Positioning Statement là gì? Ví dụ về Positioning Statement

Positioning Statement hay tuyên ngôn định vị được coi là một phần không thể thiếu khi xây dựng chiến lược định vị thương hiệu. Trong thời buổi cạnh tranh như hiện tại, việc một thương hiệu nổi bật trong tâm trí người tiêu dùng so với các đối thủ là vô cùng cần thiết. Xác định rõ mục tiêu Marketing với Positioning Statement rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các hoạt động sau này.

1. Positioning Statement là gì?

Positioning Statement là một lời tuyên bố cho người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu biết lý do tại sao sản phẩm khác biệt, nổi bật so với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường và lý do khách hàng cần sử dụng nó. Positioning Statement thường cung cấp những định hướng chính cũng như lợi thế độc đáo mà công ty dự định tạo ra cho thương hiệu.

Nói chung, Positioning Statement là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch xây dựng thương hiệu nào để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Nó giống như một bản định hướng và thường sẽ được truyền tải thông qua các chiến dịch quảng cáo để thu hút người tiêu dùng mục tiêu.

Positioning Statement ngắn gọn và trông có vẻ đơn giản nhưng nó là một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và là một phần quan trọng trong chiến lược định vị thương hiệu (Positioning Strategy).

Xem thêm: Point of Difference là gì? Ví dụ về Point of Difference

Positioning Statement là một lời tuyên bố cho người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu biết lý do tại sao sản phẩm khác biệt, nổi bật so với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường
Positioning Statement là một lời tuyên bố cho người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu biết lý do tại sao sản phẩm khác biệt, nổi bật so với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường

2. Mục đích của Positioning Statement

  • Positioning Statement là cam kết của đội ngũ Marketing trong việc nghiên cứu và thấu hiểu các thuộc tính sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
  • Positioning Statement cho phép thương hiệu xác định sản phẩm của họ khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Positioning Statement sẽ làm định hướng để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận hiệu quả nhóm người tiêu dùng mục tiêu.
  • Positioning Statement giúp thương hiệu cân nhắc và thiết lập giá sản phẩm hiệu quả. Ví dụ: nếu người tiêu dùng mục tiêu là người có thu nhập thấp, thì giá sẽ được đặt thấp hơn một chút so với mức trung bình của thị trường vì những người có thu nhập thấp quan tâm nhiều hơn đến giá cả hơn là chất lượng.

Xem thêm: Point of Parity là gì? Ví dụ về Point of Parity

Positioning Statement cho phép thương hiệu xác định sản phẩm của họ khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Positioning Statement cho phép thương hiệu xác định sản phẩm của họ khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

3. Các thành phần của Positioning Statement

Đối tượng mục tiêu:

  • Trong nguyên lý Marketing đã có nhấn mạnh việc công ty chỉ có thể phân khúc và tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu chứ không thể phục vụ tất cả mọi người. Thương hiệu cần tìm ra những người muốn sản phẩm / dịch vụ nhất. Thương hiệu phải suy nghĩ về phân khúc thị trường nào sẽ tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận nhất với sản phẩm.
  • Thương hiệu sẽ phục vụ nhóm người này, vì vậy điều cần thiết là phải hoàn toàn biết rõ chân dung nhóm đối tượng mục tiêu (về nhân khẩu học, tâm lý, thái độ, hành vi, v.v).

Ngành hàng kinh doanh:

  • Đây là phần khó khăn bởi vì thương hiệu càng thu hẹp ngành hàng kinh doanh, thị trường mục tiêu lại càng bị giới hạn. Nhưng nếu thương hiệu chọn ngành hàng quá rộng, khách hàng sẽ không thể định vị thương hiệu một cách nổi bật.
  • Vì vậy, khi quyết định ngành hàng kinh doanh, hãy nghĩ về người dùng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh của sản phẩm. Nếu muốn nổi bật, hãy cố gắng mô tả ngành hàng một cách sáng tạo. Ví dụ, BMW nằm trong danh mục xe hơi, nhưng khẩu hiệu của thương hiệu là, “The ultimate driving machine”. Positioning Statement có thể truyền cảm hứng cho khẩu hiệu của thương hiệu.

