Price Discrimination hay chiến lược định giá phân biệt được áp dụng rất phổ biến trong ngành dịch vụ bởi tính linh hoạt theo thời điểm của nó. Bài viết này sẽ cho bạn đọc hiểu rõ Price Discrimination là gì, phân loại cùng một vài ví dụ về chiến lược định giá này.
Mục lục
1. Price Discrimination là gì?
Price Discrimination là chiến lược định giá sản phẩm hay dịch vụ với các mức giá khác nhau tùy theo thời điểm, đặc điểm khách hàng, sản phẩm hay vị trí. Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí.
Các nhà kinh tế học đã xác định ba điều kiện phải được đáp ứng để triển khai Price Discrimination:
- Đầu tiên, công ty cần có đủ sức mạnh thị trường.
- Thứ hai, công ty phải xác định được sự khác biệt về nhu cầu dựa trên các điều kiện hoặc phân khúc khách hàng khác nhau.
- Thứ ba, công ty phải có khả năng đảm bảo sản phẩm của mình không bị mua đi bán lại từ nhóm người tiêu dùng này sang nhóm người tiêu dùng khác.
Xem thêm: Predatory Pricing là gì? Ví dụ về Predatory Pricing
2. Phân loại Price Discrimination
- Price Discrimination cấp độ một (Personalized Pricing): Còn được gọi là Price Discrimination hoàn hảo, xảy ra khi một doanh nghiệp tính mức giá tối đa có thể được bán cho mỗi đơn vị tiêu thụ. Bởi vì giá cả khác nhau giữa các đơn vị sản phẩm, công ty có thể nắm bắt được thặng dư kinh tế. Nhiều ngành liên quan đến dịch vụ khách hàng triển khai cấp độ này, trong đó một công ty tính các mức giá khác nhau cho mỗi loại hàng hóa hoặc dịch vụ được bán.
- Price Discrimination cấp độ hai (Product Versioning/ Menu Pricing): Phân biệt giá cấp độ hai xảy ra khi một công ty tính một mức giá khác cho số lượng tiêu thụ khác nhau, chẳng hạn như chiết khấu giá khi mua số lượng lớn.
- Price Discrimination độ ba (Group Pricing): Phân biệt giá cấp độ ba xảy ra khi một công ty tính các mức giá khác cho các nhóm người tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, một rạp chiếu phim có thể chia khán giả thành người lớn tuổi, người lớn và trẻ em, mỗi người phải trả một mức giá khác nhau khi xem cùng một bộ phim. Loại Price Discrimination này thường là phổ biến nhất.
3. Ví dụ về Price Discrimination
Nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành hàng không, giải trí và ngành dược phẩm, sử dụng các chiến lược phân biệt giá. Ví dụ về Price Discrimination bao gồm phát hành phiếu giảm giá, áp dụng chiết khấu cụ thể (ví dụ: giảm giá theo độ tuổi) và triển khai các chương trình khách hàng thân thiết.
Một ví dụ về Price Discrimination có thể được nhìn thấy trong ngành hàng không. Khách hàng mua vé máy bay trước vài tháng thường trả ít hơn so với việc mua vào phút cuối. Khi nhu cầu về một chuyến bay cao, các hãng hàng không sẽ tăng giá vé để đáp ứng.
Hay như các hãng xe công nghệ Grab, Gojek có những mức giá khác nhau tùy theo thời gian thấp điểm hay cao điểm; rạp chiếu phim có những khung giá khác nhau cho đối tượng khán giả khác nhau; viện bảo tàng có giá vé ưu đãi cho người địa phương hơn người nước ngoài…
Rạp chiếu phim CGV, Lotte có nhiều khung giá khác nhau cho nhiều đối tượng như trẻ em, sinh viên, người lớn hay sự chênh lệch giá ở giữa tuần và cuối tuần. Để có thể đưa ra nhiều mức giá khác nhau, thương hiệu cần xác định vào khả năng chi trả của mỗi đối tượng mục tiêu bằng phương pháp phân khúc thị trường.
Xem thêm: 4 phương pháp định giá và 8 chiến lược định giá trong Marketing
Brade Mar