Prestige Pricing là gì? Ví dụ về Prestige Pricing

Prestige Pricing hay chiến lược định giá ngoại hạng là một chiến lược định giá được sử dụng phổ biến trong các ngành hàng cao cấp, khẳng định phong cách sống và vị thế xã hội. Chiến lược này tập trung vào nhóm khách hàng cao cấp, muốn thể hiện cá nhân.

1. Prestige Pricing là gì?

Prestige Pricing hay chiến lược định giá ngoại hạng là chiến lược định giá rất cao các sản phẩm trong phân khúc cao cấp, tập trung vào lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thay vì tập trung vào tối đa số lượng bán. Những ngành hàng xa xỉ như xe hạng sang, đồng hồ, nước hoa, trang sức, thời trang, v.v rất hay triển khai chiến lược định giá này.

Tuy cùng là định giá cao nhưng so với chiến lược định giá hớt váng (Skimming Pricing), Prestige Pricing không giảm giá theo thời gian. Chiến lược này luôn định mức giá cao cho các sản phẩm, luôn theo đuổi phân khúc thượng lưu. Vì vậy, chiến lược xây dựng thương hiệu của họ thường xây dựng theo phong cách độc nhất, thể hiện tính cá nhân cao.

Xem thêm: Chiến lược định giá hớt váng là gì? Ví dụ về định giá hớt váng

Prestige Pricing hay chiến lược định giá ngoại hạng là chiến lược định giá rất cao các sản phẩm trong phân khúc cao cấp
Prestige Pricing hay chiến lược định giá ngoại hạng là chiến lược định giá rất cao các sản phẩm trong phân khúc cao cấp

2. Ưu điểm của Prestige Pricing

  • Mang lại lợi nhuận cao: Prestige Pricing mang lại lợi ích về giá trị trong ngành vì nó nhắm mục tiêu đến phân khúc thượng lưu, những người có thu nhập cao. Do đó, mức giá hợp lý không phải là ưu tiên của nhà sản xuất và nhóm đối tượng khách hàng này cũng không thực sự quan tâm đến mức giá, họ muốn thể hiện cái tôi nhiều hơn.
  • Gia tăng giá trị thương hiệu: Chiến lược này áp dụng bởi các thương hiệu, sản phẩm “độc nhất”, khó có thể thay thế, và các thương hiệu sẽ tập trung vào chất lượng hơn là giá cả và số lượng. Động lực chính đằng sau chất lượng vượt trội là sự hài lòng của khách hàng và cải thiện niềm tin, điều này giúp làm gia tăng giá trị thương hiệu.
  • Tạo tính độc đáo cho sản phẩm: Như đã nói, các sản phẩm thực hiện chiến lược Prestige Pricing có chất lượng và độ “độc nhất” vượt trội.
  • Tăng lợi thế thương mại (Goodwill) cho doanh nghiệp
  • Giảm khả năng “khuyết tật” trong sản phẩm cho số lượng sản phẩm sản xuất hạn chế, mỗi sản phẩm được đầu tư cẩn thận, tỉ mỉ
  • Các sản phẩm và thương hiệu có độ tin cậy cao
  • Lợi thế thị trường so với những thương hiệu khác

Xem thêm: Source of Growth là gì? Ví dụ về Source of Growth

Prestige Pricing mang lại lợi ích về giá trị trong ngành vì nó nhắm mục tiêu đến phân khúc thượng lưu
Prestige Pricing mang lại lợi ích về giá trị trong ngành vì nó nhắm mục tiêu đến phân khúc thượng lưu

3. Nhược điểm của Prestige Pricing

  • Cơ sở khách hàng hạn chế: Với Prestige Pricing, nhà sản xuất tập trung vào chất lượng thay vì số lượng và chỉ nhắm đến những người có vị thế tài chính cao hoặc thuộc tầng lớp hàng thượng lưu, do đó cơ sở khách hàng bị hạn chế.
  • Chi tiêu cao cho Marketing: Các công ty nhắm mục tiêu đến những người có thu nhập cao, tầng lớp thượng lưu. Do đó, chi phí dành ra để quảng cáo, Marketing là không hề nhỏ. Đặc biệt, chi phí truyền thông trên đầu người rất cao so với truyền thông các sản phẩm thông thường khác.
  • Hàng giả, hàng nhái: Các sản phẩm cao cấp thường rất dễ bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức cũng như giá trị thương hiệu.

Xem thêm: 8 nguyên tắc định giá trong Marketing

Nhược điểm của Prestige Pricing là cơ sở khách hàng hạn chế
Nhược điểm của Prestige Pricing là cơ sở khách hàng hạn chế

4. Ví dụ về Prestige Pricing

Prestige Pricing có thể được áp dụng trong trường hợp chất lượng mà các sản phẩm mang lại là độc nhất, rất ít các sản phẩm có thể thay thế. Một số lĩnh vực mà chiến lược định giá này có thể được áp dụng bao gồm:

  • Đồng hồ: Một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ nhất thế giới không thể không kể đến Rolex. Đây là một trong những thương hiệu đồng hồ đeo tay nổi tiếng trên thế giới được thành lập vào năm 1919 tại Anh bởi Hans Wilsdorf. Các dòng sản phẩm nổi tiếng của nó bao gồm Day-Date, Datejust, Explorer, v.v với khoảng giá trung bình từ 5.000 – 650.000 USD. Các mẫu cao cấp hơn có giá cả triệu USD.
  • Xe hơi: Trong ngành công nghiệp ô tô, có rất nhiều thương hiệu xe hạng sang với cái giá rất cao như Maybach, Lexus, Lamborghini, Ferrari, Bugatti, Bentley, v.v
  • Thời trang: Một số thương hiệu thời trang xa xỉ áp dụng Prestige Pricing có thể kể đến như Louis Vuitton, Chanel, Prada, Dior, Hermès, Gucci, Versace, v.v

Xem thêm: 4 phương pháp định giá và 8 chiến lược định giá trong Marketing

 

Brade Mar

5/5 - (3 bình chọn)

Cong-viec-Marketing