Điểm khác biệt:

  • Đây là trọng tâm của một Positioning Statement. Đây là nơi thương hiệu cần xác định điểm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Trả lời tất cả các câu hỏi: Điều gì khiến thương hiệu trở nên độc đáo? Tại sao NTD nên chọn thương hiệu mà không phải đối thủ cạnh tranh? Unique Selling Point là gì?
  • Hãy nhớ rằng, cần tóm tắt điểm khác biệt của thương hiệu một cách cụ thể, không dùng những từ chung chung. Ví dụ, đừng nói rằng ngân hàng của bạn là “đáng tin cậy nhất”. Thay vào đó, hãy nêu LÝ DO TẠI SAO ngân hàng của bạn là đáng tin cậy nhất.

Lý do để tin (Reason to Believe/ RTB):

  • Nếu Positioning Statement không đưa ra một bằng chứng thuyết phục về những gì đã nói, nó chỉ là một lời nói sáo rỗng. Khách hàng muốn đảm bảo rằng thương hiệu có thể làm những gì đã hứa. Vì vậy, hãy cho họ một lý do để tin vào lời hứa của thương hiệu. Lý do này sẽ làm tan biến mọi nghi ngờ của họ về thương hiệu.
  • Reason to Believe có thể là bất cứ điều gì từ cách sản phẩm được tạo ra đến lời chứng thực của khách hàng. Hoặc đó có thể là một số tính năng của sản phẩm hay các giải thưởng thương hiệu đã giành được.

Xem thêm: Branding là gì? Vai trò Branding trong Marketing

Các thành phần của Positioning Statement
Các thành phần của Positioning Statement

4. Ví dụ về Positioning Statement

4.1 Positioning Statement của Airbnb

“Đối với du khách địa phương và quốc tế, Airbnb là trang web đặt phòng duy nhất kết nối bạn với những trải nghiệm độc đáo trên toàn thế giới vì chúng tôi cung cấp các lựa chọn rộng nhất, đa dạng nhất, được xếp hạng hàng đầu và cá nhân hóa các địa điểm lưu trú.”

  • Đối tượng mục tiêu: Du khách địa phương và quốc tế
  • Ngành hàng kinh doanh: Trang Web đặt phòng
  • Điểm khác biệt: Trang Web đặt phòng duy nhất kết nối bạn với những trải nghiệm độc đáo trên toàn thế giới.
  • Lý do để tin: Các lựa chọn rộng nhất, đa dạng nhất, được xếp hạng hàng đầu.

4.2 Positioning Statement của Coca-Cola

“Đối với những cá nhân đang tìm kiếm đồ uống chất lượng cao, Coca-Cola là một loại đồ uống giải khát tươi mát nhất, mang lại hạnh phúc không giống như các loại đồ uống khác, vì vậy bạn có thể thưởng thức Coca-Cola và tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống vì thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào nhu cầu của khách hàng.”

  • Đối tượng mục tiêu: Cá nhân tìm kiếm đồ uống chất lượng cao.
  • Ngành hàng kinh doanh: Đồ uống giải khát.
  • Điểm khác biệt: Mang lại hạnh phúc không giống như các loại đồ uống khác.
  • Lý do để tin: Thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào nhu cầu của khách hàng.

4.3 Positioning Statement của McDonald’s

“Đối với những cá nhân đang tìm kiếm một nhà hàng phục vụ nhanh chóng với trải nghiệm khách hàng đặc biệt, McDonald’s là công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, với dịch vụ thân thiện và nhất quán tại hàng nghìn địa điểm tiện lợi. Sự cống hiến của McDonald’s trong việc cải thiện hoạt động và sự hài lòng của khách hàng khiến nó trở nên khác biệt so với các nhà hàng thức ăn nhanh khác.”

  • Đối tượng mục tiêu: Những cá nhân đang tìm kiếm một nhà hàng phục vụ nhanh chóng.
  • Ngành hàng kinh doanh: Ngành công nghiệp thức ăn nhanh.
  • Điểm khác biệt: Tận tâm cải thiện hoạt động và sự hài lòng của khách hàng.
  • Lý do để tin: Dịch vụ thân thiện và nhất quán tại hàng nghìn địa điểm tiện lợi.

 

Brade Mar

5/5 - (6 bình chọn)

Cong-viec-Marketing