hàng, bán cao hơn năm trước nhưng có bán nhiều hơn đối thủ cạnh tranh hay không? Phải bán như thế nào chúng ta mới đứng số 1 trên thị trường? Những câu hỏi này đặt ra vấn đề thứ 2 là Brand Share (Thị phần).

Xem thêm: 6 bước xây dựng bản kế hoạch thương hiệu Marketing

Brade Mar

5/5 - (4 bình chọn)

Cong-viec-Marketing